Dấu hiệu ‘vặt vãnh’ cảnh báo nhồi máu não, đừng bỏ qua kẻo ân hận mấy cũng muộn
Khoảng 80% các ca đột quỵ não là do nhồi máu não. Tỷ lệ tử vong do nhồi máu não vào khoảng 15 – 20%. Nếu phát hiện và điều trị muộn, di chứng để lại vô cùng nặng nề. Do đó, các bác sĩ khuyến cáo nên chú ý những dấu hiệu cảnh báo sớm của căn bệnh nguy hiểm này.
Ảnh minh họa: Internet
Theo các bác sĩ, dấu hiệu cảnh báo nhồi máu não rất dễ bị bỏ qua bởi có thể nhầm lẫn với những bệnh vặt vãnh thông thường. Bạn cần phải cảnh giác trước những bất thường sau đây của cơ thể:
Chóng mặt, mệt mỏi không rõ nguyên nhân
Triệu chứng này thường xảy ra sớm và phổ biến ở người mắc đột quỵ não. Khi máu cung cấp lên não không đủ, bạn sẽ hay có cảm giác chóng mặt và đau đầu thường xuyên. Ngoài ra, nếu bạn vừa đau đầu, chóng mặt hoặc ngứa râm ran kéo dài thì phải hết sức cẩn thận, bởi đó cũng là một dấu hiệu khác của một số bệnh về não.
Đau cổ và vai
Triệu chứng này gặp ở một số bệnh nhân. Bệnh nhân không có khả năng chạm cằm vào ngực (trừ trường hợp béo phì hoặc đang mắc một bệnh lý nào khác).
Ảnh minh họa: Internet
Đau nửa đầu bất chợt và dữ dội
Khi máu lưu thông lên não bị giảm đột ngột sẽ dẫn đến mạch máu não co giãn bất thường hoặc hủy hoại mạch máu gây ra đau nửa đầu, đau đầu đột ngột và nặng nề.
Video đang HOT
Biểu hiện ở mặt
Dễ gặp và dễ thấy nhất là triệu chứng méo miệng, lệch mặt, nhân trung hơi lệch sang một bên, nếp mũi má bên yếu bị rũ xuống. Khi nạn nhân nói hoặc cười thì các dấu hiệu này càng hiện rõ.
Ngáp thường xuyên
Thiếu ngủ cũng có thể khiến bạn bị ngáp nhiều, cũng bởi hiện tượng này xảy ra quá thường xuyên nên nhiều người hay có xu hướng bỏ qua nó.
Ngáp có thể là hiện tượng bình thường nhưng cũng là một dấu hiệu bệnh nhồi máu não.
Thực tế, khi các mạch máu não bị chặn, việc cung cấp máu lên não sẽ không đủ và gây ra thiếu máu não, thiếu oxy cho não, triệu chứng ban đầu là ngáp thường xuyên.
Ảnh minh họa: Internet
Đã bao giờ mắt bạn đột nhiên tối sầm và mờ dần, một lúc sau mới dần dần trở về bình thường chưa? Nếu có thì phải đi khám ngay, vì đây có thể là dấu hiệu của chứng nhồi máu não nguy hiểm, hoặc nếu không thì nó cũng là triệu chứng của các bệnh liên quan đến thị lực.
Bác sĩ cho biết, việc mất thị lực do nhồi máu não xảy ra khi có sự tắc nghẽn trong mạch máu não. Nó làm tắc nghẽn các dây thần kinh thị giác, khiến máu cung cấp cho võng mạc không đủ, từ đó dẫn đến suy giảm thị lực.
Rối loạn ngôn ngữ
Người bị đột quỵ có thể bị biến đổi giọng nói, nói ngọng bất thường, môi lưỡi tê cứng, miệng khó mở, phải gắng sức mới có thể phát ra được từ. Khi nặng hơn, thậm chí khó nói hoặc giải thích một điều gì đó
Ảnh minh họa: Internet
Biểu hiện ở tay
Khi bị đột quỵ não người bệnh sẽ không thể nhấc nổi 2 cánh tay qua đầu cùng một lúc, đôi tay bị yếu, mất lực, khó cử động. Thêm vào đó, họ sẽ càng lúc đi lại càng khó khăn hơn, thậm chí không nhấc nổi chân lên.
Mất nhận thức
Lúc này tình trạng thực sự nguy hiểm khi người bị đột quỵ não mất dần nhận thức biểu hiện rối loạn trí nhớ, không thể lặp lại một câu đơn giản, mắt mờ, tai ù không nhìn hay nghe rõ.
Nếu có bất kỳ một dấu hiệu bất thường nào trong các dấu hiệu trên, đừng chủ quan, hãy nhờ người nhà đưa đến bệnh viện ngay lập tức để thăm khám và ngăn chặn cơn đột quỵ sớm nhất có thể vì mỗi giây đột quỵ trôi qua là hàng nghìn tế bào não chết đi và không có khả năng phục hồi nữa.
HÒA THUẬN (TỔNG HỢP)
Chú trọng phòng ngừa nhồi máu não
Thời tiết mùa lạnh, với nhiệt độ ngày đêm chênh lệch cao những ngày qua đã khiến làm tăng nguy cơ nhồi máu não, không chỉ riêng với người già.
Ảnh minh họa
TS Nguyễn Anh Tuấn - Trưởng khoa Nội - Hồi sức thần kinh, Bệnh viện (BV) Hữu nghị Việt Đức cho biết, nhồi máu não chiếm tỷ lệ khoảng 80-85% đột quỵ não. Nếu quá trình thiếu máu không được tái hồi phục nhanh chóng, các tế bào não đó sẽ chết vĩnh viễn.
Theo TS Nguyễn Anh Tuấn, nguyên nhân thường gặp của nhồi máu não là xơ vữa mạch máu lớn, nguyên nhân này chiếm 50%, trong đó các mạch máu lớn ngoài sọ chiếm 45%, mạch máu lớn trong sọ chiếm 5%. Ngoài ra, trường hợp tắc các mạch máu nhỏ trong não thường gặp ở bệnh nhân tăng huyết áp, đái tháo đường chiếm 25%.
Bên cạnh đó, nguyên nhân từ tim gây cục huyết khối như bệnh hở van tim, rung nhĩ, rối loạn nhịp tim, suy tim... tạo cục máu đông đi đến não chiếm 20% cũng là một trong những nguyên nhân thường gặp của nhồi máu.
Để nhận biết các dấu hiệu đột quỵ nhồi máu não, hãy nhớ tới từ F.A.S.T (tiếng Anh có nghĩa là "nhanh chóng"): Liệt mặt (Face): Miệng bị lệch sang một bên, nếp nhăn mũi-má mờ. Yếu, liệt tay (Arm) hoặc chân: Khi cho bệnh nhân giơ cả hai tay thì một tay yếu hơn không nâng được. Rối loạn ngôn ngữ (Speech): nói khó, nói không rõ hoặc không hiểu lời nói. Thời điểm phát bệnh (Time): Khi gặp những triệu chứng trên, cần gọi cấp cứu ngay. Người bệnh cần ghi nhớ thời điểm phát bệnh để thông báo với nhân viên y tế.
TS Nguyễn Anh Tuấn cho biết thêm: Các triệu chứng của nhồi máu não xảy ra đột ngột, tăng nặng dần, thường gặp như liệt nửa người, liệt các dây thần kinh sọ, méo miệng, nói khó, tê bì rối loạn cảm giác...
Triệu chứng có thể rất kín đáo hoặc rầm rộ, rối loạn ý thức trong trường hợp người bệnh tổn thương nhồi máu não rộng, nhồi máu hai bên bán cầu não hoặc nhồi máu thân não.
Hiện nay, để điều trị nhồi máu não, cần tái thông mạch máu càng sớm càng tốt: Bằng liệu pháp tan cục máu đông (rTPA) cho những người bệnh nhồi máu não đến bệnh viện sớm trong giờ vàng (dưới 4,5 giờ sau khi bị đột quỵ) và lấy huyết khối bằng dụng cụ cơ học (dưới 6 giờ sau khi bị đột quỵ). Mục tiêu tiếp theo là hạn chế biến chứng, tìm nguyên nhân đột quỵ não để dự phòng đột quỵ tái phát và phục hồi thần kinh bằng tập phục hồi chức năng sớm ngay sau 24 giờ kể từ lúc khởi phát triệu chứng.
Theo các bác sĩ, nhồi máu não là căn bệnh nguy hiểm có nguy cơ tái phát cao, vì vậy để điều trị dự phòng tái phát, người bệnh cần lưu ý: Điều trị các nguyên nhân gây nhồi máu não: các bệnh lý tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh tim mạch, rối loạn lipid máu. Có chế độ ăn uống hợp lý, thực hiện chế độ giảm chất béo, giảm mặn, giảm tinh bột, đường tăng cường ăn nhiều rau xanh, thể thao mỗi ngày 30 phút, ngưng thuốc lá, rượu bia và tránh béo phì. Tái khám theo định kỳ và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ; Khi có các triệu chứng gợi ý đột quỵ như yếu nửa người, méo miệng, khó nói... người bệnh cần phải nhanh chóng đến bệnh viện, tuyệt đối không tự xử lý tại nhà.
Thời gian đến viện càng sớm càng tốt, đặc biệt là trong vòng 6 giờ đầu sau khi tai biến thì sẽ có cơ hội phục hồi cao nhất.
Đức Trân
Theo daidoanket
Dấu hiệu "tiền đột quỵ" Bạn đọc N.T.T.M (nữ, 56 tuổi, quận 3, TP HCM), hỏi: Tôi nghe nói một cơn đột quỵ thường có dấu hiệu "tiền đột quỵ" từ rất sớm, có khi vài ngày trước khi bệnh nhân ngã gục, có thật thế không? Tôi bị cao huyết áp, nghe nói là dễ đột quỵ nếu không phát hiện "tiền đột quỵ" sớm. Ảnh minh...