Dấu hiệu ung thư thực quản
Ung thư thực quản gây ra chứng khó nuốt và một số dấu hiệu chung ở các bệnh ung thư như sụt cân, đau đớn, khó thở…
Ở giai đoạn cuối của ung thư thực quản, bệnh nhân chỉ có cách giảm triệu chứng đau đớn, khó chịu để cải thiện chất lượng cuộc sống. Do đó, khi có các dấu hiệu cảnh báo, cần đến các cơ sở ý tế để thực hiện kiểm tra chuyên sâu.
Các dấu hiệu sớm của ung thư thực quản
Ban đầu, ung thư thực quản thường không có dấu hiệu rõ ràng. Còn khi đã xuất hiện, triệu chứng phổ biến nhất là chứng khó nuốt. Kể cả ăn uống bình thường, ăn miếng vừa phải, người bệnh vẫn có thể gặp phải tình trạng nghẹn, cảm giác mắc kẹt ở cổ họng. Khi gặp triệu chứng này, người bệnh nên ăn đồ ăn mềm hoặc đồ lỏng để cải thiện.
Triệu chứng phổ biến nhất của ung thư thực quản là khó nuốt.
Ngoài ra, ung thư thực quản còn có một số triệu chứng như giảm cân không giải thích được, đau ngực, nóng hoặc nặng ngực, ợ nóng, khó tiêu, khàn tiếng, ho…
Các dấu hiệu của ung thư thực quản giai đoạn cuối (IV)
Các triệu chứng trên sẽ trở nặng khi bệnh tiến triển và bắt đầu di căn. Chứng khó nuốt sẽ nghiêm trọng hơn, thậm chí, người bệnh chỉ có thể ăn thức ăn lỏng.
Ở giai đoạn cuối, bệnh nhân có thể gặp các tình trạng sau:
- Đau họng, ho nặng kéo dài.
- Thở nặng nè.
- Khàn giọng và khó nói, chỉ có thể nói thầm.
- Nấc liên tục.
- Buồn nôn và ói mửa.
- Đau xương khớp.
- Xuất huyết thực quản, có thể gây ra xuất huyết trong đường tiêu hóa và phân.
- Mệt mỏi, có thể do thiếu máu, một số loại thuốc và phương pháp điều trị ung thư.
- Ngủ không ngon do đau đớn hoặc tác dụng phụ của thuốc.
Các phương pháp giảm triệu chứng
Các triệu chứng này có thể cải thiện bằng phương pháp phẫu thuật hoặc dùng thuốc. Tuy nhiên, điều quan trọng là người nhà phải trao đổi với người bệnh để thực hiện theo mong muốn cuối đời của họ.
Video đang HOT
Giãn thực quản: Nếu việc nuốt trở nên quá khó khăn, giãn thực quản có thể giúp người bệnh dễ chịu hơn. Với phương pháp này, bác sĩ sẽ đặt một ống nhỏ giống bóng bay xuống thực quản để nhẹ nhàng kéo căng mô và mở rộng lỗ thông giúp thức ăn và chất lỏng đi qua dễ dàng hơn.
Cắt laze: Các bác sĩ cũng có thể sử dụng chùm tia laser nhắm vào các mô ung thư khiến thu hẹp thực quản. Chùm tia này sẻ phá hủy các mô, cải thiện khả năng nuốt và tiêu hóa.
Sử dụng ống ăn: Nếu không thể thực hiện các phương pháp trên, người nhà bệnh nhân có thể sử dụng ống để đưa thức ăn vào cơ thể bệnh nhân. Ống này cung cấp chất dinh dưỡng trực tiếp qua mạch máu hoặc vào dạ dày, ruột non. Điều này có thể ngăn ngừa suy dinh dưỡng và kéo dài tuổi thọ.
Với bệnh nhân giai đoạn cuối không thể ăn uống, người nhà có thể sử dụng ống để cung cấp dinh dưỡng. Ảnh: Rachel Glenn
Sử dụng thuốc giảm đau: Để giảm bớt tình trạng đau đớn, các bác sĩ sẽ kê đơn các loại thuốc giảm đau và cách đưa thuốc vào cơ thể nếu chúng quá khó nuốt. Tuy nhiên, bệnh nhân cần sử dụng thuốc giảm đau dưới sự giám sát nghiêm ngặt của bác sĩ.
Ngoài ra, người nhà có thể cho bệnh nhân sử dụng đá bào, son dưỡng môi, chăn ấm để giảm nhẹ các triệu chứng khó chịu.
Rau mồng tơi: Cực tốt và cực độc, biết mà tránh khi ăn kẻo rước họa vào người
Rau mồng tơi là loại rau chứa nhiều chất có lợi cho sức khỏe, giúp phòng chống được nhiều bệnh và làm da mịn đẹp. Tuy nhiên, điều này chỉ đúng khi bạn ăn đúng cách, ăn điều độ. Với một số người mang bệnh 'đại kỵ' với mồng tơi, ăn rau này còn có thể làm bệnh nặng thêm.
Ảnh minh họa: Internet
Những lợi ích của rau mồng tơi đối với sức khỏe
Thanh nhiệt, giải độc, chữa táo bón
Lấy một nắm lá mồng tơi rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt pha thêm một ít nước đun sôi để nguội uống một lần. Sau vài lần uống sẽ đại tiện dễ. Hoặc rau mồng tơi 500g, cho mắm, muối, tương nấu thành canh ăn cơm hằng ngày. Sử dụng vài ngày là đại tiện sẽ thông, không còn táo bón.
Rau mồng tơi giàu vitamin A
Hàm lượng tiêu thụ vitamin A khuyến cáo hàng ngày là 2.310 IU cho phụ nữ và 3.000 IU cho nam giới. Vói 510 IU của vitamin A, rau mồng tơi là một trong những cách tốt để đạt mức tiêu thụ mỗi ngày.
Ngoài ra, vitamin A rất tốt cho hệ thống miễn dịch, giúp tạo ra các tế bào bạch cầu để ngăn ngừa vi khuẩn và virus. Hoạt động của hệ thống sinh sản, xương và thị lực cũng dựa vào một lượng vitamin A cần thiết của cơ thể.
Ảnh minh họa: Internet
Rau mồng tơi ngăn ngừa loãng xương
Hàm lượng canxi cao trong mồng tơi giúp xương và răng chắc khỏe, cải thiện cơ bắp, hệ thần kinh và các hormone trong cơ thể. Điều này giúp ngăn ngừa nguy cơ loãng xương. Hầu hết những người trưởng thành cần bổ sung khoảng 1.000-1.200 mg canxi mỗi ngày, trong khi đó mồng tơi có thể cung cấp 55 mg canxi trong một khẩu phần nhỏ.
Rau mồng tơi tốt cho phụ nữ mang thai và cho con bú
Axit folic là một trong những loại vitamin B quan trọng đối với phụ nữ mang thai vì nó ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh bẩm sinh như tật nứt đốt sống. Nó cũng tham gia vào việc tạo ra các tế bào mới, tăng cường sức khỏe tim mạch và phòng chống ung thư.
Sắt cũng là dưỡng chất trong mồng tơi rất có lợi cho phụ nữ mang thai. Một phần mồng tơi nhỏ chứa khoảng 0,98 mg sắt, cung cấp từ 5,4-12% lượng sắt cần thiết mỗi ngày cho cơ thể.
Giảm chất béo, cholesterol
Chất nhầy của rau mồng tơi có tác dụng hấp thu cholesterol, cholesterol nội sinh và ngoại sinh đều bị giữ lại trong ruột. Vì cholesterol bị khóa hoạt tính nên chất béo trong thực phẩm không ngấm được qua màng ruột, cholesterol sẽ bị thải ra ngoài qua phân. Do đó, ăn rau mồng tơi giúp thải chất béo, tốt cho người có mỡ và đường trong máu cao.
Ảnh minh họa: Internet
Chống ung thư, bảo vệ mắt, chống lão hóa
Lá rau mùng tơi chứa rất nhiều các săc tố carotenoid chống oxy hóa như beta-caroten, zeaxantin và lutein. Những chất chống oxy hóa này có tác dụng trung hòa những gốc tự do nguy hại do cơ thể tạo ra.
Rau mùng tơi rất giàu vitamin A. 100g rau cung cấp khoảng 267% lượng vitamin A khuyến nghị/ngày. Lượng vitamin A trong rau mùng tơi không chỉ giúp bảo vệ cơ thể khỏi các nguy cơ ung thư phổi và ung thư vòm họng mà còn giúp bảo vệ đôi mắt khỏi bị đục thủy tinh thể hoặc suy giảm thị lực.
Tốt cho tim
Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa và chất xơ rất cần thiết cho sức khỏe tim mạch. Ngoài ra, chất xơ giúp giảm nồng độ cholesterol xấu - thứ gây ra hiện tượng tắc mạch máu, dẫn tới bệnh tim.
Tốt cho người bệnh thiếu máu
Lá mồng tơi có chứa khá nhiều sắt, chiếm 15% mức khuyến nghị mỗi ngày, từ đó khắc phục tình trạng thiếu máu ở người.
Cũng trong 100g lá có 109mg canxi, 65mg magie, chiếm lần lượt 11% và 16% lượng khuyến nghị mỗi ngày. Canxi tốt cho xương, trong khi magie giúp hấp thụ canxi trong cơ thể.
Nâng cao hệ miễn dịch
100g lá mồng tơi có chứa 102mg vitamin C, chiếm 170% lượng khuyến nghị mỗi ngày. Lượng vitamin C này giúp nâng cao sức khỏe hệ miễn dịch, phòng chống bệnh và giảm thời gian mắc bệnh.
Nhiều lợi ích là thế, nhưng theo lương y Bùi Hồng Minh, Hà Nội, với nhiều người nếu ăn rau mùng tơi khi đang mang những bệnh này có thể gây ra tác hại với sức khỏe.
Ảnh minh họa: Internet
Những người tuyệt đối không nên ăn rau mồng tơi
Người sỏi thận
Rau mồng tơi chứa nhiều purin - hợp chất hữu cơ khi đi vào cơ thể sẽ biến thành axít uric làm tăng nguy cơ phát triển của sỏi thận. Các axít oxalic trong rau mồng tơi làm tăng nồng độ canxi oxalate trong nước tiểu, dẫn đến sỏi thận ngày càng phát triển.
Người mới lấy cao răng
Rau mồng tơi dễ tạo mảng ố bám trên răng do axit oxalic trong rau mồng tơi không hòa tan trong nước. Những người mới lấy cao răng được khuyên là không ăn mồng tơi trong 1-2 tuần.
Người bị đau dạ dày
Hàm lượng chất xơ lớn trong rau mồng tơi có thể khiến dạ dày khó chịu khi ăn nhiều. Vì vậy những người bị đau dạ dày không nên ăn rau mồng tơi.
Ảnh minh họa: Internet
Người bị tiêu chảy, đại tiện lỏng
Dân gian thường dùng rau mùng tơi làm rau ăn cho mát, thêm tân dịch, khỏi khô háo và chống táo bón do mùng tơi có tính hàn lại nhuận tràng. Nhưng cũng tính vì đặc tính này mà người đang bị tiêu chảy, đại tiện lỏng không nên ăn. Nếu cố tình ăn phải, mùng tơi sẽ là nguyên nhân khiến cho bệnh càng thêm nặng.
Những lưu ý cần ghi nhớ khi ăn rau mồng tơi
Mặc dù mồng tơi có nhiều chất dinh dưỡng (1/2 chén rau mồng tơi sau khi nấu chín cung cấp 190% lượng vitamin A, 20% lượng sắt mà cơ thể cần) nhưng không nên lạm dụng. Lương y Minh cho hay, nếu lạm dụng loại rau này sẽ gây những tác hại cụ thể như sau
Hấp thu kém: Ăn quá nhiều rau mồng tơi khiến cơ thể hấp thụ kém vì chứa một hàm lượng axit oxalic cao. Đây là một loại chất hóa học có khả năng liên kết với canxi, sắt, khiến cơ thể khó hấp thụ các chất dinh dưỡng quan trọng khác.
Do đó, khi ăn rau mồng tơi nên ăn kèm theo các loại thực phẩm giàu vitamin C như cam, chanh, cà chua, khế.
Rau mồng tơi an toàn thường có màu xanh hơi vàng chứ không xanh mướt, xanh đậm như các rau phun thuốc hóa học. Lá có phiến ngắn, dày, phát triển cân đối với phần thân. Thân rau giòn, rắn chắc không bóng mượt như các cây rau được phun thuốc kích thích tăng trưởng.
Ảnh minh họa: Internet
Rau mồng tơi khi kết hợp với thịt bò sẽ mất đi tính nhuận tràng, tiêu hóa kém hơn. Những người bị táo bón nếu kết hợp hai thực phẩm này với nhau sẽ khiến bệnh thêm trầm trọng.
Không ăn rau mồng tơi sống: Mồng tơi khi ăn sống sẽ gây đầy bụng, khó tiêu, đó là lý do theo kinh nghiệm dân gian, loại rau có nhiều chất nhầy này cần được nấu chín kỹ. Chưa kể, việc nấu chín kỹ mồng tơi rồi mới ăn cũng giúp bạn tận dụng tối đa những chất dinh dưỡng trong loại rau này. Do đó tuyệt đối không được ăn mồng tơi sống.
Không ăn rau mồng tơi để qua đêm: Nhiều gia đình có thói quen ăn canh rau mồng tơi không hết thường để qua đêm để ăn cho bữa sau. Đây là thói quen cực nguy hiểm nói chung. Nguyên nhân là hàm lượng nitrat trong rau xanh khá nhiều, nếu nấu xong để quá lâu, vi khuẩn bị phân hủy, lượng nitrat sẽ tạo thành nitrite - chất gây ung thư. Khi nitrite được đưa vào dạ dày qua ăn uống sẽ hình thành N-nitroso. Hợp chất này có thể gây các căn bệnh ung thư như thực quản, dạ dày và bệnh ở hệ tiêu hóa.
Do đó, tốt nhất nếu ăn xong còn thừa rau canh, bạn nên đổ đi để bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình.
Gây vàng, ố răng: Chất nhầy ở rau mồng tơi khi ăn quá nhiều sẽ hình thành mảng bám, cáu lại ở răng vì không hòa tan được trong nước. Từ đó, răng bạn sẽ bị đen, vàng.
HÒA THUẬN (TỔNG HỢP)
10 lợi ích sức khỏe bất ngờ từ quả xoài Nếu bạn còn đang phân vân liệu ăn xoài có bổ ích gì cho cơ thể và sức khỏe của bạn hay không, thì hãy tham khảo những thông tin sau đây. Tất nhiên, thực phẩm nào cũng vậy, cho dù là rất tốt thì cũng không nên ăn quá nhiều. Xoài có thể bảo vệ cơ thể chúng ta khỏi bệnh ung...