Dấu hiệu ung thư di căn đến xương
Di căn xương phổ biến ở các bệnh nhân mắc ung thư vú, phổi, tuyến tiền liệt, xuất hiện khi các tế bào ung thư ban đầu vỡ ra và trú ngụ ở xương.
Mỗi loại ung thư có xu hướng di căn tới một phần xương khác nhau và tất cả xương trong cơ thể đều có thể bị tế bào ung thư xâm lấn. Ngoài ra, còn có một số loại ung thư di căn tới nhiều phần cùng lúc như xương sống, xương chậu… Tuy nhiên, chúng không được chẩn đoán là ung thư xương.
Dấu hiệu và biến chứng
Di căn xương gây ra nhiều triệu chứng khác nhau. Trong một vài trường hợp, chúng là dấu hiệu cảnh báo ung thư tái phát, đòi hỏi người bệnh phải tiếp tục điều trị tích cực hơn bên cạnh việc chống lại khối u.
Các biến chứng của di căn xương đều ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống, bao gồm:
- Khó kiểm soát cơn đau
- Giòn, gãy xương
- Hàm lượng canxi trong máu cao
- Nén tủy sống
Video đang HOT
- Mất khả năng hoạt động
Trong đó, tình trạng tăng hàm lượng canxi trong máu có thể ảnh hưởng tới các bộ phận khác.Khi xương bị phá vỡ bởi các tế bào ung thư, chúng sẽ giải phóng canxi vào máu. Tuy cơ thể rất canxi nhưng khi hàm lượng chất này cao vượt mức cho phép, người bệnh sẽ gặp tình trạng táo bón, mệt mỏi, cơ suy yếu, khát nước cực độ…
Trong một số trường hợp, nếu không chữa trị kịp thời, biến chứng này có thể gây ra suy thận, hôn mê, thậm chí, tử vong.
Cách chẩn đoán
Di căn xương liên quan tới ung thư vú có thể được chẩn đoán bằng nhiều cách. Đôi khi, nó được phát hiện khi chụp X-quang một đoạn xương gãy do xương suy yếu (hay còn gọi là gãy xương bệnh lý).
Có một số xét nghiệm thường được dùng để phát hiện di căn xương như chụp xương, chụp PET, chụp cắt lớp vi tính phát xạ đơn (SPECT), chụp cộng hưởng từ (MRI) toàn thân…
Với mỗi trường hợp, các bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện xét nghiệm khác nhau. Trong một vài trường hợp, bệnh nhân có thể thực hiện kết hợp hai xét nghiệm để chẩn đoán chính xác hơn.
Điều trị di chứng
Mặc dù không thể điều trị dứt điểm di căn xương nhưng có một số biện pháp giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân như sau:
Kiểm soát cơn đau: Di căn xương gây ra rất nhiều đau đớn cho người bệnh. Để cải thiện tình trạng này, nhiều bệnh nhân tìm kiếm các loại thuốc phù hợp. Tuy nhiên, phương pháp này có thể gây ra tác dụng phụ. Do đó, người bệnh cần trao đổi với bác sĩ, chuyên gia để thực hiện các phương pháp trị liệu ngoài thuốc.
Di căn xương gây ra rất nhiều đau đớn cho người bệnh.
Gãy xương và nguy cơ gãy xương: Phẫu thuật là phương pháp phổ biến nhất để ổn định tình trạng gãy xương hoặc các khu vực xương có nguy cơ gãy cao. Nó cũng có thể được thực hiện để loại bỏ các khối u gây áp lực đáng kể lên tủy sống. Khi gãy xương cánh tay, cẳng chân, bác sĩ thường sử dụng thanh cứng để hỗ trợ tình trạng suy yếu xương.
Tăng calci máu: Phương pháp hàng đầu để thực hiện điều này là trị liệu IV hydrad hóa và bisphosphonate (thuốc giảm loãng xương) hoặc một số loại thuốc khác như calcitonin, gallium nitrate hoặc mithramycin. Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, bệnh nhân có thể áp dụng liệu pháp tăng lượng canxi trong máu liều cao hoặc lọc máu.
Đau tức bụng đi khám phát hiện khối u to như quả dưa hấu trong bụng
Ông Nguyễn H.T, 51 tuổi, quê Chí Linh - Hải Dương, vừa được các bác sĩ của BV Bạch Mai, Hà Nội, phẫu thuật cắt bỏ khối u khổng lồ, to như quả dưa hấu trong bụng.
Cảm thấy mệt mỏi, ăn kém, sút cân, bụng to dần và kèm theo đau bụng âm ỉ vùng quanh rốn, không sốt, không rối loạn đại tiện, ăn uống bình thường, bệnh nhân đến khám tại Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai.
Tại đây, bệnh nhân được thăm khám, xét nghiệm máu, siêu âm ổ bụng, chụp cắt lớp vi tính ổ bụng... Kết quả chụp CT ổ bụng cho thấy có hình ảnh khối lớn vùng giữa bụng, kích thước 23x26cm, tỷ trọng hỗn hợp âm bao gồm phần mỡ, tổ chức, vôi hóa. Bệnh nhân được nhập viện để chẩn đoán và điều trị.
Trước đây, ông T. không mắc bệnh nội khoa gì, gia đình có bố bị ung thư phổi, em trai bị ung thư xương.
Khi vào viện, các bác sĩ cho biết ông T. tỉnh táo, tiếp xúc tốt. Ông T. cho biết ông thường xuyên bị đau tức âm ỉ vùng quanh rốn, không nôn, không rối loạn đại tiện, không sốt.
Khám bụng, bác sĩ sờ thấy 1 khối cứng chắc vùng trên rốn ranh giới rõ, ấn tức, di động hạn chế, da vùng bụng bình thường.
Kết quả chụp cắt lớp vi tính ổ bụng có tiêm thuốc cản quang phát hiện vùng giữa bụng có khối tỷ trọng hỗn hợp kích thước lớn 23x26cm, gồm phần mỡ, tổ chức vôi hóa không đồng nhất, ranh giới rõ.
Ông T được chẩn đoán u mỡ sau phúc mạc nghi ung thư.Theo biên bản phẫu thuật, toàn bộ ổ bụng chứa một khối u rất lớn kích thước 40x30cm, chiếm gần hết ổ bụng, tương đối di dộng, mật độ không đồng nhất, đè đẩy các tạng xung quanh, chân xuất phát từ sau phúc mạc vị trí hậu cung mạc nối.
Phẫu tích bóc theo vỏ u, giải phóng các tạng xung quanh như dạ dày, lách, đại tràng ngang ra gặp nhiều khó khăn do kích thước u quá lớn. Khối u cân được 5,8 kg gửi làm giải phẫu bệnh. Kết quả mô bệnh học sau mổ: Sarcoma mỡ biệt hóa cao.
Theo GS Mai Trọng Khoa - nguyên giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai, sarcomas là một bệnh lý ung thư bắt đầu trong các mô như xương và mô mềm, đây là danh từ chỉ một nhóm lớn nhưng hiếm gặp của các loại ung thư. Mô mềm hỗ trợ, kết nối, bao quanh các phần của cơ thể. Các sarcoma mô mềm thường gặp hơn sarcoma xương.
Sarcoma mô mềm (SCMM) là ung thư của mô liên kết, bao gồm nhóm thứ nhất xuất phát từ các tế bào của mô liên kết có nguồn gốc trung mô trừ xương, tạng, võng nội mô và nhóm thứ hai xuất phát từ các tế bào của mô thần kinh ngoại vi. Có hơn 50 loại sarcoma mô mềm, chúng khác nhau về chủng loại và hình dáng tế bào.
Về nguyên nhân, các thuốc trừ sâu diệt cỏ, đặc biệt chất Digoxin và một số chấn thương và phóng xạ có liên qua đến sự xuất hiện của SCMM nhưng chưa được chứng minh rõ ràng.
Còn Sarcoma mỡ là loại sarcoma mô mềm phổ biến thứ 2 ở người lớn. Thường xảy ra ở độ tuổi (50-80 tuổi), gặp ở nam nhiều hơn nữ, gặp ở chi dưới nhiều hơn chi trên, cũng có thể gặp ở các vị trí khác như khoang sau phúc mạc với sarcoma mỡ trong bụng và có thể tạo thành các khối sarcoma mỡ khổng lồ.
GS Khoa cho biết trong những năm gần đây y học đã có những tiến bộ mới trong chẩn đoán và hóa chất điều trị sarcoma mô mềm mang lại nhiều hứa hẹn và hy vọng sẽ cải thiện tốt hơn tiên lượng với nhóm bệnh nhân này.
Thấy mắt của con trai đổi màu trong các bức ảnh, bà mẹ trẻ không ngờ đó là dấu hiệu của bệnh ung thư hiếm gặp và ác tính Một bà mẹ phát hiện ra cậu con trai mới biết đi của mình bị một bệnh ung thư hiếm gặp và nguy hiểm sau khi liên tục nhận thấy mắt của con liên tục đổi màu trong các bức ảnh. Lauren Barker, 22 tuổi, có một cậu con trai là Frankie. Năm 2019, khi Frankie mới 4 tháng tuổi, Lauren đã phát...