Dấu hiệu trẻ bị viêm cơ tim dễ nhầm lẫn với cảm sốt
Bệnh viêm cơ tim khó phát hiện khi các triệu chứng khởi đầu rất mơ hồ, dễ nhầm lẫn với các bệnh khác như cảm sốt. Hậu quả của bệnh rất nặng nề, thậm chí tử vong.
Có triệu chứng hô hấp trước đó như sốt, ho, sổ mũi, khò khè, hoặc triệu chứng về tiêu hóa như: ói, tiêu chảy…
Có khi chỉ đơn thuần là quấy khóc, bỏ bú hoặc bú kém, ngủ li bì khó đánh thức, hay rên rỉ, quấy khóc…
Đặc biệt nếu thấy trẻ có các biểu hiện như tím môi, da tái, tay chân lạnh, thở mệt, mạch nhẹ hoặc không bắt được phải cho trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị.
Video đang HOT
Viêm cơ tim do virus sẽ làm kích hoạt một loạt phản ứng miễn dịch của cơ thể nhằm chống lại tình trạng này. Tuy nhiên, chính phản ứng miễn dịch quá mức, cùng với sự tấn công của virut lại tiếp tục làm tổn thương tới tế bào cơ tim, kéo theo một loạt quá trình bệnh lý phức tạp, và hậu quả cuối cùng thường là cơ tim giãn.
Cơ tim bị tổn thương làm giảm hiệu quả bơm máu của tim. Tim không thể cung cấp đủ máu đi nuôi cơ thể và dẫn đến suy tim.
Khi hiệu quả bơm máu của tim giảm, máu có thể bị ứ đọng tại các buồng tim và hình thành nên cục máu đông. Cục máu đông có thể di chuyển tới các mạch máu, làm tắc mạch, dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, đột quỵ.
Sự tổn thương của các tế bào cơ tim không chỉ giảm chức năng bơm máu của tim, mà còn làm rối loạn hoạt động của hệ thống điện tim và phát triển các rối loạn nhịp tim. Người bệnh có thể bị đột tử vì rối loạn nhịp tim nghiêm trọng.
Lâm Tùng – Lê Hoa
Theo baonghean
Vẫn sử dụng vắc-xin "5 trong 1" ComBE Five
Dù có nhiều trẻ bị tai biến sau khi tiêm vắc-xin ComBE Five nhưng trong giới hạn cho phép nên tại Việt Nam vẫn sử dụng loại vắc-xin này
Gần đây, nhiều phụ huynh có con nhỏ tiếp tục bày tỏ sự lo lắng trước thông tin trẻ tử vong và có phản ứng co giật sau tiêm vắc-xin "5 trong 1" ComBE Five.
Chưa hết lo tai biến sau tiêm
PGS-TS Trần Đắc Phu - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế - cho biết đến thời điểm này, cơ quan chức năng chưa có quyết định đình chỉ tiêm đối với lô vắc-xin "5 trong 1" ComBE Five mà chỉ tạm ngừng đánh giá nguyên nhân. Trong thời gian này, trẻ vẫn được tiêm vắc-xin Combe Five ở những lô khác. Những trường hợp trẻ phản ứng sau khi tiêm vắc-xin Combe Five có sốt cao, quấy khóc hơn ngày thường... là những phản ứng thông thường.
GS-TS Đặng Đức Anh, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương (Bộ Y tế), phân tích kết quả đánh giá trước đó cho thấy trong số hơn 100.000 liều vắc-xin "5 trong 1" ComBE Five đã được tiêm, tỉ lệ trẻ gặp phản ứng sau tiêm nằm trong giới hạn an toàn. Vắc-xin ComBE Five có thành phần tương tự như vắc-xin Quinvaxem. Tuy nhiên, với thành phần ho gà có trong vắc-xin thì nguy cơ phản ứng cũng cao hơn các vắc-xin khác.
Theo tài liệu của Tổ chức Y tế thế giới, tỉ lệ phản ứng thông thường đối với các vắc-xin chứa thành phần ho gà toàn tế bào: sốt từ 38-39 độ C chiếm tới 44,5%, phản ứng sưng 38,5%, nóng đỏ tại chỗ tiêm có thể tới 56,3%, đau 25,6%, các phản ứng khác như quấy khóc kéo dài là 3,5%. Các phản ứng nặng có thể gặp như co giật, giảm trường lực cơ, sốc phản vệ vào khoảng 20 trường hợp trên 1 triệu liều vắc-xin sử dụng" - GS Đặng Đức Anh giải thích.
Dù xảy ra một số trường hợp tai biến nhưng vắc-xin "5 trong 1" ComBE Five vẫn tiếp tục được sử dụng
Bồi thường nếu bị tai biến
Ông Trần Đắc Phu cho biết tất cả vắc-xin trước khi đưa ra sử dụng đều được kiểm nghiệm lại. Không có vắc-xin nào an toàn 100%. Tai biến trong tiêm chủng luôn có dù tỉ lệ rất thấp. Năm 2018 có gần 27.800 trường hợp phản ứng sau tiêm chủng được ghi nhận, trong đó có 32 phản ứng nặng, 3 trẻ trong số này đã tử vong. Đặc biệt, có 3 trẻ gặp phản ứng nặng sau tiêm chủng vắc-xin dịch vụ, cả 3 trường hợp này đều ở Hà Nội, các cháu đều được cấp cứu kịp thời. Nguyên nhân gây phản ứng sau tiêm, có 68% các trường hợp được kết luận là do phản ứng quá mẫn cảm với vắc-xin (sốc phản vệ), 19% các trường hợp là không rõ nguyên nhân, 13% là do trùng hợp với bệnh sẵn có của trẻ. Do đó theo quy định việc bồi thường tai biến tiêm chủng được Việt Nam thực hiện trong 2 năm qua với khoảng 10 trường hợp.
"Với những phản ứng sau tiêm vắc-xin đều là phản ứng không mong muốn nên kể cả trường hợp tử vong sau tiêm vắc-xin do trùng hợp ngẫu nhiên mà không phải do vắc-xin cũng vẫn được bồi thường. Việc bồi thường là nhằm hỗ trợ phần nào cho gia đình trong trường hợp không may xảy ra khi tiêm vắc-xin" - ông Phu nói.
Theo quy định, các trường hợp được nhà nước bồi thường gồm: người được tiêm chủng bị tai biến nặng để lại di chứng dẫn đến bị khuyết tật, người được tiêm chủng bị tử vong. Trong đó người bị thiệt hại để lại di chứng dẫn đến khuyết tật sẽ được bồi thường 30 tháng lương cơ sở và các chi phí do phải khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở y tế; thiệt hại do thu nhập bị mất hoặc bị giảm sút. Người bị thiệt hại đến tính mạng được hỗ trợ các chi phí do phải khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở y tế trước khi tử vong được hỗ trợ chi phí mai táng bằng 10 tháng lương cơ sở do nhà nước quy định; được hỗ trợ chi phí bù đắp tổn thất về tinh thần là 100 triệu đồng cho thân nhân...
Đại diện Bộ Y tế cũng cho biết kết quả báo cáo việc triển khai tiêm vắc-xin ComBE Five cho thấy số trẻ phản ứng thông thường sau tiêm đã giảm. Tuy nhiên với cơ địa của trẻ em, nhất là trẻ sơ sinh 2-3 tháng tuổi thì rất khó nói trước điều gì. Mặc dù nhân viên tiêm chủng đều được đào tạo, tập huấn và thực hiện sàng lọc trước khi tiêm nhưng đối với những bệnh tiềm ẩn như tim bẩm sinh rất khó phát hiện.
Đã sử dụng hơn 400 triệu liều
Vắc-xin ComBE Five do Công ty Biological E, Ấn Độ sản xuất và được Tổ chức Y tế thế giới tiền thẩm định từ năm 2012. Tính đến nay, có trên 400 triệu liều đã được sử dụng ở 40 quốc gia. Nhiều nước đã đưa vắc-xin này vào tiêm chủng mở rộng. Tại Việt Nam, vắc-xin này đã được thử nghiệm lâm sàng và đã được Bộ Y tế cấp phép lưu hành từ năm 2017. "Tất cả các lô vắc-xin trước khi đưa vào sử dụng đều được Viện Kiểm định quốc gia vắc-xin và sinh phẩm y tế kiểm tra chất lượng toàn diện. Trước khi đưa vào sử dụng trên phạm vi toàn quốc, Bộ Y tế đã triển khai trên quy mô nhỏ tại 7 tỉnh để tiêm cho trên 17.000 trẻ trong tháng 10 và tháng 11-2018.
Bài và ảnh: Ngọc Dung
Theo nld.com.vn
Tay chân lạnh: do người yếu hay bệnh gì? Chỉ cần ngồi trong máy lạnh hơi lâu hay uống nước đá là tay chân tôi bắt đầu lạnh ngắt, dù thân người thì vẫn ấm. Có người bảo tay chân lạnh là dấu hiệu người yếu, đang bệnh... Bạn đọc Trần Thụy Uyên (nữ, 32 tuổi; TP HCM), hỏi: Khoảng vài tuần nay, tôi gặp một tình trạng hơi khó chịu: mỗi...