Dấu hiệu “tố cáo” 5 bệnh chị em dễ gặp
Đối với chị em phụ nữ, nếu xuất hiện quầng thâm dưới mắt trong thời gian dài có thể do đau bụng kinh, hoặc kinh nguyệt không đều gây ra.
Theo Đông y, kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh là do hàn khí bị ách tắc, khiến khí huyết không lưu thông. Ngoài ra, lượng kinh ra quá nhiều, hoặc chị em có hiện tượng xuất huyết tử cung cũng dễ bị quầng thâm dưới mắt.
1. Kinh nguyệt không đều
Đối với chị em phụ nữ, nếu xuất hiện quầng thâm dưới mắt trong thời gian dài có thể do đau bụng kinh, hoặc kinh nguyệt không đều gây ra. Theo Đông y, kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh là do hàn khí bị ách tắc, khiến khí huyết không lưu thông. Ngoài ra, lượng kinh ra quá nhiều, hoặc chị em có hiện tượng xuất huyết tử cung cũng dễ bị quầng thâm dưới mắt.
Nếu xuất hiện quầng thâm dưới mắt trong thời gian dài có thể do đau bụng kinh
Cách ứng phó: Nếu quầng thâm dưới mắt do kinh nguyệt không đều, chị em cần điều tiết kinh nguyệt theo chỉ định của bác sĩ.
2. Thận yếu
Video đang HOT
Y học truyền thống cho rằng, quầng mắt bị thâm là do thận yếu gây ra. Thận bị suy sẽ khiến 2 mắt bị thiếu tinh khí, mất thần, và làm xuất hiện quầng thâm đen. Nếu cuộc sống sinh hoạt không lành mạnh, “yêu” quá độ sẽ rất dễ khiến mắt bị thâm quầng.
Cách ứng phó: Tránh để cơ thể quá mệt mỏi, không thức khuya, sinh hoạt điều độ, đồng thời tăng cường dưỡng tâm, giữ tâm trạng vui vẻ, tránh để tâm lý xấu đi.
Đối với những người mắc bệnh viêm dạ dày mãn tính, nếu chức năng tiêu hóa, hấp thụ bị suy giảm trong thời gian dài sẽ khiến dạ dày bị viêm đi viêm lại nhiều lần, quầng thâm dưới mắt sẽ càng nặng hơn. Người bị suy nhược thần kinh, có bệnh về nội tạng cũng dễ xuất hiện quầng thâm dưới mắt.
Cách ứng phó: Ăn uống hợp lý, tránh ăn quá no quá nhanh, hơn nữa còn phải chú ý vệ sinh thực phẩm, không để dạ dày vốn bị suy nhược lại phải chịu thêm kích thích.
Mắt có quầng thâm đen là một biểu hiện bên ngoài của bệnh gan mãn tính. Đặc biệt khi chức năng gan không bình thường trong thời gian dài, hoặc ở người bị phù gan thì càng xuất hiện quầng thâm dưới mắt lâu hơn. Khoảng 20% người bị bệnh gan thường xuất hiện “quầng đen” ở những vùng cơ thể lộ ra ngoài như khuôn mặt, vùng quanh mắt…
Mắt có quầng thâm đen là một biểu hiện bên ngoài của bệnh gan mãn tính
Cách ứng phó: Giảm gánh nặng cho gan, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng nhằm khôi phục các tế bào gan bị thương tổn, khôi phục chức năng gan.
Quầng thâm dưới mắt cũng có thể liên quan tới vấn đề về mũi. Nếu sáng nào ngủ dậy bạn cũng hắt xì, chảy nước mũi trong thời gian dài sẽ khiến tĩnh mạch phía dưới mắt bị chảy máu làm xuất hiện quầng thâm. Do đó, nếu mũi bạn quá mẫn cảm, dễ bị viêm sẽ rất dễ làm xuất hiện quầng thâm dưới mắt.
Cách ứng phó: Tránh những nơi có khói mù mịt, buổi sáng tối không để không khí lạnh kích thích khí quản dẫn tới dị ứng gây hắt xì. Khi hắt xì không nên quá mạnh, bởi vì nó sẽ làm vỡ các mao mạch máu.
Theo Gia đình & Xã hội
Dùng nước đá nhiều có hại cho sức khỏe
Nhiều người có thói quen, hay sở thích uống nước đá, việc uống nước đá quá nhiều ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?
Theo GS Bùi Quốc Châu thì uống nước đá còn là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra nhiều bệnh thời đại như: Viêm mũi dị ứng, suyễn, thấp khớp, huyết áp... Nhiều người thường rầy con cái đừng uống nước đá hại răng. Nhất là trẻ con răng hư rất nhiều.
Ít người biết và đề phòng là chai nước lọc để trong tủ lạnh mà mình vẫn uống, nhất là lúc đi đâu về mệt, rót ra ly uống thật là tuyệt! Mát từ miệng mát qua cổ họng vào tận bụng và lan ra cả người! Ly nước lạnh đi ngay vào tận trong cơ thể và nằm trong đó một thời gian lâu dài
Nếu thỉnh thoảng mới có người chết vì tắm đêm bằng nước lạnh thì số người bị ảnh hưởng tai hại do việc sử dụng nhiều nước đá cụ thể là chất uống lạnh rất nhiều.
Có thể liệt kê ra các bệnh sau đây: Suyễn, đau dạ dầy, trĩ, lòi dom, viêm họng, viêm phế quản mãn tính, viêm mũi dị ứng, cảm lạnh, thấp khớp, tiểu gắt, rụng tóc, đau lưng, hư răng, nhức mỏi cổ, gáy, vai, nhức đầu kinh niên, giảm trí nhớ, kém mắt, nặng nề mệt mỏi, sợ lạnh, nhức răng, mụn nhọt, bệnh đường ruột...
Đông y từ xưa đã nói "Thận ố hàn" (Thận ghét lạnh). Thật ra không những thận ghét lạnh mà Phế (phổi) và Tỳ, Vị cũng sợ lạnh. Lạnh là Hàn, mà Hàn thì thuộc Âm (Âm hàn). "Thận Ố hàn" nghĩa là tai hại của các yếu tố lạnh đối với sức khỏe và sự sống của con người, chính là cái lạnh tấn công một cách liên tục cơ thể sẽ làm cho cơ thể suy yếu dần.
Vì cơ thể mỗi khi gặp chất lạnh vào bên trong, nó phải tự động hóa giải để quân bình nhiệt độ giữa các vùng của cơ thể, việc này khiến cơ thể phải hao phí năng lượng một cách vô ích. Và nếu sự kiện này xảy ra hàng ngày thì rõ ràng nó làm cho cơ thể càng lúc càng suy yếu và lôi kéo các cơ quan suy yếu theo.
Ở các xứ ôn đới, ít khi người tra dùng cà phê đá, bia có đá hay các thứ uống khác có kèm theo nước đá. Ở các nước nhiệt đới người ta có thói quen dùng nước đá nhiều hơn. Nhưng có lẽ chỉ có nước ta là hay dùng các thức uống có kèm đá nhiều nhất.
Thật ra nó gây ra một tổn hại lâu dài và có bình diện rộng đối với sức khỏe con người, không những đối với thế hệ này mà còn đối với các thế hệ liên tiếp về sau, nếu ta cứ tiếp tục dùng nhiều nước đá.
Theo VNE
Dấu hiệu nhận biết bệnh con gái qua "khí hư" Khí hư (còn gọi là huyết trắng hay dịch tiết âm đạo) là chất dịch tiết ra từ "cô bé" của các XX khi đến tuổi dậy thì. Đây là một dấu hiệu quan trọng thể hiện sự phát triển và hoạt động bình thường của cơ quan sinh dục, có liên quan đến bệnh lý đường sinh dục. Màu sắc và mùi...