Dấu hiệu tiền sản giật và những ảnh hưởng nghiêm trọng đối với mẹ bầu
Các mẹ bầu cần hiểu rõ về dấu hiệu tiền sản giật để có thể đến cơ sở y tế kịp thời, phòng tránh những biến chứng nặng nề cho mẹ và thai nhi.
Việc nhận biết các dấu hiệu tiền sản giật là vô cùng quan trọng ở sản phụ mang thai sau 20 tuần. Kể cả những người có huyết áp bình thường cũng có khả năng mắc bệnh và có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng, nguy hiểm đến tính mạng của cả sản phụ và thai nhi.
1. Nguyên nhân gây ra tiền sản giật
Nhau thai phát triển không bình thường là nguyên nhân gây ra tiền sản giật đã được các nhà khoa học chứng minh. Ở đầu thai kỳ, các mạch máu phát triển để đưa máu qua nhau thai – cơ quan nuôi dưỡng thai nhi. Nếu như các mạch máu này phát triển không bình thường khiến cho chúng trở nên hẹp hơn và phản ứng với các tín hiệu nội tiết tố khác nhau làm cho hạn chế lượng máu chảy qua, mẹ bầu sẽ bị tiền sản giật.
Nguyên nhân của việc phát triển bất bình thường ở các mạch máu này có thể bao gồm:
- Thiếu máu cục bộ ở tử cung và nhau thai.
- Phản xạ căng tử cung do đa thai, thai to.
- Thai phụ bị một số chứng rối loạn như máu khó đông.
- Thai phụ có tiền sử mắc bệnh tiểu đường, bệnh thận, hoặc bệnh tự miễn như lupus trước đó.
- Do gen.
2. Dấu hiệu tiền sản giật
Tiền sản giật đôi khi có thể xảy ra mà không có bất kỳ một triệu chứng nào. Tuy nhiên dấu hiệu tiền sản giật đầu tiên thường là tăng huyết áp thai kỳ. Do vậy việc theo dõi huyết áp của mẹ bầu là một điều rất quan trọng và không thể bỏ qua.
Huyết áp cao bất thường có thể khởi phát đột ngột hoặc diễn tiến chậm tùy vào mỗi người. Tuy nhiên nếu huyết áp vượt quá 140/90 mmHg hoặc cao hơn và được ghi nhận trong hai lần, mỗi lần cách nhau ít nhất bốn giờ thì được xem là bất thường.
Huyết áp cao bất thường là dấu hiệu đầu tiên của tiền sản giật (Ảnh: Internet)
Một số dấu hiệu tiền sản giật khác bạn cần lưu ý như sau:
Video đang HOT
- Có các vấn đề về thận như protein dư thừa trong nước tiểu (protein niệu).
- Đau nhức đầu dữ dội.
- Thay đổi về thị lực như mất thị lực tạm thời, mờ mắt hoặc nhạy cảm với ánh sáng.
- Đau bụng trên, phần dưới xương sườn bên phải.
- Buồn nôn, nôn.
Đau bụng, buồn nôn là một trong số dấu hiệu tiền sản giật có thể gặp (Ảnh: Internet)
- Giảm lượng nước tiểu.
- Giảm lượng tiểu cầu trong máu.
- Suy giảm chức năng gan.
- Khó thở.
- Tăng cân đột ngột.
- Phù ở mặt, tay và chân.
Tuy nhiên, các dấu hiệu này có thể xảy ra ở các mẹ bầu bình thường trong giai đoạn mang thai. Chính vì vậy cần theo dõi cẩn thận và không được chủ quan.
3. Biến chứng của tiền sản giật
Tiền sản giật vô cùng nguy hiểm đối với thai phụ. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể để lại những biến chứng tiền sản giật gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả mẹ và bé.
3.1. Hạn chế tăng trưởng của thai nhi
Tiền sản giật nếu không được kiểm soát kịp thời có thể dẫn đến việc thai nhi phát triển chậm, hay còn gọi là hạn chế tăng trưởng của thai nhỉ. Từ đó dẫn đến bé nhẹ cân hoặc sinh non. Điều này là do tiền sản giật có thể ảnh hưởng đến các động mạch mang máu đến nhau thai. Máu đến nhau thai bị ảnh hưởng dẫn đến bào thai có thể không nhận đủ máu, oxy và chất dinh dưỡng.
3.2. Sinh non
Sinh non là một biện pháp cần đến nếu sản phụ bị tiền sản giật có các triệu chứng nghiêm trọng. Điều này là rất cần thiết để cứu mạng của cả mẹ và em bé. Tuy nhiên sinh non sẽ có thể dẫn đến các vấn đề về hô hấp và các vấn đề khác ở em bé.
Tiền sản giật có thể khiến trẻ bị sinh non – Ảnh Internet
3.3. Nhau thai bong non
Một biến chứng khác của tiền sản giật là làm tăng nguy cơ bị vỡ nhau thai. Việc nhau thai tách ra khỏi thành trong của tử cung trước khi sinh nếu diễn ra đột ngột và nghiêm trọng có thể gây ra máu nặng. Điều này sẽ đe dọa tính mạng cho cả sản phụ và em bé.
3.4. Hội chứng HELLP
Hội chứng HELLP là một rối loạn về gan và máu có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Các triệu chứng của hội chứng HELLP thường mơ hồ và rất khó để chẩn đoán sớm. HELLP là từ viết tắt của H – Hemolysis (tan máu), EL – Elevated liver enzymes (men gan cao), LP – Low platelet count (số lượng tiểu cầu thấp).
Hội chứng HELLP thường được xem là một biến thể của tình trạng tiền sản giật, xảy ra trong giai đoạn cuối của thai kỳ và hiếm khi xảy ra sau sinh.
3.5. Sản giật
Nếu không thể kiểm soát được tình trạng tiền sản giật thì sản giật bao gồm tiền sản giật và các cơn co giật sẽ xảy ra. Các cơn sản giật rất khó để dự đoán và thường không có triệu chứng hay dấu hiệu cảnh báo.
Nếu cơn sản giật xảy ra, để tránh các hậu quả nghiêm trọng có thể đến cho cả mẹ và bé, bác sĩ sẽ chỉ định sinh bất kể số tháng tuổi của thai nhi.
3.6. Tổn thương cơ quan khác
Phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tiền sản giật mà nó có thể tổn thương đến các cơ quan khác trong cơ thể. Một số tổn thương có thể kể đến như gan, thận, tim, phổi hoặc mắt. Nó cũng có thể gây ra đột quỵ và các chấn thương não khác nếu không được điều trị kịp thời.
3.7. Bệnh tim mạch
Biến chứng cuối cùng có thể xảy đến với thai phụ mắc tiền sản giật là làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch về sau. Nếu sản phụ sinh non hoặc mắc tiền sản giật nhiều lần thì nguy cơ sẽ tăng lên gấp nhiều lần.
Sản phụ mang mắc hội chứng Hellp rất nặng có nguy cơ tử vong cao được cấp cứu kịp thời ở tuyến tỉnh
Mang thai ở tuần 34 thai kỳ, lại mắc Hội chứng Hellp - một biến chứng nặng của bệnh lý tiền sản giật, sản phụ đã được cấp cứu kịp thời, thoát cơn nguy kịch.
Sản phụ bị Hội chứng Hellp rất nặng có nguy cơ tử vong cao
Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang đã cấp cứu thành công cho sản phụ mang thai tuần 34 bị hội chứng Hellp - một biến chứng nặng của bệnh lý tiền sản giật với các dấu hiệu như rối loạn đông máu, men gan tăng cao, suy thận, giảm tiểu cầu đe dọa tính mạng của mẹ và thai nhi, thoát khỏi cơn nguy kịch và đón bé gái nặng 1,5 kg chào đời trong niềm hạnh phúc của gia đình.
Đó là sản phụ Phùng Thị Hường, nhập viện Sản Nhi Bắc Giang rạng sáng ngày 30/3/2020 trong tình trạng đau bụng ra huyết và phù nề toàn thân.
Theo gia đình sản phụ cho biết, trước đó 04 ngày sản phụ Hường đã có dấu hiệu mệt mỏi, đau đầu chóng mặt, buồn nôn và nôn. Qua quá trình kiểm tra sức khỏe và thực hiện các xét nghiệm cần thiết, các bác sỹ nhận thấy huyết áp của sản phụ tăng cao ở mức 190/110 mmHg, các chỉ số xét nghiệm huyết học, sinh hóa đều không ở mức an toàn, đặc biệt men gan tăng rất cao> 700 U/L và thực tế có rất ít trường hợp bị men gan tăng cao như vậy. Đây là những triệu chứng điển hình của Hội chứng HELLP (tán huyết, tăng men gan, giảm tiểu cầu).
Sản phụ Hường nằm điều trị tại Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang
Với tình trạng của sản phụ diễn biến nặng như vậy, các bác sỹ bệnh viện đã hội chẩn và chẩn đoán sản phụ Hường bị Hội chứng Hellp rất nặng có nguy cơ tử vong cao do gan bị tổn thương nghiêm trọng. Sản phụ được chỉ định mổ lấy thai cấp cứu đồng thời hồi sức tích cực trước, trong và sau mổ để tránh biến chứng sản giật, rau bong non, rối loạn đông máu, suy đa phủ tạng...
Trong quá trình phẫu thuật ê kíp nhận thấy trên bề mặt tử cung đã có nhiều ổ nhồi huyết bầm tím và lan đến 02 dây chằng rộng (do tình trạng co mạch kéo dài gây nên thiếu máu, khiến tổn thương lớp nội mô mạch máu, kết tập tiểu cầu và lắng đọng Fibrin dẫn đến tắc mạch, vỡ mạch. Tổn thương này có thể gặp ở các phủ tạng như gan, thận, tụy, tử cung... đồng thời là nguyên nhân dẫn đến suy đa phủ tạng và rối loạn đông máu). 15h10ph, bé gái nặng 1,5 kg được lấy ra khỏi tử cung của sản phụ an toàn, tuy nhiên do chào đời thiếu tháng nên bé được chuyển về Khoa Sơ sinh - Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang để các bác sỹ chăm sóc cho đến khi sức khỏe bé ổn định.
Con gái sản phụ Hường những ngày đầu được chăm sóc tại Khoa Sơ sinh - Bệnh viện
Đây trường hợp hiếm gặp và là lần đầu tiên được điều trị tại bệnh viện
Bác sỹ CKII Lê Công Tước - Giám đốc Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang, người trực tiếp phẫu thuật cho biết: Sản phụ H có chỉ số men gan tăng cao ở mức> 700 U/L là trường hợp hiếm gặp và cũng là trường hợp đầu tiên được điều trị tại bệnh viện bởi với những trường hợp như thế này thường sẽ phải chuyển tuyến ra Khoa Hồi sức tích cực - Bệnh viện Bạch Mai để điều trị. Tuy nhiên, thời điểm đó Bệnh viện Bạch Mai bị "phong toả" do phát hiện có 01 số trường hợp nhiễm Covid-19 nên chủ trương của Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang là cố gắng điều trị cho sản phụ ngay tại Bệnh viện.
Hội chứng Hellp là hội chứng thiếu máu tán huyết, tăng men gan và giảm tiểu cầu ở thai phụ, thường xảy ra ở 03 tháng cuối của thai kỳ (chủ yếu được chẩn đoán từ tuần 28 đến tuần 36 thai kỳ) hoặc đôi lúc sau sinh với tỷ lệ khoảng 05 - 08 % thai phụ mắc Hội chứng này. Hội chứng Hellp thường gắn liền với tiền sản giật, khoảng 10 % - 20 % thai phụ bị tiền sản giật mắc hội chứng Hellp và có thể tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Bác sỹ CKII Lê Công Tước lưu ý, phụ nữ mang thai nên đi khám thai định kỳ thường xuyên, nhất là trong 03 tháng cuối thai kỳ. Không chỉ là siêu âm đơn thuần mà sản phụ phải được khám toàn diện, theo dõi huyết áp, xét nghiệm nước tiểu và xét nghiệm máu khi cần thiết, cũng như tư vấn về dinh dưỡng... để có một thai kỳ khỏe mạnh nhất. Nếu phát hiện bị tiền sản giật, Hội chứng Hellp hay bất kỳ dấu hiệu bất thường nào khác thì sẽ được nhập viện điều trị kịp thời, đảm bảo an toàn sức khỏe của mẹ và thai nhi.
MT
Tăng huyết áp khi mang thai liên quan đến chứng "bốc hỏa" tuổi mãn kinh Những phụ nữ bị tăng huyết áp khi mang thai có nguy cơ cao trải qua những triệu chứng mãn kinh khó chịu như "bốc hỏa", nóng bừng và đổ mồ hôi đêm. ây là phát hiện của các bác sĩ tại Bệnh viện Mayo (Mỹ), sau khi xem xét hồ sơ y tế của gần 2.700 phụ nữ từ 40-65 tuổi từng...