Dấu hiệu thường gặp ở trẻ bị tiêu chảy kéo dài
Trẻ bị tiêu chảy kéo dài thường có những biểu hiện như sụt cân, chậm phát triển cân nặng, chiều cao dẫn đến suy dinh dưỡng nếu trẻ tiêu chảy kéo dài quá lâu.
Các dấu hiệu thường gặp ở trẻ tiêu chảy kéo dài
Số lần đi ngoài khi giảm, khi tăng.Tính chất của phân: Lúc lỏng, lúc đặc, lổn nhổn, có mùi chua, khẳm, màu vàng hoặc xanh, có bọt, nhầy khi không dung nạp đường.Phân có thể nhầy hồng hoặc có máu, khi đi tiêu phải rặn, khi trẻ bị tiêu chảy kéo dài sau lỵ.Trẻ biếng ăn, khó tiêu, ăn thức ăn lạ dễ bị tiêu chảy lại.
Biểu hiện toàn thân
Trẻ sụt cân, chậm phát triển cân nặng, chiều cao, dẫn đến suy dinh dưỡng nặng nếu trẻ tiêu chảy kéo dài quá lâu.Thiếu vitamin: Dấu hiệu thiếu vitamin nhóm tan trong dầu, mỡ (A, D, E, K): khô mắt, còi xương, xuất huyết.Thiếu các yếu tố vi lượng, muối khoáng như: Kẽm, Selen, Kali, phospho.
Các bệnh nhiễm khuẩn phối hợp
Trẻ thường mắc các bệnh nhiễm khuẩn phối hợp như: Viêm tai giữa, viêm VA mãn, hoặc nhiễm khuẩn tiết niệu, nhiễm khuẩn huyết.
Khi có các bệnh nhiễm khuẩn, phải điều trị các bệnh này thì điều trị tiêu chảy kéo dài mới có kết quả.
Trong tiêu chảy kéo dài, trẻ thường mất nước nhẹ và vừa chỉ bồi phụ nước bằng đường uống.
- Tiêu chảy kéo dài là hậu quả của tình trạng rối loạn hấp thu do sự tổn thương niêm mạc ruột tiếp tục và sự hồi phục niêm mạc ruột bị gián đoạn bởi nhiều nguyên nhân gây ra. Hậu quả dẫn tới tình trạng suy dinh dưỡng nặng.
- Do khả năng đào thải vi khuẩn giảm, các loại vi khuẩn xâm nhập hoặc bám dính liên tục làm tổn thương các lớp tế bào hấp thu bề mặt niêm mạc ruột như lớp glycocalyx, lớp vi nhung mao và các tế bào hấp thu có chứa rất nhiều men như men tiêu hóa đường discacharidaze, đặc biệt là men lactoze gây tình trạng kém hấp thu đường lactoza.
- Chế độ ăn có nhiều chất đường (như lactose, đối với chế độ ăn sữa động vật) làm tăng thẩm thấu cũng như các protein động vật chưa được tiêu hóa hết có thể hấp thu qua niêm mạc ruột bị tổn thương, làm tổn thương nặng thêm và kích thích cơ thể sinh các kháng thể gây dị ứng thức ăn và tổn thương niêm mạc ruột.
- Do thiểu năng hấp thu muối mật ở ruột non, các vi khuẩn tăng sinh làm phân hủy muối mật, gây thiểu năng hấp thu các chất béo và lượng lớn muối mật không được hấp thu xuống đại màng gây tiết dịch.
Video đang HOT
Tiêu chảy kéo dài được coi như là một bệnh dinh dưỡng, liên quan chặt chẽ với tình trạng suy dinh dưỡng và cũng là nguyên nhân chính gây suy dinh dưỡng. Hiện tượng sụt cân trong tiêu chảy kéo dài là do giảm hấp thu các chất dinh dưỡng, do ăn kiêng, do thức ăn có đậm độ năng lượng thấp, do thiếu các vitamin và các yếu tố vi lượng là những chất đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi và đổi mới niêm mạc ruột cũng như tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể.
Theo SKDS
Trẻ em và các bệnh thường gặp
Thay đổi thời tiết, chuyển giao giữa mùa làm các bệnh như viêm đường hô hấp, viêm đường tiêu hóa và các bệnh dịch do vi rút gây nên đều có xu thế gia tăng.
Trẻ em là đối tượng nhạy cảm với những biến đổi thời tiết, do hệ miễn dịch của trẻ còn yếu chưa hoàn thiện nên mùa nào cũng có dịch bệnh. Đặc biệt lúc giao mùa xuân - hè, thu - đông trẻ dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, đường tiêu hóa... Sau đây chúng tôi tổng hợp một số bệnh trẻ em thường gặp:
1. Bệnh về đường hô hấp
Viêm tiểu phế quản cấp tính do virus là bệnh viêm nhiễm đường hô hấp ở trẻ em trong mùa hè, chiếm tới 50% số trẻ em nhập viện. Nguyên nhân gây bệnh chính là virus, chiếm 60 - 70%, gây bệnh theo mùa, vụ dịch. Thường gặp virus hợp bào hô hấp cúm, á cúm, adenovirus. Bệnh thường bắt đầu với triệu chứng ho, khò khè và tăng tiết đờm ngày càng nhiều. Bệnh thường gây các biến chứng như viêm tai giữa, viêm xoang, viêm phổi.
Ngoài ra vi khuẩn cũng còn là nguyên nhân phổ biến ở các nước đang phát triển như: phế cầu, hemophilus influenzae,tụ cầu, liên cầu, E.coli, klebsiella pneumococcus ...các tác nhân gây bệnh này gây ra viêm phổi. Khi bệnh toàn phát các dấu hiệu nhiễm khuẩn rõ: sốt cao dao động hoặc hạ thân nhiệt ở trẻ nhỏ, mệt mỏi, quấy khóc, môi khô, lưỡi bẩn, ho khan hoặc ho xuất tiết đờm nhiều, nhịp thở nhanh trẻ dưới 2 tháng: 60 lần/ phút trẻ 2 - 12 tháng: 50 lần/ phút trẻ 1- 5 tuổi: 40 lần/ phút. Nếu nặng sẽ có hiện tượng khó thở, cánh mũi phập phồng, đầu gật gù theo nhịp thở, co rút lồng ngực tím tái ở lưỡi, quanh môi, đầu chi, nhịp thở không đều, rối loạn nhịp thở, cơn ngưng thở...
Để phòng ngừa bệnh viêm phổi, cần cho trẻ đeo khẩu trang khi đi ra ngoài để tránh khói bụi, tránh tiếp xúc với khói thuốc lá. Đảm bảo chế độ dinh dưỡng, không để trẻ thức khuya, lưu ý quạt mát, điều hòa sẽ là "con dao 2 lưỡi" trong những ngày nóng bức. Khi trẻ nô đùa ra mồ hôi không được lau hay thay áo dễ bị viêm phổi.
2. Bệnh về đường tiêu hóa
Bệnh tiêu chảy và rối loạn tiêu hóa chiếm tỉ lệ khoảng 15 - 20 % số lượng bệnh nhân đến khám, các triệu chứng thường gặp như: trẻ kém ăn, bỏ ăn, đầy bụng, nôn. Điều kiện thời tiết nắng nóng, tiêu chảy dễ gây thành dịch, do các loại vi khuẩn hoặc virus như: tụ cầu vàng, thương hàn (salmonella), lị (shigella), vi khuẩn tả, E.coli. Rotavirus...
Bệnh tiêu chảy do rotavirus
Là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ với các biểu hiện lâm sàng như:
Nôn: nôn là một triệu chứng hay gặp nhất trước khi có triệu chứng tiêu chảy và các triệu chứng khác kèm theo. Một số trường hợp, nôn có thể xảy ra đồng thời với triệu chứng tiêu chảy. Triệu chứng nôn có thể kéo dài một vài ngày, có thể xuất hiện sau khi trẻ ăn, uống, bú.
Đau bụng: là một triệu chứng dễ nhận biết nhất vì bị đau nên trẻ khóc nhiều. Đau thường ở vùng quanh rốn, trên rốn.
Sốt: sốt không phải là một triệu chứng thường gặp ở các trẻ tiêu chảy do Rotavirus mà chỉ gặp ở 1 tỉ lệ nhất định. Viêm đường hô hấp trên có thể kèm theo tiêu chảy: ho, sổ mũi...trong một số ngày đầu của bệnh.
Dấu hiệu mất nước và chất điện giải: dấu hiệu này sẽ thấy rõ như môi khô, mắt trũng, da nhăn nheo (đặc biệt là ở trẻ còi xương, suy dinh dưỡng, gầy,...), tinh thần li bì, lờ đờ (các dấu hiệu này còn tùy thuộc vào mức độ mất nước hoặc rối loạn chất điện giải).
E.coli: là một loại vi khuẩn gây tiêu chảy hoặc tiêu chảy phân máu, chúng thường xâm nhập vào cơ thể qua: thịt chưa nấu chín, uống nước bị nhiễm khuẩn, uống sữa chưa tiệt trùng làm việc hoặc tiếp xúc với gia súc, gia cầm. Triệu chứng bắt đầu khoảng 7 ngày sau khi bị nhiễm bệnh với những cơn đau bụng và tiêu chảy. Nặng hơn, sau khi tiêu chảy nhiều lần sẽ tiêu chảy ra máu. Bệnh nhi có thể bị sốt nhẹ, buồn nôn hoặc nôn.
Bệnh lỵ: có 2 loại lỵ. Bệnh lỵ do amit: gặp ở trẻ lớn nhiều hơn trẻ nhỏ, dễ trở thành mạn tính. Trẻ có biểu hiện sốt, đau bụng quặn, mót rặn và đi ngoài nhiều lần, nhưng mỗi lần đi đại tiện thường có ít phân và chủ yếu chất nhầy mũi có lẫn máu.
Bệnh lỵ trực khuẩn shigella: gặp ở trẻ em nhiều hơn người lớn bệnh nhi có biểu hiện sốt cao, đau bụng, đi ngoài nhiều lần, phân toàn nước, nhầy máu. Bệnh có thể nguy hiểm đến tính mạng vì độc tố của vi khuẩn và do mất nước nhiều.
Bệnh tả : là bệnh đặc biệt nguy hiểm vì vừa dễ gây chết ngườ vừa lây lan mạnh. Bệnh nhân đi tiêu xối xả, phân nước đục lờ như nước vo gạo và nôn liên tục gây mất nước trầm trọng, có thể tử vong nhanh chóng.
Bệnh thương hàn: do vi khuẩn salmonella gây nên, cũng là 1 bệnh khá phổ biến đối với trẻ trong mùa hè. Đây là bệnh nhiễm khuẩn toàn thân, diễn biến rất nặng nếu không có biện pháp điều trị tích cực. Salmonella khi vào cơ thể sẽ tràn vào hệ thống bạch huyết ở ruột gây cho người bị nhiễm tình trạng sốt liên tục, li bì, rối loạn tiêu hóa, mệt mỏi, chán ăn, đau đầu, đổ mồ hôi...Nếu biến chứng nặng làm chảy máu ruột thậm chí thủng ruột. Vi khuẩn salmonella lây bệnh cho người qua đường tiêu hóa, đa số mắc bệnh do ăn uống không vệ sinh, thực phẩm, nước uống bị nhiễm salmonella nhưng không được nấu chín.
* Khi trẻ bị tiêu chảy nên làm gì?
Do căn nguyên của tiêu chảy rất đa dạng nên cho trẻ đi khám bệnh là một biện pháp tốt nhất. Khi trẻ đi tiêu chảy trên 6 lần/ngày phải mang trẻ đến cơ sở y tế điều trị.
Bệnh nhi cần uống nhiều nước theo nhu cầu để phòng mất nước. Tốt nhất là sử dụng dung dịch Oresol (ORS). Bệnh nhi vẫn phải ăn bình thường để đề phòng suy dinh dưỡng có thể chia làm nhiều bữa nhỏ, ăn thức ăn lỏng dễ tiêu hóa như cháo súp, thì, cá...Đối với trẻ còn bú mẹ vẫn tiếp tục cho bú sữa mẹ.
Trường hợp trẻ bị tiêu chảy cấp mất nước nặng sẽ có 2 trong 4 dấu hiệu đặc trưng như li bì, hôn mê, mắt trũng, khát nước nhưng không uống được nhiều véo vào da thấy dấu véo mất chậm. Trong trường hợp này, việc cần thiết là phải bù nước và khẩn trương đưa trẻ đến cơ sở y tế để cấp cứu.
Vi khuẩn gây bệnh thương lây lan qua thức ăn và chất tiết của bệnh nhân, do đó muốn phòng chống cần chú ý đến chế độ của bé là ăn chín, uống sôi và rửa tay sạch trước khi ăn.
Sốt: cũng có thể làm trẻ khó chịu, gây mất nước, làm nhịp tim tăng lên. Sốt cao có thể gây co giật hôn mê...đe dọa đến tính mạng của trẻ. Đối với bệnh sốt cao co giật do virus, biểu hiện thường gặp nhất là trẻ đang khỏe mạnh, chơi đùa bình thường bỗng tỏ ra mệt mỏi, sau đó sốt cao và lên cơn co giật. Trước khi đưa trẻ đi cấp cứu, các bậc cha mẹ cần cho trẻ uống thuốc hạ nhiệt, lau cơ thể trẻ bằng khăn những nước ấm, thấp hơn nhiệt độ cơ thể trẻ lúc đó là 2 độ C, mặc quần áo mỏng, nằm nghiêng nơi thoáng và làm sạch miệng.
Sốt phát ban: triệu chứng ban đầu thường là sốt, ho, sổ mũi và xuất hiện ban đỏ, lúc đầu ở mặt sau lan xuống, bụng, tay, chân. Đặc điểm để phân biệt ban do hậu quả của sốt phát ban và ban do các nguyên nhân khác là: thường có những chấm mịn như cám, màu đỏ, tuyệt đối không có các chấm ở miệng. Trẻ sốt phát ban thường không gây nhiều lo lắng cho cha mẹ như trẻ sốt cao co giật do virus nhưng bệnh nặng thường được phát hiện muộn nên dẫn tới nhiều hậu quả khác.
Khi xử lý tại nhà, các cha mẹ lưu ý chỉ cho trẻ ăn những loại thức ăn nhẹ như cháo, sữa tránh những thức ăn dễ gây dị ứng ngoài da như cá biển, cua, ốc.
3. Viêm não và sốt xuất huyết
Mùa hè khi lượng muỗi trong môi trường đạt hiệu quả cao nhất thì bệnh viêm não và sốt xuất huyết não là 2 bệnh đáng ngại nhất. Ở Việt Nam bệnh sốt xuất huyết thường xảy ra quanh năm còn ở miền Bắc thường xảy ra ở cuối mùa hè đầu mùa thu.
Khi trẻ mắc bệnh sốt xuất huyết sẽ sốt cao đột ngột 39 - 40 độ C liên tục 2 đến 3 ngày. Đến ngày thứ 3, thứ 4 trẻ có thể bị chảy máu cam, chảy máu chân răng nổi ban xuất huyết, nặng hơn có thể nôn ra máu, đi ngoài ra máu. Nếu các dấu hiệu nặng như li bì, vật vã, chân tay lạnh, tiểu ít hoặc không tiểu phải đưa trẻ đi cấp cứu. Trong sốt xuất hiện khi nhiệt độ nặng cũng là lúc bị sốc, trụy tim mạch, nếu không chữa trị kịp thời sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Bệnh viêm não phát triển mạnh từ cuối tháng 5 đến đầu tháng 7 hàng năm. Các triệu chứng của bệnh viêm não ở trẻ em: sốt cao (trên 38,5 độ C), nôn vọt, đau đầu, quấy khóc, không cúi và không quay được cổ, hôn mê.
Viêm não do các bệnh nhiễm trùng thường ở trẻ em như sởi, quai bị, thủy đậu có thể phòng ngừa có hiệu quả bằng việc tiêm chủng các bệnh trên. Đối với bệnh viêm não Nhật Bản cách tốt nhất là phòng bệnh. Các bậc cha mẹ nên con đi tiêm phòng bệnh trước đó 6 tháng, từ khoảng tháng 12 năm trước. Trong những vùng mà viêm não lây truyền do côn trùng nhất là muỗi thì trẻ em nên: tránh chơi ngoài trời lúc bình minh hoặc hoàng hôn (là thời điểm muỗi hoạt động mạnh nhất) cần mặc quần áo phủ kín tay chân, dùng các chất xua đuổi côn trùng, nằm màn kín khi ngủ, vệ sinh môi trường phát quang bụi rậm, đậy kĩ các vật dụng chứa nước, loại bỏ các dụng cụ thừa có khả năng chứa nước.
Theo SKDS
Tôi rất độc với ốc tai Tobramycin tôi là loại thuốc kháng sinh thuộc nhóm aminoglycosid. Tôi được chỉ định trong các bệnh nhiễm khuẩn nặng đe dọa tính mạng, đặc biệt với các bệnh mà nguyên nhân chưa rõ ràng hoặc bị nhiễm khuẩn huyết do vi khuẩn gram âm. Ngoài ra, tôi có thể dùng dưới dạng thuốc nước hay mỡ tra mắt 0,3% cho những bệnh...