Dấu hiệu thỏa thuận bí mật về Syria
Tổng thống Syria Bashar al-Assad có thể đang cân nhắc một đề nghị bí mật do châu Âu thúc đẩy nhằm chấm dứt cuộc khủng hoảng hiện nay.
Cả ông Obama lẫn al-Assad đều đang chờ quyết định của Quốc hội Mỹ – Ảnh: AFP
Trong cuộc phỏng vấn với Đài PBS của Mỹ phát ngày 9.9, ông al-Assad tiếp tục phủ nhận liên quan đến vụ tấn công bằng vũ khí hóa học gần Damascus ngày 21.8.
Vị tổng thống này tuyên bố “sẵn sàng cho mọi tình huống” ám chỉ nguy cơ Mỹ tấn công quân sự nhưng đồng thời lại nói: “Không nhất thiết tôi buộc phải chuẩn bị đối phó một cuộc can thiệp của Mỹ”.
Trang tin DEBKAfile dẫn các nguồn quan chức và chuyên gia nhận định đây là cụm từ đáng chú ý nhất trong cuộc phỏng vấn, có thể cho thấy tình hình bắt đầu có lối thoát. Theo nhận định, chính quyền Tổng thống Mỹ Barack Obama đang trì hoãn hành động quân sự để đặt trước ông al-Assad một thỏa thuận mới nhằm chấm dứt khủng hoảng. Nội dung thỏa thuận vẫn đang nằm trong vòng bí mật nhưng các nguồn tin tiết lộ EU đang rất ủng hộ giải pháp này.
Video đang HOT
Nhận định về sự “hãm phanh” của Mỹ càng rõ nét khi Reuters ngày 9.9 dẫn lời Ngoại trưởng Kerry nói rằng Syria có thể tránh khỏi một cuộc tấn công quân sự nếu chấp nhận giao nộp toàn bộ vũ khí hóa học của nước này trong vòng 1 tuần.
Ông cũng lặp lại quan điểm rằng chiến dịch quân sự nếu có chỉ nhằm ngăn chặn sử dụng vũ khí hóa học tấn công người dân chứ cuộc khủng hoảng Syria phải được giải quyết bằng biện pháp chính trị. Ngoài ra, những thông tin vừa được tình báo Đức tiết lộ cho thấy ông al-Assad có thể không ra lệnh tấn công mà do cấp dưới tự tung tự tác.
Giải pháp hòa bình cho Syria cũng là điều Ngoại trưởng Syria Walid al-Muallem và người đồng cấp Nga Sergei Lavrov nhất trí trong cuộc gặp tại Moscow hôm qua. CNN dẫn lời ông Lavrov khẳng định Nga “không bị thuyết phục về các bằng chứng chính phủ Syria dùng vũ khí hóa học”. Tuy nhiên, ông cũng cho biết Moscow sẽ thúc giục Damascus đặt kho vũ khí hóa học của họ dưới sự kiểm soát quốc tế. Theo báo Ha’aretz, ông Muallem dự kiến sẽ giới thiệu một lộ trình chuyển giao quyền lực tại Syria do nước này và Iran cùng soạn thảo.
Dự kiến Tổng thống Obama sẽ có bài phát biểu trực tiếp trên truyền hình Mỹ vào ngày 10.9 (giờ địa phương) về Syria trước khi Quốc hội nhóm họp.
Dự kiến Thượng viện sẽ bỏ phiếu về chiến dịch Syria vào ngày 11.9 còn Hạ viện chưa thông báo lịch cụ thể. Hôm qua, CNN công bố kết quả khảo sát ở Mỹ cho thấy 59% hngười được hỏi phản đối can thiệp vào Syria.
Theo TNO
Syria khen lãnh đạo Nga sáng suốt
Ngoại trưởng Syria Walid al-Muallem hoan nghênh đề nghị của Nga về việc Damascus giao nộp các vũ khí hóa học để tránh bị Mỹ tấn công, nhưng chưa rõ tổng thống quốc gia Trung Đông có tán thành hay không.
Ngoại trưởng Syria, Walid al-Muallem. Ảnh: AFP
"Tôi lắng nghe một cách thận trọng tuyên bố của Sergei Lavrov. Về việc này, tôi nhấn mạnh rằng Syria hoan nghênh sáng kiến của Nga, trên cơ sở là sự quan ngại của lãnh đạo Syria về sinh mạng của người dân nước tôi cũng như an ninh của đất nước", AFP dẫn lời ông Muallem ngày 9/9.
"Chúng tôi cũng hoan nghênh sự sáng suốt của các nhà lãnh đạo Nga, những người đang cố gắng ngăn chặn một cuộc tấn công của người Mỹ nhằm vào người dân của chúng tôi", ngoại trưởng Syria nói nhưng không cho biết thêm chi tiết. Hiện chưa rõ liệu Tổng thống Syria, Bashar al-Assad có đồng ý với sáng kiến của Nga hay không.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov hôm qua kêu gọi chế độ Syria chuyển giao quyền kiểm soát kho vũ khí hóa học cho cộng đồng quốc tế, như một cách để tránh nguy cơ bị Mỹ tấn công. Tuyên bố của ông Lavrov được đưa ra sau khi Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cho rằng Tổng thống Syria Bashar al-Assad đã có thể giao nộp các vũ khí hóa học cho cộng đồng quốc tế, để đổi lại cơ hội tránh được một hành động quân sự.
Phản ứng trước các diễn biến kể trên, Thủ tướng Anh David Cameron bày tỏ lo ngại rằng kế hoạch chuyển giao vũ khí hóa học có thể là "một chiến thuật đánh lạc hướng", nhưng vẫn đón nhận sáng kiến của Nga. "Nếu Syria giao nộp các vũ khí hóa học, dưới sự giám sát quốc tế, thì rõ ràng đó là một bước tiến lớn và nên được khích lệ", ông Cameron nói với các nhà lập pháp Anh.
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon thì kêu gọi việc lập nên các khu vực do Liên Hợp Quốc giám sát tại Syria. Đây là nơi mà các vũ khí hóa học của nước này có thể bị phá hủy. Ban cho biết ông có thể đề xuất về các khu vực này lên Hội đồng Bảo an, nếu các thanh sát viên Liên Hợp Quốc xác nhận những vũ khí bị cấm đã được sử dụng. Việc này cũng sẽ giúp hội đồng thoát được trạng thái "án binh bất động đầy lúng túng" về vấn đề Syria.
"Tôi đang cân nhắc việc thúc giục Hội đồng Bảo an yêu cầu chuyển ngay lập tức các vũ khí hóa học và các kho hóa học tới những địa điểm ở Syria, nơi chúng được lưu trữ an toàn và được tiêu hủy", tổng thư ký Liên Hợp Quốc nói.
Nhà Trắng chưa có phản ứng trước sáng kiến của Nga và kế hoạch của Liên Hợp Quốc, nhưng Ngoại trưởng Mỹ John Kerry trước đó đã khẳng định một giải pháp chính trị cho cuộc xung đột ở Syria sẽ dễ dàng đạt được hơn sau một hành động can thiệp quân sự từ bên ngoài.
Vụ tấn công hóa học xảy ra hôm 21/8 tại các khu vực ở thủ đô Damascus của Syria, khiến hơn 1.400 người thiệt mạng. Mỹ cáo buộc chế độ Assad đứng sau vụ việc này, nhưng tổng thống Syria bác bỏ cáo buộc, đồng thời cho rằng chính phe đối lập ở nước này phải chịu trách nhiệm.
Hà Giang
Theo VNE
Tổng thư ký LHQ kêu gọi tiêu hủy vũ khí hóa học ở Syria Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc (LHQ) Ban Ki-moon ngày 9.9 kêu gọi thiết lập các khu vực giám sát của LHQ ở ngay trên lãnh thổ Syria và vũ khí hóa học của Syria cũng sẽ được tiêu hủy tại các khu vực này. Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon - Ảnh: AFP AFP dẫn lời ông Ban nói với các phóng...