Dấu hiệu thiếu hụt dinh dưỡng
Tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng xảy ra khi cơ thể không được cung cấp các dưỡng chất cần thiết theo nhu cầu. Sự thiếu hụt này có thể gây ra nhiều rắc rối về sức khỏe. Những người ăn ít rau xanh và trái cây thường rất dễ bị thiếu dưỡng chất. Có thể nhận biết tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng qua những dấu hiệu và triệu chứng phổ biến dưới đây.
Ảnh minh họa: internet
1. Sự suy yếu của xương
Duy trì sự chắc khỏe cho xương sẽ giúp bạn giữ được vóng dáng gọn gàng và cơ thể luôn khỏe mạnh, đặc biệt là khi đã có tuổi. Tuy nhiên, nếu cảm thấy xương đã có dấu hiệu suy yếu, bạn cần xem lại chế độ dinh dưỡng của mình vì đây có thể là biểu hiện của sự thiếu hụt các dưỡng chất như vitamin A, C, D, K, crôm, kẽm, ma-giê. Tình trạng suy yếu của xương nếu quá nghiêm trọng có thể gây ra bệnh còi xương ở trẻ em hoặc loãng xương ở những người lớn tuổi.
2. Thường xuyên bị chuột rút
Rất nhiều người bị chuột rút thường xuyên mà không hề biết rằng tình trạng này có thể bắt nguồn từ việc thiếu hụt chất dinh dưỡng trong cơ thể. Những dưỡng chất như ma-giê, can-xi và kali được cho là có tác dụng hỗ trợ sự phát triển của hệ cơ. Do đó, việc thiếu hụt những chất này sẽ khiến bạn bị chuột rút ở chân, bắp chân và mặt phía sau của đùi.
Video đang HOT
3. Những hư tổn trên tóc
Bạn luôn băn khoăn về tình trạng tóc không bóng khỏe và bị hư tổn khá nhiều dù đã cố công chăm sóc chúng khá kỹ lưỡng. Hãy xem lại chế độ ăn uống hàng ngày vì những biểu hiện trên tóc có thể bộc lộ tình trạng “suy dinh dưỡng” đang diễn ra bên trong cơ thể. Sự thiếu hụt các vitamin nhóm b như B5, B6, B1, biotin hay clo có thể là nguyên nhân khiến tóc luôn giòn, dễ gãy và không bóng mượt.
4. Sự suy yếu của hệ miễn dịch
Một hệ miễn dịch khỏe mạnh sẽ giúp cơ thể có đủ sức mạnh để chống lại sự tấn công của những căn bệnh truyền nhiễm. Chúng đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn sức khỏe và phòng ngừa bệnh tật. Trong trường hợp hệ miễn dịch bị suy yếu, khả năng phòng vệ của cơ thể sẽ giảm sút, bạn dễ mắc bệnh hơn bình thường. Tình trạng này thường có liên quan đến sự thiếu hụt các dưỡng chất như vitamin A, C, D, E, crôm, selen, ma-giê và kẽm.
5. Các rắc rối trên da
Mụn, chàm, đồi mồi… là những rắc rối về da phổ biến nhất mà nhiều người hay mắc phải. Đây chính là kết quả của việc bạn đã không chú ý đúng mức đến chế độ dinh dưỡng thường ngày của mình. Do đó, thay vì dành thời gian cho việc giải quyết những vấn đề đang xuất hiện trên da, bạn nên bổ sung thêm các vitamin như A, B3, biotin, B8, C, E cùng với các a-xít béo omega-3, đồng, kẽm, selen vào khẩu phần của mình.
6. Những trục trặc ở hệ tiêu hóa
Sự khỏe mạnh của hệ tiêu hóa được quyết định bởi lượng dinh dưỡng mà bạn nạp vào cơ thể. Một chế độ ăn uống nghèo nàn dưỡng chất có thể gây ra nhiều rắc rối cho hệ thống tiêu hóa như táo bón, đầy hơi hay tiêu chảy. Thông thường, những vấn đề này liên quan đến tình trạng thiếu hụt các chất dinh dưỡng như vitamin B1 và sắt, B8, B12, C, D, E, K, selen, ma-giê hay kẽm.
Theo VNE
Dấu hiệu khi cơ thể thiếu hụt vitamin
Nếu chế độ ăn uống không đáp ứng các nguyên tắc dinh dưỡng, và khi lượng vitamin không được cung cấp đầy đủ, sức khỏe sẽ gặp vấn đề.
Ảnh: Shutterstock
Không có triệu chứng rõ ràng để nhận biết việc thiếu hụt vitamin. Tuy nhiên, các nhà khoa học có thể xác định được điều này thông qua một số biểu hiện, chẳng hạn mệt mỏi, khó chịu, căng thẳng, trầm cảm, dị ứng, mất ngủ. Theo Dummies, việc thiếu hụt vitamin khiến cơ thể bị suy giảm về chức năng, thiếu sức đề kháng bệnh tật.
Vitamin A. Là một chất hết sức cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là cho các tế bào mắt. Thiếu vitamin A dễ dẫn đến hiện tượng khô mắt, tầm nhìn hạn chế, da khô hoặc nứt, vết thương chậm lành, tổn thương thần kinh, khứu giác và vị giác giảm, không có khả năng đổ mồ hôi; giảm sức đề kháng với bệnh nhiễm trùng đường hô hấp.
Vitamin D. Có lợi cho sự hình thành, phát triển hệ thống xương, giúp cơ thể hấp thu tốt nhất lượng can xi. Ở trẻ em thiếu vitamin D gây bệnh còi xương (cơ bắp yếu, răng phát triển chậm, xương mềm), nhẹ cân, sâu răng, gia tăng bệnh hen suyễn và viêm nhiễm đường hô hấp. Nghiên cứu được công bố tại Anh cho biết trẻ em thiếu hụt vitamin D có nguy cơ cao mắc bệnh hô hấp. Do đó, cần cho trẻ tắm nắng sớm để tổng hợp vitamin D. Ở người lớn thiếu vitamin D dẫn đến hiện tượng nhuyễn xương (mềm, xốp, dễ gãy).
Vitamin E. Chức năng quan trọng hàng đầu của vitamin E là phòng chống ung thư và xơ cứng tế bào thông qua cơ chế trung hòa độc chất ô xy hóa tích tụ trong cơ thể. Ngoài ra, vitamin E còn giúp tăng cường khả năng sinh sản, bảo vệ da, kiểm soát tiểu cầu trong máu. Đặc biệt, khi thiếu hụt vitamin E, cơ thể không có khả năng hấp thụ chất béo.
Vitamin K. Đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình làm đông máu, nhằm tránh tình trạng chảy máu. Thiếu vitamin K khiến vết thương chảy máu liên tục, cơ thể sẽ gặp nguy hiểm.
Vitamin C. Được biết đến với các tác dụng thải độc, chống ô xy hóa và tăng cường hệ miễn dịch. Khi thiếu vitamin C sẽ xuất hiện dấu hiệu của bệnh Scorbut (biểu hiện qua các triệu chứng: chảy máu nướu răng, viêm lợi, chậm lành vết thương, đốm xuất huyết trên da...). Ngoài ra, thiếu vitamin C cũng là nguyên nhân gây đau hoặc sưng khớp, khó thở, dễ bị nhiễm trùng, đặc biệt là cúm và viêm hô hấp, vết thương chậm lành.
Thiamin (vitamin B1). Khi cơ thể thiếu hụt vitamin B1 sẽ xảy ra tình trạng chán ăn, mệt mỏi, giảm cân ngoài ý muốn, đau bụng, buồn nôn, tổn thương thần kinh, mất cảm giác vì viêm dây thần kinh ngoại vi, rối loạn tâm thần, kém tập trung, đầu ngón tay tê, nhịp tim nhanh, sưng phù cơ thể...
Riboflavin (vitamin B2). Cơ thể sẽ xuất hiện các dấu hiệu viêm niêm mạc - bao gồm nứt môi, viêm lưỡi và miệng, khô mắt, phát ban, chậm lành vết thương, tóc rụng khi thiếu hụt vitamin B2.
Vitamin B6. Thiếu máu, co giật tương tự như chứng động kinh; buồn nôn, chóng mặt, giảm cân, da phát ban, rối loạn tiêu hóa, tổn thương thần kinh (ở trẻ sơ sinh) là những dấu hiện để nhận biết sự thiếu hụt vitamin B6.
Vitamin B12. Thiếu vitamin B12 liên quan đến rối loạn cảm giác, kích thích thần kinh hoặc trầm uất, viêm da, lưỡi viêm đỏ, ăn không ngon, giảm cân, đi đứng không vững, tính tình cáu kỉnh, buồn rầu...
Biotin. Chán ăn, đau bụng, xanh xao, da khô, da có vảy, rụng tóc, trầm cảm là những biểu hiện của việc thiếu hụt biotin.
Theo TNO
Nhận biết dấu hiệu cơ thể đang thiếu sắt Thiếu sắt sẽ khiến cơ thể mệt mỏi kéo dài nhưng ít người nhận biết. Trẻ em và phụ nữ là những đối tượng thường xuyên bị thiếu sắt. Hãy xem các dấu hiệu sau để nhận biết tình trạng thiếu hụt sắt của cơ thể. 1. Mệt mỏi, uể oải Thiếu sắt làm cho cơ thể cảm thấy yếu đuối, mệt mỏi....