Dấu hiệu sớm bệnh tim bẩm sinh ở trẻ
Bệnh tim bẩm sinh là dạng dị tật phổ biến nhất và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu của các ca dị tật bẩm sinh ở trẻ em.
Vì vậy, việc phát hiện sớm là vô cùng quan trọng.
Nguyên nhân gây bệnh tim bẩm sinh
Tim bẩm sinh là những khuyết tật ở tim, ở các mạch máu lớn do sự ngừng hoặc kém phát triển các thành phần của phôi tim trong thời kì bào thai. Theo thống kê tỉ lệ mắc bệnh tim bẩm sinh trung bình khoảng 1% đến 2% trong tổng số trẻ mới sinh.
Trong tim bẩm sinh, các bệnh thường gặp là: thông liên thất, thông liên nhĩ, còn ống động mạch, tứ chứng Fallot, chuyển gốc động mạch, hẹp động mạch phổi…
Hầu hết các trường hợp tim bẩm sinh là do mẹ mang thai trong 10 tuần đầu (đặc biệt từ tuần thứ 5 đến tuần thứ 8) mắc các bệnh nhiễm khuẩn (nhiễm virus cúm, sởi, sốt phát ban…), nhiễm độc (hóa chất, thuốc, các chất phóng xạ…). Một số trường hợp do rối loạn về di truyền: hội chứng Marfan, lệch khớp háng, hội chứng Down, biến dị đơn gen…
Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, cứ khoảng 1.000 trẻ sơ sinh thì có 9 trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh, mức độ thay đổi từ nhẹ đến nặng. Tim bẩm sinh có thể đi kèm với bệnh lý bất thường về gene như trong hội chứng Down, nhưng đa phần các trường hợp không rõ nguyên nhân.
Bệnh tim bẩm sinh là dạng dị tật phổ biến nhất và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em.
Dấu hiệu nhận biết sớm tim bẩm sinh ở trẻ em
Dựa vào sinh lý bệnh, chia tim bẩm sinh thành 3 loại:
Tim bẩm sinh có luồng máu thông từ trái sang phải (Shunt trái – phải): lâm sàng còn gọi là tim bẩm sinh không tím hoặc tím muộn, gồm các bệnh thông liên thất, thông liên nhĩ, còn ống động mạch, dò động mạch, vỡ túi phình xoang Valsalva, ống nhĩ thất chung…
Video đang HOT
Tim bẩm sinh có luồng máu từ phải sang trái (shunt phải – trái, gồm 2 nhóm:
Nhóm ít máu lên phổi: tứ chứng Fallot, tam chứng Fallot, ngũ chứng Fallot, teo van động mạch phải, teo van ba lá, Ebstein, thất phải 2 đường ra…
Nhóm nhiều máu lên phổi: Chuyển gốc động mạch, thân chung động mạch, tim một thất, thất trái 2 đường ra, hội chứng Taussig – Bing…
Biểu hiện tim bẩm sinh ở trẻ sơ sinh bao gồm: Khó thở, thở nhanh, thở rút lõm, bú ít và ngừng nghỉ liên tục khi bú mẹ.
Trẻ được vài tháng tuổi trở lên sẽ có biểu hiện rõ rệt hơn: Thường xuyên ho, thở khò khè và hay bị viêm phổi.
Ngoài ra, trẻ có thể có một số biểu hiện đi kèm như thể chất chậm phát triển, da xanh xao, môi và đầu ngón chân, ngón tay chuyển màu tím khi trẻ khóc.
Dị tật tim bẩm sinh có thể đi kèm với các bệnh liên quan đến việc đột biến nhiễm sắc thể như down, sứt môi, thiếu hoặc thừa ngón chân… Những trường hợp này cần được theo dõi đặc biệt để sớm phát hiện và điều trị những dị tật về tim bẩm sinh nếu có.
Cũng có một số trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh nhưng không có biểu hiện rõ rệt và chỉ tình cờ được phát hiện khi trẻ được đưa đi kiểm tra sức khỏe hoặc đi khám bệnh khác.
Phòng ngừa tim bẩm sinh
Cần siêu âm tầm soát ít nhất một lần cho trẻ ngay sau khi trẻ vừa chào đời hoặc trong tháng đầu tiên của trẻ.
Tùy từng loại dị tật tim bẩm sinh mà có các chỉ định phù hợp. Có những trường hợp yêu cầu phẫu thuật rất sớm ngay trong những tháng đầu sau sinh. Có thể là phẫu thuật sửa toàn bộ hoặc phẫu thuật sửa tạm thời. Trẻ bị tim bẩm sinh cần được theo dõi định kỳ với một bác sĩ tim mạch nhi để có những quyết định điều trị tại những thời điểm phù hợp.
Để phòng ngừa tim bẩm sinh ở trẻ nhỏ, cha mẹ cần lưu ý những khuyến cáo như:
Cân nhắc mang thai nếu bố, mẹ có di truyền liên quan đến bệnh tim bẩm sinh, tiểu đường, lupus đỏ…
Khi mang thai phải tránh tiếp xúc các tác nhân vật lý, hóa học, độc chất, các loại an thần, nội tiết, rượu, thuốc lá… nhiễm trùng (Rubella, quai bị, Herpes Cytomegalovirus, Coxsackie B…).
Tiêm ngừa bệnh sởi, rubella trước khi mang thai.
Trong suốt thời gian mang thai, mẹ không uống rượu bia, hút thuốc lá và các loại thuốc mà chưa có chỉ định của bác sĩ, nhất là trong 3 tháng đầu thai kỳ.
Ngoài ra, khi mang thai cần khám thai cũng như siêu âm thai nhi ít nhất một lần trong thai kỳ của mình để tầm soát tim bẩm sinh cho trẻ. Ở tuần thai thứ 18 – 22 là thời điểm vàng để siêu âm chẩn đoán dị tật tim bẩm sinh của thai nhi. Nếu đã bỏ lỡ việc siêu âm tim thai, cần siêu âm tầm soát ít nhất một lần cho trẻ ngay sau khi trẻ vừa chào đời hoặc trong tháng đầu tiên của trẻ.
Thay van động mạch phổi qua da cứu bệnh nhi tim bẩm sinh phức tạp
Mới đây, tại khoa Tim mạch trẻ em, Trung tâm tim mạch, Bệnh viện E có thêm hai trường hợp bệnh nhi thay van động mạch phổi (ĐMP) qua da sau phẫu thuật sửa toàn bộ fallot 4 có hở van động mạch phổi nặng.
Trường hợp đầu tiên là bệnh nhi N.H.V (12 tuổi, ở huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang), được phát hiện bị bệnh tim bẩm sinh tứ chứng fallot lúc 4 tháng tuổi. Sau đó, bệnh nhi đã được phẫu thuật sửa chữa triệt để tứ chứng fallot lần 1 tại Trung tâm tim mạch, Bệnh viện E vào năm 2013, sức khỏe bệnh nhi đã được cải thiện nhiều.
Thời gian gần đây, bệnh nhi V. thường khó thở khi gắng sức và hạn chế khi hoạt động thể lực, gia đình đưa cháu đến khám tại Trung tâm tim mạch, Bệnh viện E. Thông qua kết quả siêu âm tim và chụp MRI của bệnh nhi cho thấy, tình trạng hở van động mạch phổi khiến máu trào ngược từ động mạch phổi về tâm thất phải. Theo các bác sĩ, đây là diễn tiến tự nhiên thường gặp sau phẫu thuật điều trị tứ chứng fallot. Ở trường hợp này, cần có chỉ định thay van ĐMP và sau khi tiến hành hội chẩn, các bác sĩ nhận thấy người bệnh có đủ điều kiện để có thể tiến hành thay van ĐMP qua da.
Bệnh nhi được phẫu thuật thay van động mạch phổi qua da.
Anh N.V.C, bố của bệnh nhi V cho biết, sau khi được các bác sĩ khoa Tim mạch trẻ em, Trung tâm tim mạch, Bệnh viện E giải thích về tình trạng bệnh và lý do lựa chọn phương án can thiệp cho con bằng kỹ thuật thay van động mạch phổi qua da, gia đình rất yên tâm vì con không cần phải mổ mở và cưa xương ức. Nhớ lại lần phẫu thuật trước, bé V phải phẫu thuật bằng phương pháp mở ngực, cưa xương ức rất đau đớn. Đến lần này, khi nhận được thông tin bé có thể can thiệp bằng phương pháp mới này anh và gia đình quyết tâm tìm lại trái tim khỏe mạnh cho con, người bố chia sẻ thêm.
Một trường hợp khác là bệnh nhi N.V.H.P (9 tuổi, ở huyện Vĩnh Bảo, tỉnh Vĩnh Phúc) cũng bị bệnh tim bẩm sinh tứ chứng fallot và đã được phẫu thuật sửa chữa toàn bộ tứ chứng fallot năm 2 tuổi bằng phương pháp phẫu thuật tim hở. Gần đây, bé được phát hiện bị hở động mạch phổi.
TS.BS Trần Đắc Đại - Trưởng khoa Tim mạch trẻ em, Trung tâm tim mạch, Bệnh viện E giải thích, tứ chứng Fallot hay còn gọi là Fallot 4 là một trong những bệnh lý tim bẩm sinh có tím thường gặp. Đây là một bệnh lý tim bẩm sinh tương đối phức tạp với 4 dạng khiếm khuyết tim: thông liên thất, tắc nghẽn đường thoát thất phải, động mạch chủ cưỡi ngựa và phì đại tâm thất phải. Các khuyết tật về tim này làm giảm lưu lượng máu đến phổi, đưa máu thiếu oxy đến các cơ quan khác trên cơ thể nên trẻ bị thiếu oxy lâu ngày, dễ bị mệt, tím da niêm... Nếu không được theo dõi và phẫu thuật, diễn tiến tự nhiên của bệnh thường dẫn đến tăng tỉ lệ các biến chứng, giảm tuổi thọ, thậm chí tử vong.
TS.BS Trần Đắc Đại phương pháp mổ mở truyền thống, người bệnh phải trải qua một cuộc phẫu thuật lớn: gây mê hồi sức kéo dài, cưa xương ức, liệt tim... và cắt thân động mạch phổi, khoét phễu thất phải để thay conduite động mạch phổi, với mức độ xâm lấn lớn và nguy cơ biến chứng cao. Còn với kỹ thuật can thiệp thay van động mạch phổi qua da sẽ giúp người bệnh tránh được cuộc phẫu thuật tim lớn (mổ mở), giúp người bệnh có khả năng hồi phục nhanh hơn, giảm thời gian nằm viện và giảm các nguy cơ biến chứng...
Cả hai bệnh nhi đã được phẫu thuật thay van động mạch phổi qua da thành công.
Trong quá trình can thiệp, các bác sĩ chỉ mở vào đường tĩnh mạch đùi rồi luồn ống thông lên tĩnh mạch chủ dưới đến nhĩ phải, xuống thất phải và lên động mạch phổi. Các bác sĩ thực hiện các thao tác để lựa chọn kích cỡ van động mạch phổi phù hợp, đưa van động mạch phổi nhân tạo qua đường ống thông từ tĩnh mạch đùi lên động mạch phổi và tiến hành thả van động mạch phổi, nằm trong thân động mạch phổi nguyên bản của người bệnh. Sau đó, van nhân tạo bung ra và hoạt động như một van tim bình thường.
TS.BS Trần Đắc Đại chia sẻ, dựa vào tình trạng bệnh lý và thể trạng của từng bệnh nhi mà bác sĩ sẽ có chỉ định phác đồ và thời gian can thiệp hay phẫu thuật phù hợp nhất.
Để thực hiện thành công một ca can thiệp thay van động mạch phổi qua da, yếu tố quyết định phụ thuộc vào trình độ chuyên môn của các phẫu thuật viên, phải có nhiều năm kinh nghiệm trong can thiệp tim mạch.
Trong quá trình thực hiện kỹ thuật can thiệp thay van động mạch phổi qua da các bác sĩ tại Trung tâm tim mạch, BV E còn có một ekip phẫu thuật tim mạch chuẩn bị sẵn sàng ứng cứu để xử trí kịp thời những biến chứng nếu có.
TS.BS Trần Đắc Đại khẳng định, phương pháp thay van động mạch phổi qua da không chỉ mở ra một hướng đi mới trong điều trị mà còn là niềm hy vọng cho những người bệnh hở van động mạch phổi sau phẫu thuật sửa chữa tứ chứng Fallot và các bệnh lý thương tự. Trong thời gian tới, các bác sĩ khoa Tim mạch trẻ em sẽ tiếp tục tiếp tục đẩy mạnh kỹ thuật thay van động mạch phổi qua da trong điều trị cho người bệnh giúp ngày càng nhiều người bệnh được tiếp cận với phương pháp tiên tiến này.
Sau can thiệp, sức khỏe của hai bệnh nhi ổn định, có thể đi lại vào ngày hôm sau, kết quả siêu âm tim và điện tim tốt. Hiện bệnh nhi đã hồi phục, hết khó thở, không còn mệt mỏi khi gắng sức, đã ra viện và có thể trở lại học tập, sinh hoạt bình thường. Khi xuất viện, gia đình hai bệnh nhi được các bác sĩ khoa Tim mạch trẻ em tư vấn về cách chăm sóc sau hậu phẫu và tái khám định kì nhằm tầm soát các biến chứng của bệnh.
Nguyên nhân nào khiến trẻ sơ sinh phải vào viện điều trị liên tục? Bé Bình An, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang khi sinh cân nặng 2,8kg, chỉ tăng 1kg trong 3 tháng đầu và liên tục phải nhập viện điều trị do viêm phổi. Chị Nguyễn Thị Hường, mẹ của Bình An kể, bé hay ốm, khoảng 20 ngày con lại phải vào viện điều trị bệnh viêm phổi. Khi con mắc viêm phổi phải...