Dấu hiệu sắp sinh mẹ bầu cần ‘thuộc lòng’
Nhận biết sớm những dấu hiệu sắp sinh nở sẽ khiến mẹ chủ động hơn trong việc đón con chào đời.
Lo lắng, hồi hộp là tâm trạng chung của các mẹ bầu khi gần đến ngày sinh nở, đặc biệt những người mang thai lần đầu. Rất nhiều chị em sợ rằng mình sẽ đẻ rơi con hoặc không biết đau đẻ giả hay thật.
Xin gợi ý với các mẹ những dấu hiệu sớm của việc sinh nở để chị em chủ động hơn trong ca sinh của mình:
Bụng bầu tụt xuống
Trong vài tuần cuối của thai kỳ, chị em có thể dễ dàng nhận thấy bụng bầu có chiều hướng tụt xuống thấp đáng kể. Điều này báo hiệu cho bạn biết em bé sẽ chào đời trong khoảng 1-2 tuần tới. Tuy nhiên với mẹ mang bầu lần hai thì có thể khác một chút. Ở lần bầu bí thứ 2 chị em sẽ không nhận thấy bụng bầu tụt xuống cho đến ngày sinh nở bởi vì cơ xương chậu của mẹ lúc này đã giãn nở đủ rộng. Để biết bụng bầu đã tụt chưa, mẹ có thể quan sát ngực xem có còn chạm vào phần trên của bụng nữa không? Nếu thấy ngực không chạm được vào phần trên của bụng nữa thì chắc chắn em bé đã tụt sâu xuống dưới. Đây là dấu hiệu đầu tiên mẹ có thể dễ dạng nhận ra rằng đã sắp đến ngày được gặp mặt con yêu rồi.
Đi tiểu thường xuyên
Đi tiểu thường xuyên là do áp lực của thai lên bàng quang mẹ tăng lên. Một vài người mẹ xuất hiện những cơn co cơ nhẹ ở bụng, kèm theo chứng tiêu chảy. Chị em bầu nhớ là đừng nhịn tiểu nhé, sẽ làm không chỉ mẹ khó chịu mà còn ảnh hưởng đến con nữa đó.
Đau lưng
Rất nhiều chị em đã từng trải qua ca sinh nở chia sẻ rằng họ bị đau lưng khủng khiếp trong 1 tuần trước khi sinh nở. Nếu bạn hay bị đau lưng tiền kinh nguyệt thì trước khi lâm bồn, bạn cũng có thể sẽ bị đau lưng. Những cơn đau lưng báo hiệu chuyển dạ này âm ỉ ở lưng dưới. Đó là dấu hiệu cho thấy cổ tử cung đã mềm và “chín” chuẩn bị cho sự ra đời của em bé.
Một số bà bầu cảm thấy cơn đau lưng bắt nguồn từ xương chậu và đau quanh xương chậu. Sự linh hoạt giữa các dây chằng ở xương chậu (gây nên cơn đau) cho phép xương của mẹ co giãn tốt, chuẩn bị cho sự chào đời của bé.
Video đang HOT
Rất nhiều chị em đã từng trải qua ca sinh nở chia sẻ rằng họ bị đau lưng khủng khiếp trong 1 tuần trước khi sinh nở. (ảnh minh họa)
Thai nhi chuyển động ít hơn
Từ tuần thai thứ 36 trở đi, tử cung của bạn trở nên chật chội và sự chuyển động của em bé dường như chậm lại một chút. Nhưng nếu có khi, bé rất yên lặng nhưng ngay sau đó, bé lại chuyển động mạnh mẽ hơn. Có lẽ, bé cũng đang mong chờ ngày chào đời của mình.
Bong nút nhầy
Trong thời gian mang thai, chất nhầy ở trong cổ tử cung có nhiệm vụ “đóng nắp” bọc nước ối nhưng đến những ngày cuối thai kỳ, chấy nhầy này ít dính đi và nước ối dễ dàng rò rỉ hoặc vỡ hẳn. Chất nhầy này thường có màu hồng đỏ. Chính vì vậy, trong khoảng 1 tuần trước ngày lâm bồn, chị em thường thấy âm đạo xuất hiện dịch màu hồng đỏ.
Khi thấy xuất hiện triệu chứng này chứng tỏ cổ tử cung của bạn đã bắt đầu mở và quá trình sinh nở diễn ra trong 1-2 ngày tới hoặc cũng có thể lên đến 1 tuần.
Cơn co thắt thường xuyên
Khi nhận thấy những cơn co thắt mạnh ở tử cung (dạ con) trong giai đoạn cuối thai kỳ thì đó có thể là dấu hiệu chuẩn bị lâm bồn. Tuy nhiên, những cơn có thắt này có thể xuất hiện trong suốt 3 tháng cuối thai kỳ, được gọi là những cơn đau giả (Braxton Hicks). Nếu bạn chỉ còn cách ngày dự sinh từ 1-2 tuần thì cần đặc biệt chú ý dấu hiệu này. Khi cơn co thắt mạnh mẽ (kéo dài khoảng 30 giây) và thường xuyên hơn thì ca sinh nở đã sắp bắt đầu rồi. Thông thường, những cơn đau đẻ sẽ ở mức độ nhẹ, ngắn cho đến mạnh mẽ và thường xuyên hơn.
Dễ thở hơn
Khi thai đã tụt xuống thì áp lực của thai lên cơ hoành và dạ dày mẹ được giảm thiểu, khiến những nhịp thở của mẹ dễ dàng hơn. Thời điểm này, chứng ợ nóng cũng đột nhiên biến mất. Tuy nhiên, nếu dấu này làm bạn dễ chịu hơn thì bạn lại phải đối mặt với áp lực gia tăng ở phía bụng dưới, việc đứng và đi lại cũng trở nên khó khăn hơn. Khi bé càng dịch chuyển xuống phía dưới tử cung, bạn sẽ càng khó ngủ hơn, đồng thời đây cũng là thời gian bạn khá vất vả khi chọn được tư thế ngủ thích hợp.
Khi thai đã tụt xuống thì áp lực của thai lên cơ hoành và dạ dày mẹ được giảm thiểu khiến những nhịp thở của mẹ dễ dàng hơn. (ảnh minh họa)
Sút cân
Một vài thai phụ bị giảm tới -1kg cân nặng một ngày trước khi lâm bồn. Đó là do nội tiết tố làm giảm lượng chất lỏng giữ trong cơ thể mẹ.
Tiêu chảy
Kích thích tố khi sinh nở sẽ tác động lên ruột và gây ra đau bụng, đi phân lỏng và đi thường xuyên. Nhiều nghiên cứu khoa học cũng cho rằng, những kích thích tố này là thuốc sổ tự nhiên đào thải cặn bã trong ruột để thai nhi thoải mái trong bụng mẹ. Những hormone này cũng có thể khiến mẹ bầu có cảm giác buồn nôn.
Bản năng làm tổ
Gần cuối thai kỳ, bạn thường thấy cơ thể cồng kềnh, uể oải và không muốn nhấc mình lên tý nào. Nhưng một buổi sáng thức dậy bạn cảm thấy khỏe mạnh lại bình thường và bắt đầu đi lại dọn dẹp, nấu ăn, rửa chén bát, như thể đang chuẩn bị dọn dẹp “tổ” đón đứa con sắp chào đời. Tuy nhiên, bạn cần nhẹ nhàng với bản thân, đừng để kiệt sức vì dọn nhà trước khi đón em bé ra đời. Hãy tạm dừng những công việc hàng ngày và nghỉ ngơi khi thấy mệt.
Chỉ có 10% các ca sinh nở có túi ối bị vỡ trước khi xuất hiện những cơn đau. Khi thấy nước ối tràn ra ào ạt, mẹ bầu cần đến ngay bệnh viện vì có thể em bé sẽ chào đời sau 1-2 giờ nữa. Thông thường chị em sẽ thấy hiện tượng vỡ ối trong quá trình đau đẻ.
Theo Khampha
Trong bụng mẹ, thai nhi có thở không?
Câu trả lời là: "Trong bụng mẹ, thai nhi không thở."
"Trong bụng mẹ, thai nhi có thở không?", "Thai nhi thở thế nào?"... là những câu hỏi mà rất nhiều mẹ bầu quan tâm. Câu trả lời có thể sẽ khiến không ít người bất ngờ bởi khi còn nằm trong tử cung, thai nhi không hề thở bằng miệng và mũi như một đứa trẻ sơ sinh. Khi chào đời là dịp đầu tiên bé chính thức hít thở.
Thực tế, phổi của thai nhi không giống với phổi của chúng ta, chúng chứa đầy nước và chính nước ối giúp phổi trưởng thành. Trong suốt 9 tháng nằm trong bụng mẹ, thai nhi lớn lên là nhờ nhận được lợi ích từ hơi thở của mẹ, bao gồm oxy và tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết.
Phổi và hệ thống tuần hoàn của mẹ sẽ giúp cung cấp máu, chất dinh dưỡng và oxy cũng như loại bỏ chất thải trong cơ thể cả người mẹ và thai nhi. Trong thời gian này, hệ thống tuần hoàn của bé vẫn đang phát triển, vì thế dây rốn và nhau thai kết nối em bé với mẹ sẽ đảm nhiệm các chức năng của phổi.
Thở thay thế
Quá trình trao đổi oxy và carbon dioxide trong cơ thể thai nhi sẽ thông qua nhau thai và dây rốn kết nối giữa mẹ và bé. Máu của người mẹ cũng sẽ lưu thông qua nhau thai và đồng thời mang chất dinh dưỡng đến cho em bé. Nhau thai được gắn vào thành tử cung và dây rốn vì vậy trong 9 tháng mang bầu, người mẹ có nhiệm vụ thở cho cả em bé nữa. Quá trình thở thay thế được diễn ra như sau: khi người mẹ hít vào, oxy trong không khí sẽ đi qua hệ thống tuần của người mẹ, đi vào nhau thai và dây rốn đến thai nhi. Sau đó, carbon dioxide cũng sẽ từ cơ thể bé đi qua nhau thai và dây rốn đến hệ thống tuần hoàn người mẹ và đi ra ngoài khi mẹ thở ra.
Thở thực hành
Mặc dù khi nằm trong bụng mẹ bé không chính thức thở nhưng có đôi lúc mẹ vẫn cảm thấy những chuyển động nhẹ như bé đang thở, thực ra là bé đang tập thở (thở thực hành). Ở khoảng tuần thai thứ 9, thai nhi bắt đầu tập thở tuy nhiên đến những tháng cuối thai kỳ, mẹ mới nhận thấy hiện tượng này rõ rệt hơn. Trong quá trình tập thở sẽ làm nước ối đi vào - đi ra khỏi phổi của bé.
Đến tuần 24-28 thai kỳ, cơ thể của mẹ có những thay đổi mạnh mẽ. Nước ối sẽ sản xuất ra một chất gọi là surfactant - còn gọi là "chất tẩy rửa" phổi. Các chất surfactant này sẽ bao phủ lên phổi, khiến các túi khí mở ra. Nếu thai nhi không nhận đủ các chất surfactant thì phổi của bé có thể bị xẹp khi bé chào đời.
Thở chính thức
Em bé có hơi thở chính thức đầu tiên khi bé khóc chào đời. Một số bé sẽ tự khóc nhưng có một số bé cần sự hỗ trợ của y tá hay bác sĩ. Các bé sơ sinh thường thở rất mạnh và nhanh sau sinh là bởi sự thay đổi đột ngột môi trường sống. Khi dây rốn được cắt là lúc thai nhi chính thức sử dụng phổi của mình. Lúc này bé đang tự hít thở một mình và quá trình hít vào, thở ra sẽ khiến nước ối trong phổi được rút cạn hoặc hệ hô hấp sẽ hấp thụ hết. Ngay sau đó, hai lá phổi có thể tự phồng lên, đưa oxy vào máu và tách cacbon dioxit ra khỏi máu sau đó thải ra ngoài bằng đường thở.
Theo Khampha
Đừng để mất con khi mới mang thai! 6 việc làm đơn giản dưới đây sẽ giúp mẹ bầu giảm nguy cơ sảy thai khi mới mang bầu. Mang thai là khoảnh thời gian thú vị nhất trong cuộc đời mỗi người phụ nữ tuy nhiên không phải thai kỳ nào cũng có cái kết có hậu. Những sự cố xảy ra trong 9 tháng này có thể khiến mẹ lo...