Dấu hiệu sa sinh dục cần nhận biết sớm
Nhiều người sa sinh dục nhưng kinh nguyệt vẫn bình thường và vẫn có khả năng có thai. Những phụ nữ này dễ bị sẩy thai và đẻ non.
Sa sinh dục thường gọi là sa dạ con hay sa tử cung. Nhưng thực tế không chỉ dạ con mà thường cả bàng quang và trực tràng sa vào trong âm đạo. Trường hợp nặng, các tạng trên có thể sa ra ngoài âm đạo. Do đó, người ta gọi là sa sinh dục.
Đây là bệnh không nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt, lao động của phụ nữ. Chị em thường cam chịu, giấu bệnh vì căn bệnh khó nói này nên phải đối mặt với nhiều khó khăn trong cuộc sống, đặc biệt là rắc rối trong quan hệ vợ chồng.
Tử cung là một tạng nằm sâu trong ổ bụng. Nó được giữ tại chỗ bằng lớp cơ và các tổ chức vùng đáy chậu (dàn của phần dưới khung xương chậu), bởi các thành âm đạo và các dây chằng trong bụng và chậu hông. Nếu vì một lý do nào đó, các bộ phận neo giữ tử cung bị giãn, nhão ra thì áp lực trong ổ bụng (khi thở, khi rặn, khi ho) và sức nặng của tử cung sẽ đẩy, kéo nó tụt dần xuống thấp gây nên sa sinh dục với các mức độ khác nhau.
Nguyên nhân sa sinh dục?
Nguyên nhân gây bệnh có thể do: đẻ sớm, đẻ dày, đỡ đẻ không đúng kỹ thuật, sau đẻ lao động sớm hoặc lao động nặng, người ốm yếu suy dinh dưỡng sau đẻ hoặc thiếu ăn, suy dinh dưỡng, cơ thể ốm yếu, tất cả các nguyên nhân trên đều dẫn đến tình trạng các dây chằng của tử cung (dây chằng tử cung cùng, dây chằng tròn, dây chằng rộng và các mô liên kết), các cơ vùng đáy chậu bị giãn mỏng, suy yếu hoặc bị rách, không đủ sức giữ tử cung ở vị trí cũ. Do đó, khi có một động tác nào làm cho áp lực trong ổ bụng bị tăng lên như ho liên tục, đại tiện phải rặn nặng khi táo bón… sẽ đẩy tử cung sa xuống dưới và ra ngoài âm đạo.
Biểu hiện của sa sinh dục?
Video đang HOT
Trên lâm sàng, sa sinh dục (vị trí sa của cổ tử cung so với âm hộ) chia làm 3 độ sa sinh dục: độ 1 (độ nhẹ), độ 2 (vừa) và độ 3 (nặng). Tùy theo từng người, tùy mức độ sa nhiều hay sa ít, mới sa hay sa từ lâu, sa đơn thuần hay còn có thương tổn phối hợp, có kèm theo sa bàng quang hay trực tràng mà xuất hiện những dấu hiệu thường gặp sau đây: khó chịu, cảm giác tức nặng vùng cửa mình, ở bụng dưới, nhất là khi đứng, nhưng khi nằm thì hết cảm giác trên. Đôi khi có cảm giác muốn rặn đẻ vì các tĩnh mạch ở vùng đáy chậu bị sa sung huyết, đồng thời do áp lực trong thành bụng dồn xuống vùng đáy chậu đã bị suy yếu. Hay bị đau vùng sau thắt lưng.
Tùy theo mức độ sa nhiều hay ít, thời gian sa mới hay đã lâu, sa đơn thuần hay có tổn thương phối hợp. Khối sa lồi ở vùng âm hộ, tầng sinh môn; Ban đầu kích thước khối sa nhỏ, sa không thường xuyên, xuất hiện khi lao động nặng hoặc đi lại nhiều, nằm nghỉ thì khối sa tụt vào trong âm đạo hoặc tự đẩy lên được, càng về sau khối sa càng to, sa thường xuyên, không tự đẩy lên được nữa. Tức nặng bụng dưới, cảm giác vướng víu khó chịu vùng âm hộ – tầng sinh môn, ảnh hưởng đến lao động và sinh hoạt hằng ngày của bệnh nhân.
Sa sinh dục không nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng đến đời sống của chị em (Ảnh minh họa: Internet)
Nếu kèm theo sa bàng quang thì có dấu hiệu đi đái khó, đái dắt, són đái khi cười to, khi ho mạnh hay khi bị rùng mình, thường đái không hết nước tiểu nên bàng quang dễ bị viêm gây ra đái buốt. Trường hợp sa bàng quang nhiều thì lúc đầu đi tiểu rất khó khăn, phải dùng ngón tay đẩy bàng quang lên trên và vào trong mới đi tiểu được. Đôi khi bệnh nhân đến viện vì bí đái cấp. Nếu kèm theo sa trực tràng thì đại tiện có cảm giác vẫn còn chưa hết phân ở trực tràng, có thể bị táo bón.
Nhiều người sa sinh dục nhưng kinh nguyệt vẫn bình thường và vẫn có khả năng có thai. Những phụ nữ này dễ bị sẩy thai và đẻ non. Chảy máu, khí hư ra nhiều do cổ tử cung viêm nhiễm, cọ xát làm người bệnh đi lại khó khăn, hạn chế lao động…
Điều trị thế nào?
Tuỳ độ sa mà sau khi thăm khám bác sĩ sẽ có chỉ định can thiệp ngoại khoa (thường khi sa mức độ 3). Trước đây, để điều trị bệnh sa sinh dục, các bác sĩ thường dùng phương pháp cắt tử cung, khâu treo bàng quang, làm lại thành trước và sau âm đạo hoặc phẫu thuật bịt âm đạo. Như vậy, đồng nghĩa với việc loại bỏ người bệnh khỏi ‘cuộc chơi yêu đương’, chấm dứt ‘chuyện yêu’ của người phụ nữ khiến người phụ nữ luôn mặc cảm, đánh mất đi hạnh phúc làm vợ, làm mẹ của họ và gặp nhiều biến chứng. Hiện tại, bằng phương pháp chữa bệnh mới sẽ giúp người bệnh giữ được dạ con và vẫn sinh nở bình thường với điều kiện người bệnh phải điều trị sớm.
10% phụ nữ Việt Nam mắc bệnh sa sinh dục sau sinh. Đó là kết quả do Bộ Y tế công bố, phần lớn người bệnh nằm trong độ tuổi từ 40 – 60. Người trẻ chưa đẻ lần nào cũng có thể bị sa sinh dục. Những phụ nữ đẻ nhiều, đẻ quá sớm, lao động nặng, không được đỡ đẻ an toàn và đúng kỹ thuật đều dễ mắc bệnh sa sinh dục. Cá biệt, một số ít phụ nữ còn mắc bệnh sa sinh dục từ hồi 25 – 30 tuổi do bẩm sinh cơ yếu.
Theo BS. Phạm Minh Nguyệt/Suckhoedoisong.vn
Tầm soát ung thư buồng trứng
Nhóm phụ nữ có nguy cơ cao sẽ được tiến hành các xét nghiệm để chọn lọc ra những người bị nghi ngờ là mắc ung thư buồng trứng giai đoạn sớm.
Thưa bác sĩ, tôi nghe nói tiên lượng của bệnh ung thư buồng trứng không tốt vì khi phát hiện thường trễ. Vậy có cách nào để phát hiện sớm bệnh lý này? (Lê Tuyết Thu - Tiền Giang)
Trả lời:
Tỉ lệ sống còn của ung thư buồng trứng (UTBT) liên quan đến giai đoạn chẩn đoán, tỉ lệ sống 5 năm ở người phát hiện bệnh ở giai đoạn I là trên 90% và giảm còn 75 - 80% nếu tổn thương còn trong vùng, đối với di căn xa thì tỉ lệ này là 25%. Mặc dù tiên lượng tốt liên quan giai đoạn sớm của bệnh nhưng tỉ lệ sống 5 năm của toàn bộ bệnh nhân UTBT dưới 45%. Tỉ lệ tử vong do UTBT giảm rất ít trong hơn 30 năm qua. Thật ra thì người ta ít hiểu biết về cơ chế cũng như thời gian tiến triển của UTBT tại chỗ đến giai đoạn xâm lấn ra khỏi vùng. UTBT có thể khởi phát từ nhiều vùng trong ổ bụng vì yếu tố sinh ung thư vẫn phát triển sau khi cắt bỏ buồng trứng bình thường. 90% UTBT là ung thư thượng mô, phần còn lại là từ tế bào mầm hoặc mô khác. Một phân nhóm của ung thư thượng mô được biết là khối u giới hạn (borderline tumors).
Tỉ lệ tử vong do ung thư buồng trứng giảm rất ít trong hơn 30 năm qua (Ảnh minh họa: Internet)
Trên những nhóm phụ nữ có nguy cơ cao, người ta sẽ tiến hành các xét nghiệm để chọn lọc ra những người bị nghi ngờ là mắc UTBT giai đoạn sớm để chẩn đoán xác định. Dĩ nhiên gọi là xét nghiệm tầm soát tức thực hiện trên nhóm phụ nữ có nguy cơ cao mà không hề có triệu chứng nào của bệnh, nếu người phụ nữ có những triệu chứng của bệnh UTBT thì không thể gọi là tầm soát bệnh được.
Siêu âm ổ bụng: phụ nữ cần phải được siêu âm định kỳ vùng chậu để phát hiện những bất thường của cơ quan sinh dục (nhất là buồng trứng). Hình ảnh bất thuờng của buồng trứng kết hợp với chất đánh dấu ung thư trong máu cho giá trị chẩn đoán cao. Phết cổ tử cung (PAPs mear): cũng có giá trị phát hiện 10 - 30% các trường hợp UTBT.
Chất CA 125 trong máu: đây là một chất đánh dấu ung thư, nó tăng nồng độ trong máu có liên quan đến UTBT. Tuy nhiên trong những ung thư khác như đại tràng,tiền liệt tuyến, phổi thì nó cũng tồn tại. Lysophosphatidic acid - lipid lysophosphatidic acid (LPA) trong máu có liên quan đến UTBT. LPA tăng ở 96% các bệnh nhân bị UTBT và hiện diện ở 90% khi bệnh ở giai đoạn I.
BS.CKII. Đặng Minh Trí
Theo SKĐS
Sex quá nhiều trong một thời điểm sẽ dẫn đến hệ quả gì? Ở lứa tuổi đôi mươi, khả năng tình dục tràn trề nên nhiều bạn trẻ đã không kiềm chế dục vọng bản thân. Đặc biệt, họ có thể 'yêu' vài lần trong một đêm mà không biết rằng việc 'yêu' nhiều lần liên tục sẽ rất tổn hại sức khỏe. Tổn thương cơ quan sinh dục Đối với nam giới làm điều này...