Dấu hiệu phân biệt bệnh hen và viêm đường hô hấp ở trẻ em
Tỷ lệ mắc bệnh hen ở trẻ là 10%, cao gấp đôi so với người lớn. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh tái phát nhiều lần, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và sự phát triển của các bé.
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thúy- Trưởng Bộ môn Nhi – Trường Đại học Y Hà Nội, bệnh hen không chỉ có một nguyên nhân đơn thuần mà có phối hợp nhiều nguyên nhân khác nhau.
Ví dụ: Gia đình có người mắc hen thì trẻ có nguy cơ cao bị hen hoặc do môi trường ô nhiễm, do lối sống như chế độ ăn quá nhiều đạm, hay tình trạng dị ứng trong cộng đồng ngày càng cao thì tỉ lệ mắc hen càng cao.
Bệnh hen ở trẻ tiến triển theo tình trạng hormone, nghĩa là trong 5 năm đầu đời, trẻ rất dễ mắc hen và bệnh sẽ thuyên giảm dần theo thời gian. Tuy nhiên, sau tuổi dậy thì, ở một số trường hợp, bệnh sẽ giảm đi nhưng bệnh lại tiến triển thành hen mạn tính ở một số trường hợp khác.
Tỷ lệ mắc hen ở trẻ cao gấp đôi người lớn (Ảnh minh họa: KT)
Việc chẩn đoán hen ở trẻ em thường bị chậm trễ do dễ nhầm lẫn với các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp. Theo PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thúy: Dấu hiệu đầu tiên để nhận biết hen là trẻ không sốt hoặc sốt nhẹ nhưng đột nhiên khó thở, khò khè, tái đi tái lại khoảng 3 lần trong một năm hoặc trẻ khó thở sau khi vận động mạnh.
Cơn hen thường xuất hiện về đêm và sáng, còn ban ngày trẻ ổn định, bình thường. Khi mắc bệnh viêm đường hô hấp, trẻ thường bị ho, sổ mũi, hắt hơi, viêm họng, viêm amidan hoặc viêm tai giữa, thậm chí sốt cao nhưng bệnh thường diễn biến cấp tính trong vòng 5 -7 ngày sẽ khỏi và không tái lại nhiều lần.
Hen phế quản ở trẻ khó có thể điều trị khỏi hoàn toàn. Song, nếu được phát hiện sớm và tuân thủ điều trị thì có thể kiểm soát được bệnh. Hen phế quản là một bệnh mạn tính nên phải xác định điều trị lâu dài, cần sự kiên trì và phối hợp chặt chẽ giữa gia đình với bác sĩ. Việc dùng thuốc điều trị hen tùy thuộc vào tình trạng bệnh của từng trẻ và dùng loại nào, khi nào dừng sẽ do bác sĩ quyết định.
Ngoài việc dùng thuốc để kiểm soát bệnh hen, cha mẹ cũng chú ý tránh các yếu tố dễ gây khởi phát cơn hen cấp tính như giữ cho nhà cửa sạch sẽ, tránh khói bụi, phấn hoa hoặc lông chó mèo. Trẻ mắc hen vẫn có thể đi học và sinh hoạt bình thường và có thể chơi một số môn thể thao nhẹ nhàng. Tuy nhiên, chú ý khởi động kỹ hoặc dùng thuốc giãn phế quản trước khi vận động.
Video đang HOT
PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thúy khuyến cáo, thời tiết mùa đông – xuân là yếu tố thuận lợi dễ dẫn đến bùng phát cơn hen cấp tính. Các bậc cha mẹ nên chú ý giữ ấm cho trẻ, luôn nhắc trẻ đeo khẩu trang khi ra ngoài đường, tiêm vắc xin phòng bệnh đầy đủ và tuân thủ việc điều trị thật tốt.
Tại BV Đại học Y Hà Nội đã thành lập Câu lạc bộ Hen nhi khoa, các bố mẹ có con mắc hen có thể tham gia câu lạc bộ này để bổ sung kiến thức và kinh nghiệm chăm sóc con.
Khi viêm họng, không nên tự ý dùng kháng sinh
Thời tiết hiện đang trong thời kỳ giao mùa, là thời điểm các bệnh lý đường hô hấp tăng cao ở cả người lớn và trẻ em. Trong đó, viêm họng là căn bệnh rất phổ biến.
Hầu hết các trường hợp, bệnh nhân đều tự ra hiệu thuốc mua kháng sinh về uống, trong tình trạng không quá nghiêm trọng.
Đây có phải là phương pháp điều trị đúng đối với một căn bệnh có thể tự khỏi, và cũng có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng?
Viêm họng nhiều thể và cách sử dụng kháng sinh khác nhau
Viêm họng là một dạng viêm nhiễm niêm mạc đường hô hấp trên, thuộc vùng hầu họng. Bệnh có nhiều thể khác nhau như viêm họng thể cấp, thể mạn, viêm họng hạt, viêm họng do nhiễm liên cầu khuẩn, do bạch hầu..., nhưng đều đặc trưng bởi triệu chứng phổ biến là đau họng, đặc biệt là khi nuốt.
Ngoài ra, còn có thể kèm theo nóng rát, ngứa họng, sốt, đau đầu, ù tai, sưng hạch, sổ mũi, ho, đờm đặc và khàn giọng. Viêm họng có thể tự khỏi sau khoảng vài ngày, nếu người bệnh có sức đề kháng tốt, tùy vào nguyên nhân gây bệnh; hoặc tiến triển nặng hơn, xảy ra các biến chứng viêm amidan, viêm xoang, viêm tai giữa, viêm phế quản...
Viêm họng được gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, phổ biến là do nhiễm trùng (vi khuẩn, virus hay rất hiếm là vi nấm), số ít không do nhiễm trùng (do các dị ứng nguyên, dị ứng thời tiết, bệnh trào ngược dạ dày, hóa chất, khói thuốc lá, các chất ô nhiễm trong không khí...).
Trong đó, viêm họng do nhiễm virus, vi khuẩn có thể diễn biến ở thể cấp, lây nhiễm cho người khác, nhất là với các đối tượng như trẻ nhỏ, người cao tuổi, người suy giảm miễn dịch. Viêm họng cũng có thể là triệu chứng của nhiều bệnh khác mà phổ biến là cảm cúm.
Điều trị viêm họng phụ thuộc vào căn nguyên gây bệnh, dùng thuốc kháng sinh chỉ có tác dụng trong trường hợp viêm họng do nhiễm vi khuẩn. Thế nhưng, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, virus là thủ phạm trong khoảng 80% trường hợp viêm họng ở cả người lớn và trẻ em. Vì vậy, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám lâm sàng, thực hiện các xét nghiệm xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh, để có phác đồ điều trị thích hợp.
Tự ý sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm họng là không đúng trong đa số trường hợp, vì kháng sinh chỉ tiêu diệt được vi khuẩn nhạy cảm với nó và hoàn toàn không có tác động trên virus.
Thói quen khi bị viêm họng là sử dụng kháng sinh, hay việc nhà thuốc cho kháng sinh vào liều thuốc khi người bệnh khai có triệu chứng đau họng là thực trạng lạm dụng kháng sinh phổ biến. Điều này không những không mang lại hiệu quả điều trị, mà còn gây nên tình trạng đề kháng kháng sinh cùng với các tác dụng không mong muốn của thuốc như tiêu chảy, gây bất lợi cho người bệnh.
Ngay cả khi viêm họng đúng là do nhiễm khuẩn, cần thực hiện các xét nghiệm theo chỉ định của bác sĩ để định danh loại vi khuẩn, cũng như loại kháng sinh, mà vi khuẩn đó nhạy cảm (theo kháng sinh đồ), để lựa chọn loại kháng sinh tối ưu nhất, sử dụng đủ liều, thì mới đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất.
Nguy hiểm của việc tự ý dùng kháng sinh
Kháng sinh là những hợp chất có tác dụng tiêu diệt hoặc ức chế đối tượng vi sinh vật gây bệnh là vi khuẩn. Chỉ nên sử dụng khi bác sĩ xác định viêm họng có sự nhiễm khuẩn.
Sử dụng kháng sinh hiệu quả là một vấn đề không đơn giản, ngay cả với bác sĩ. Tự tiện sử dụng kháng sinh có thể gây ra các hậu quả khôn lường, đặc biệt với trẻ em là đối tượng chịu ảnh hưởng nhiều nhất, vì các lý do sau:
- Đề kháng kháng sinh: Đây là vấn đề được quan tâm hàng đầu của các chuyên gia y tế trên toàn thế giới, vì tình trạng đề kháng ngày càng nghiêm trọng do dùng kháng sinh bừa bãi. Tức là kháng sinh dần trở nên không có tác dụng đối với loại vi khuẩn nhất định mà trước đây nó có khả năng tiêu diệt. Đã có những chủng vi khuẩn hô hấp đề kháng hầu hết các loại kháng sinh.
- Trì hoãn " thời gian vàng" điều trị bằng kháng sinh phù hợp: Viêm họng do nhiễm liên cầu khuẩn (Streptococcus beta nhóm A) thường xảy ra ở trẻ em nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như viêm cầu thận cấp, sốt thấp khớp, viêm màng trong tim...
- Sử dụng kháng sinh không đúng cách, không đúng liều, không đủ liều làm bệnh diễn tiến nặng hơn: Mỗi loại kháng sinh phải dùng đủ liều trong ngày, đủ thời gian để đảm bảo vi khuẩn không còn khả năng gây bệnh. Khi vừa thấy triệu chứng thuyên giảm, nhiều người dừng sử dụng thuốc khi vi khuẩn chưa bị tiêu diệt, tạo điều kiện vi khuẩn thích ứng thuốc, phát triển mạnh mẽ trở lại và khó tiêu diệt hơn.
- Tác dụng không mong muốn của kháng sinh: Trước hết là đối với hệ tiêu hóa, kháng sinh tiêu diệt lợi khuẩn, gây tiêu chảy, làm bệnh nhân suy kiệt. Đối với những trường hợp viêm họng mạn tính, bệnh nhân tự ý sử dụng kháng sinh kéo dài sẽ gây độc trên gan, thận, hệ tim mạch... Các nhóm kháng sinh như tetracycline, chloramphenicol, quinolone là những kháng sinh chống chỉ định. Được sử dụng rất cẩn trọng ở đối tượng trẻ em, tùy thuộc vào độ tuổi, cân nặng; vì những độc tính trên hệ tạo máu, xương, sụn... của trẻ.
Viêm họng đối với các nguyên nhân không phải do nhiễm khuẩn, kể cả do virus, thì chủ yếu chỉ điều trị triệu chứng (dùng thuốc hạ sốt, thuốc kháng viêm, tan đờm, thuốc ho, thuốc kháng histamine...). Nâng cao sức đề kháng và tăng cường giữ vệ sinh, sát khuẩn tại chỗ vùng hầu họng để tránh bội nhiễm.
Bệnh nhân viêm họng cần phải làm gì?
Bệnh nhân nên đến bệnh viện nếu đau họng kéo dài nhiều ngày và có các dấu hiệu sau: sốt cao liên tục 39-40 độ, khó thở, cứng cổ, sưng đau vùng cổ và có hạch cứng dưới hàm; có máu trong nước bọt và đờm, có vệt trắng trong họng, phát ban.
Tuy nhiên, viêm họng nếu không phải do nhiễm liên cầu khuẩn thì thường không quá nguy hiểm. Bệnh nhân có thể áp dụng các biện pháp sau để giảm tình trạng bệnh, nếu bệnh nhẹ:
- Giữ ấm cơ thể và tắm nước ấm.
- Súc miệng và súc họng (giữ cho dung dịch nước muối xuống sâu trong cổ họng nhất mà không nuốt) bằng nước muối sinh lý thường xuyên, cách khoảng 1-2 giờ.
- Dùng hỗn hợp nước trà, mật ong, nước chanh, gừng, có tác dụng giảm ho và giữ sạch họng. Tăng cường đề kháng bằng cách dùng nước hoa quả. Uống đủ nước, không uống đá lạnh.
- Hạn chế tiếp xúc với người khác để tránh lây nhiễm.
- Không hút thuốc lá, hạn chế tối đa các gia vị cay, nồng; rượu bia, chất kích thích.
Kỷ lục trẻ mắc bệnh hô hấp phải thở ô xy "Phòng cấp cứu sáng nay đã có hơn 30 ca phải thở oxy, kỷ lục từ đầu năm tới giờ" - BS Trần Anh Tuấn, Trưởng khoa Hô hấp Bệnh viện Nhi đồng 1 nói, đồng thời cho biết có hàng trăm bệnh nhi viêm đường hô hấp đang được điều trị tại đây. Bệnh nhi mắc bệnh hô hấp tăng cao (ảnh...