Dấu hiệu ở mắt cảnh báo đái tháo đường typ 2
Bệnh đái tháo đường typ 2 phát triển do hậu quả của việc sản xuất insulin tuyến tụy bị suy yếu, gây biến chứng cho nhiều bộ phận, cơ quan trong cơ thể.
Một trong những dấu hiệu cảnh báo sớm của quá trình này là những thay đổi ở mắt, mà hầu hết những người mắc bệnh tiểu đường đều không nhận ra điều này.
Cơ thể của mỗi người cần insulin- hormone này điều chỉnh lưu lượng glucose vào máu, cung cấp dinh dưỡng cho não, sản xuất năng lượng và quá trình trao đổi chất cân bằng. Do hậu quả của rối loạn đường huyết, sự điều hòa lượng đường trong máu (glucose) thất bại, gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như: Bệnh tim, suy thận, đột quỵ…
Các nhà khoa học của Mayo Clinic cho biết, một dấu hiệu cảnh báo về lượng đường trong máu tăng liên quan đến phát triển bệnh tiểu đường typ 2 có thể là rối loạn tình trạng mắt và chức năng thị lực. Những thay đổi này có liên quan đến tổn thương mạch máu của mô nhạy sáng ở phía sau mắt (võng mạc) do tăng lượng đường.
Các dấu hiệu sau đây có thể chỉ ra sự phát triển của bệnh tiểu đường:
Nhìn mờ thường là một trong những dấu hiệu cảnh báo đầu tiên của bệnh tiểu đường. Tầm nhìn của bạn có thể bị mờ vì chất lỏng đang rò rỉ vào ống kính của mắt. Điều này làm cho ống kính sưng lên và thay đổi hình dạng. Những thay đổi đó khiến mắt khó tập trung, vì vậy mọi thứ bắt đầu trông mờ nhạt.
Video đang HOT
Các triệu chứng ban đầu của biến chứng mờ mắt là bắt đầu xuất hiện các đốm đen trong tầm nhìn của mắt, có các tia sáng lóe lên, các lỗ hổng trong tầm nhìn hoặc một tầm nhìn mờ đột ngột, cực đoan.
Bệnh võng mạc tiểu đường là một thuật ngữ mô tả các rối loạn võng mạc do bệnh tiểu đường gây ra. Một số trong những rối loạn này bao gồm phù hoàng điểm và bệnh võng mạc tăng sinh.
Phù hoàng điểmlà điểm vàng bị sưng lên do rò rỉ chất lỏng. Hoàng điểm là một phần của võng mạc cho bạn trung tâm nhìn sắc nét. Các triệu chứng khác của phù hoàng điểm bao gồm tầm nhìn lượn sóng và màu sắc thay đổi.
Bệnh võng mạc tăng sinh là khi mạch máu bị rò rỉ vào trung tâm của mắt. Nhìn mờ là một trong những dấu hiệu cho thấy bệnh này đang xảy ra. Bạn cũng có thể thấy nhiều đốm hoặc điểm mờ trôi nổi, hoặc gặp rắc rối với tầm nhìn vào ban đêm.
Khi gặp các triệu chứng trên người bệnh cần đi khám. Ngoài ra, những người tăng cân đáng kể (đặc biệt là quanh bụng), những người có người thân trong gia đình mắc bệnh tiểu đường… cũng có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường loại 2…
Bệnh nhân đái tháo đường tự uống thuốc lạ dẫn đến hôn mê
Lo sợ lây nhiễm Covid-19, bệnh nhân đái tháo đường bỏ tái khám. Đặc biệt, bệnh nhân còn tự ý bỏ thuốc theo toa của bác sĩ mà sử dụng một loại thuốc lạ không rõ nguồn gốc dẫn đến hôn mê, bệnh tiến triển nặng.
Bác sĩ tư vấn những lưu ý trong việc chăm sóc bệnh nhân đái tháo đường cho người nhà bệnh nhân - ẢNH: NGUYÊN MI
Hôm nay (28.4), tiến sĩ - bác sĩ Trần Minh Triết, Khoa Nội tiết, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM (BV ĐHYD), cho biết: Bệnh nhân L.N.H (50 tuổi, ngụ Bình Dương) được chẩn đoán bị bệnh đái tháo đường hơn 1 năm nay.
Gần đây, vì lo sợ lây nhiễm Covid-19 và nhận thấy mình thuộc nhóm nguy cơ nguy hiểm do có bệnh mạn tính nên ông H. bỏ tái khám. Đặc biệt, bệnh nhân còn tự ý bỏ thuốc theo toa của bác sĩ ở bệnh viện mà thay vào đó sử dụng một loại thuốc không rõ nguồn gốc do một người bạn giới thiệu.
Gần 1 tháng nay, ông H. cảm giác mệt mỏi, sụt cân và khát nước nhiều.
Sau khi có các triệu chứng trên, vì quá lo sợ dịch bệnh nên ông H. vẫn tiếp tục chịu đựng mà không đến bệnh viện khám.
Khi các triệu chứng càng chuyển biến nặng, người nhà thấy sức khỏe ông ngày càng giảm, có biểu hiện rối loạn tri giác, lơ mơ, phản ứng chậm mới đưa ông nhập viện cấp cứu tại BV ĐHYD.
Các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị hôn mê tăng áp lực thẩm thấu máu. Đây là biến chứng cấp tính nguy hiểm, đe dọa tính mạng của người bệnh do lượng đường trong máu tăng quá cao.
Sau đó, người bệnh được điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực và Khoa Nội tiết của BV ĐHYD.
Qua 1 tuần điều trị, sức khỏe của bệnh nhân dần hồi phục và được xuất viện.
Bác sĩ Triết khuyến cáo những sai lầm trong việc tự chăm sóc người bệnh đái tháo đường có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, người bệnh nên tuân thủ hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ, chủ động trang bị kiến thức từ các nguồn thông tin chính thống để đạt mục tiêu điều trị, không tự ý dừng điều trị hoặc chuyển qua điều trị theo các phương pháp "truyền miệng" để tránh mắc các sai lầm không đáng có.
BV ĐHYD tổ chức Chương trình tư vấn trực tuyến: "Khỏe mạnh tại nhà cho người bệnh đái tháo đường"
Chương trình nhằm cung cấp kiến thức về chế độ dinh dưỡng, chế độ tập luyện phù hợp cho người đái tháo đường, các lưu ý về việc sử dụng thuốc... Đồng thời, các bác sĩ sẽ chia sẻ các thông tin hữu ích, giải đáp trực tiếp các thắc mắc của người bệnh gửi về ngay trong chương trình.
Chương trình được phát trực tiếp vào 14 giờ, thứ hai, ngày 4.5, trên Fanpage và phát lại trên kênh Youtube của BV ĐHYD TPHCM.
Nguyên Mi
Khuyến cáo đối với bệnh nhân đái tháo đường trong mùa dịch Covid-19 Người bệnh đái tháo đường được đánh giá là đối tượng có nguy cơ cao, dễ tiến triển nặng nếu nhiễm Covid-19. Người bệnh đái tháo đường cần tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh, đặc biệt trong mùa dịch Covid-19 - Ảnh minh họa: Shutterstock Vì vậy, bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân đái tháo đường cần tăng cường chủ động...