Dấu hiệu nhận biết xe ô tô bị ngập nước lâu
Chỉ một trận mưa lớn “không lối thoát” thành phố ngập nặng, giao thông tê liệt và hàng loạt phương tiện bị hư hỏng trong đó có ô tô, vậy làm sao để nhận biết xe ô tô nào đã bị thuỷ kích?
Mưa lớn kéo dài tại khu vực phía bắc đã làm hàng loạt ô tô bị chết máy trên đường. Một số lượng lớn phương tiện cũng bị ngập sâu hàng chục cm dưới nước. Khi xe bị ngập nước sẽ có nguy cơ hỏng hóc rất nặng, đồng thời có ảnh hưởng dai dẳng về sau.
Thủy kích là một trong những “bệnh” khá phổ biến khiến cho lái xe lo lắng khi phải di chuyển qua vùng ngập nước, đặc biệt là các vùng có nước ngập quá tâm bánh xe. Hiện tượng này có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho xe với chi phí sửa chữa rất cao.
Đây là hiện tượng nước đi vào trong động cơ qua đường đường hút gió, dẫn đến tình trạng nhiên liệu trong xe không thể đốt cháy, từ đó khiến xe bị chết máy.
Thủy kích là một trong những “bệnh” khá phổ biến khiến cho lái xe lo lắng khi phải di chuyển qua vùng ngập nước
Ở điều kiện bình thường, các piston hoạt động lên xuống ép không khí nạp vào với tốc độ khoảng 1 nghìn vòng/phút. Khi nước tràn vào chiếm chỗ của không khí nạp, piston vẫn đi lên rất nhanh cùng lực rất lớn trong khi nước lại không thể bị nén. Điều này đã tạo ra phản lực lớn làm piston và tay biên bị biến dạng.
Lúc này, nếu chủ xe vẫn cố gắng nổ máy thì tình trạng hư hỏng sẽ trở nên nặng nề hơn, việc sửa chữa cũng tốn kém hơn. Chính vì vậy, khi gặp hiện tượng thủy kích, hãy cố gắng nhờ người xung quanh di chuyển xe lên vị trí cao hơn và gọi điện cho đội cứu hộ.
Video đang HOT
Đây là “bệnh” rất hay gặp phải nếu xe thường xuyên di chuyển trong điều kiện ngập nước với thời gian dài. Khi bên trong hệ thống dây điện tiếp xúc quá lâu với nước sẽ dễ xảy ra hiện tượng chập, cháy và đoản mạch.
Với hệ thống đường dây điện phân bổ khá nhiều trên ô tô, điều này gây ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống như bảng điều khiển, radio, hệ thống thông tin giải trí, hệ thống điều hòa, đèn chiếu sáng và thậm chí cả gương chiếu hậu…
Tình trạng nước xâm nhập vào hệ thống nhiên liệu cũng là một trong những nỗi lo của nhiều tài xế khi xe bị ngập nước
Tình trạng nước xâm nhập vào hệ thống nhiên liệu cũng là một trong những nỗi lo của nhiều tài xế khi xe bị ngập nước. Khi nước lọt vào bình nhiên liệu, ô tô có thể xuất hiện tình trạng máy bị rung, giật, mất công suất, động cơ xe phát ra tiếng ồn lớn, tắt máy đột ngột…
Cũng như hiện tượng thủy kích, khi gặp tình trạng chết máy do hệ thống nhiên liệu bị nước tràn vào, chủ xe không nên cố gắng nổ máy mà nên liên hệ các trung tâm chăm sóc xe để đưa xe về kiểm tra.
Hư hỏng các bộ phận hỗ trợ vận hành
Khi xe ô tô bị ngập nước, các bộ phận hỗ trợ vận hành xe như phanh, ly hộp, chân ga, bộ khởi động, piston, xi-lanh… cũng sẽ bị ảnh hưởng phần nào. Ngoài ra, tình trạng nước đọng lại trong xe cũng khiến các bộ phận nội, ngoại thất khác dễ bị hoen gỉ.
Cụ thể, các bộ phận làm từ kim loại của thân xe dễ bị hoen gỉ, các bộ phận như ghế, ô cửa, thảm… xuất hiện tình trạng nấm mốc. Vì vậy, chủ xe nên giữ cho xe khô ráo và kiểm tra xe thường xuyên sau khi di chuyển qua vùng ngập nước.
Những đồ dùng không nên bỏ cốp xe ô tô khi nắng nóng
Cốp xe rộng sẽ chứa được nhiều vật dụng hơn, tuy nhiên một số đồ dùng bạn không nên cho vào cốp vì có thể gây nguy hiểm bất cứ lúc nào.
Dưới đây là những món đồ tuyệt đối không để trong cốp xe vào mùa hè.
Dung dịch dễ cháy
Dầu nhớt, sơn, đồ uống có cồn hoặc ga trong bật lửa đều dễ bắt cháy. Đặc biệt, khi ở trong môi trường nhiệt độ cao như cốp xe, những loại dung dịch này sẽ giãn nở, thậm chí phát nổ dẫn tới hỏa hoạn, ảnh hưởng tới tính mạng người ngồi trên xe Do đó, tốt nhất không nên mang theo dung dịch dễ cháy lên xe.
Nước giải khát có ga
Khi chuẩn bị hành lý cho những chuyến dã ngoại, nhiều người có thói quen sắp xếp các loại nước uống có ga trong cốp xe. Tuy nhiên, hành động tưởng chừng như vô hại này lại có thể tiềm tàng nhiều nguy cơ gây cháy nổ.
Trong các loại đồ uống có ga đều chứa lượng khí nén nhất định. Ở môi trường nhiệt độ cao, chai nước có ga giống như bình ga mini, có thể phát nổ bất cứ lúc nào. Vì vậy, hãy để những loại đồ uống có ga trên cabin và đưa chúngra ngoài nếu đỗ xe dưới trời nắng trong thời gian dài nhằm đảm bảo an toàn.
Khi chuẩn bị hành lý cho những chuyến dã ngoại, nhiều người có thói quen sắp xếp các loại nước uống có ga trong cốp xe
Đồ điện tử thông minh
Khi xe di chuyển trong điều kiện thời tiết nắng nóng, nhiệt độ của cốp xe luôn ở ngưỡng trên 40 độ C. Mức nhiệt này ảnh hưởng trực tiếp đến linh kiện khiến đồ dùng điện tử có thể hư hỏng.
Thực tế, pin, đặc biệt là pin Li-ion của điện thoại rất nhạy cảm với nhiệt độ cao. Chúng có thể rò rỉ và phát nổ gây nguy hiểm tính mạng. Ngoài ra, khi di chuyển trên địa hình xấu, cốp sẽ rung lắc tạo va đập làm hư hỏng thiết bị điện tử bên trong. Vì vậy, để an toàn hãy bảo quản thiết bị điện tử trong các loại túi chống sốc, chống thấm và để chúng khoang cabin.
Động, thực vật
Thú cưng được xem như là người bạn đồng hành trên những chuyến đi chơi xa của nhiều gia đình. Tuy nhiên, để "người bạn nhỏ" của mình trong cốp xe sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng. Động vật, đặc biệt là chó có thân nhiệt cao, chúng sẽ bức bối, khó chịu, thậm chí sốc nhiệt, tổn thương hệ thần kinh nghiêm trọng nếu ở trong cốp xe quá lâu.
Ngoài ra, chủ xe cũng không nên để các loại cây cảnh sống trong cốp ô tô. Không gian kín và nóng sẽ làm gián đoạn quá trình quang hợp của cây gây ra tình trạng mất nước, giảm tỉ lệ sống. Đối với động thực vật, lái xe nên bố trí một vị trí thoáng mát trên cabin. Trong trường hợp không quá cần thiết, tốt nhất nên để chúng ở nhà.
Dầu nhớt, sơn, đồ uống có cồn hoặc ga trong bật lửa đều dễ bắt cháy. Đặc biệt, khi ở trong môi trường nhiệt độ cao như cốp xe
Không ít người thắc mắc vì sao thực phẩm mua ở siêu thị về đã nhanh chóng hư hỏng, có mùi, không thể sử dụng được. Một ph
Thực phẩm tươi sống hoặc đã qua chế biếnần nguyên nhân là do chúng được để trong cốp xe suốt quá trình di chuyển.
Trên thực tế nhiệt độ trong cốp xe sẽ làm biến chất, hao hụt dinh dưỡng của thực phẩm tươi sống. Ngoài ra, các loại túi nilon đóng gói thực phẩm có thể biến dạng, tiết ra các chất độc hại do nhiệt độ cao. Vì vậy, tốt nhất hãy để thực phẩm, đồ ăn trong thùng xốp có đá lạnh. Lưu ý, cần đóng kín thùng để không bị chảy nước hoặc ám mùi trong cốp xe.
Thuốc dự phòng
Các loại thuốc bổ, thuốc chữa bệnh đều được khuyến cáo cần bảo quản ở nơi thoáng mát, tránh nhiệt độ cao sẽ làm mất tác dụng, thậm chí làm biến đổi thành phần của thuốc. Chủ xe nên để thuốc vào túi y tế chuyên dụng đặt trong cabin để bảo quản thuốc tốt nhất. Luôn mang theo các loại thuốc dự phòng trên xe để phục vụ những tình huống khẩn cấp, đặc biệt là những chuyến đi đường dài.
Những lưu ý về đồ vật để trong cốp xe, đặc biệt là vào mùa hè giúp hạn chế tình trạng cháy nổ đồng thời đảm bảo tuổi thọ, chất lượng của các vật dụng. Các chuyên gia ô tô đưa ra lời khuyên, trong cốp xe, người lái nên để sẵn lốp dự phòng, máy bơm khí, áo bảo hộ để đảm bảo an toàn trong suốt hành trình.
Xử lý thế nào khi phanh ABS gặp vấn đề Thông thường đèn báo phanh ABS sẽ sáng một vài giây. Khi động cơ khởi động thì các đèn báo này sẽ mất đi. Nếu đèn báo vẫn sáng thì có thể hệ thống ABS đã gặp vấn đề. Hệ thống phanh ABS là gì? ABS là viết tắt của cụm từ "Anti-lock brake system" nghĩa là hệ thống chống bó cứng phanh,...