Dấu hiệu nhận biết và cách phòng tránh biến chứng của bệnh quai bị
Bệnh quai bị ít gây tử vong nhưng phụ nữ có thai bị quai bị có thể bị sảy thai, đẻ non, ở nam giới tuổi trưởng thành nếu viêm tinh hoàn nặng cả hai bên có thể dẫn đến vô sinh.
Ths.BS. Đặng Thị Kim Hạnh – Phụ trách Phòng Tiêm chủng Đại học Y tế Công cộng – Nguyên trưởng khoa phòng chống bệnh truyền nhiễm, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội cho biết, bệnh quai bị hay còn được gọi là bệnh viêm tuyến nước bọt mang tai do virus quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính.
Bệnh xảy ra quanh năm nhưng thường thành dịch vào mùa Đông – Xuân. Bệnh lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp do tiếp xúc với dịch tiết đường hô hấp của người bệnh.
Các triệu chứng của bệnh quai bị (Ảnh: TL)
Triệu chứng bệnh quai bị
Khi bị mắc, người bị bệnh quai bị sẽ có một số triệu chứng sau:
Video đang HOT
- Sốt: Ban đầu sốt nhẹ sau đó tăng dần lên đến 39-40C.
- Đau đầu.
- Mệt mỏi, đau nhức cơ.
- Mất cảm giác ngon miệng- Các tuyến mang tai sưng lên và đau.
Bệnh quai bị ít gây tử vong nhưng phụ nữ có thai bị quai bị có thể bị sảy thai, đẻ non, ở nam giới tuổi trưởng thành nếu viêm tinh hoàn nặng cả hai bên có thể dẫn đến vô sinh.
Bệnh quai bị có rất nhiều biến chứng nguy hiểm (Ảnh minh họa)
Cách phòng tránh bệnh quai bị
Để phòng chủ động phòng chống bệnh quai bị, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) khuyến cáo:
- Thường xuyên rửa tay với xà phòng, bảo đảm vệ sinh nhà ở, lớp học, vệ sinh cá nhân sạch sẽ, thường xuyên đeo khẩu trang để tránh những viêm nhiễm gây nên bệnh quai bị.
- Tiêm vắc xin phòng bệnh quai bị rất quan trọng cho những trẻ dậy thì, thiếu niên và người trưởng thành chưa có miễn dịch.
- Khi có người bị bệnh phải nên nghỉ ngơi tại nhà để cách ly (khoảng 10 ngày), tránh lây lan cho các người khác.
- Khi có người bị bệnh hoặc nghi ngờ bị bệnh phải đến ngay cơ sở y tế để được khám, tư vấn, xử trí kịp thời.
Tinh hoàn không cân đối có gây vô sinh?
Tôi 18 tuổi, hai tinh hoàn không đều. Xin hỏi bác sĩ tại sao, có làm giảm ham muốn hay chức năng sinh sản sau này? (Thảo)
Ảnh minh họa
Trả lời:
Tinh hoàn không cân đối do chiều dài cuống tinh hoàn hai bên không đều nhau, dẫn đến tinh hoàn trái thường thấp hơn tinh hoàn phải.
Hai bên tinh hoàn không đều có thể do bẩm sinh hay nhiều nguyên nhân khác, nhưng không phải trường hợp nào cũng nguy hiểm. Nó cũng giống như các bộ phận khác trên cơ thể, kể cả tay hay chân cũng không giống nhau hoàn toàn ở cả hai bên. Do đó, bạn không cần quá lo lắng hay căng thẳng khi tinh hoàn không cân đối.
Các hiện tượng trên nếu không kèm theo yếu tố bệnh lý bất thường, thì không ảnh hưởng đến ham muốn, chức năng sinh sản và cũng không có chỉ định can thiệp.
Tuy nhiên, một số bệnh lý có thể ảnh hưởng đến sự phát triển và kích thước tinh hoàn như viêm tinh hoàn do quai bị, tinh hoàn không xuống bìu, giãn tĩnh mạch tinh, tinh hoàn ẩn... làm cho kích thước hai bên khác biệt một cách rõ rệt. Trong trường hợp này, chức năng tinh hoàn bên teo nhỏ có thể bị ảnh hưởng và cần đánh giá tổng thể điều trị đúng cách.
Để biết được tinh hoàn không đều có nguy hiểm hay không, cần phải đi khám mới có thể chẩn đoán được. Thăm khám sớm sẽ giúp bạn phát hiện những mối nguy hiểm tiềm tàng và khắc phục một cách hiệu quả, giảm nguy cơ ít tinh trùng, tinh trùng yếu hay vô sinh, hiếm muộn.
Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Hoài Bắc - Trưởng khoa Nam học và Y học giới tính, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
Nam giới có nên trữ đông tinh trùng khi mắc quai bị? Nam giới mắc quai bị có thể đối mặt nguy cơ vô sinh. Một số trường hợp nên trữ đông tinh trùng. Quai bị là bệnh truyền nhiễm cấp tính gây ra bởi virus quai bị (mumps virus). Bệnh lây qua đường hô hấp. Nếu không được chẩn đoán và điều trị đúng cách, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy...