Dấu hiệu nhận biết ung thư máu ở trẻ em
Ung thư máu là một căn bệnh về bạch cầu rất nguy hiểm, nó có thể dẫn đến tình trạng tử vong nếu không được phát hiện và điều trị sớm. Nếu trẻ em mắc phải căn bệnh này thì lại càng là vấn đề lớn hơn bao giờ hết. Vậy những dấu hiệu nào là biểu hiện của ung thư máu?
Những dấu hiệu nhận biết ung thư máu sớm nhất ở trẻ em
1. Dễ bầm tím và bị chảy máu
Lượng tiểu cầu, hồng cầu trong máu có tác dụng điều hòa, làm đông máu,…khi mắc bệnh ung thư máu sẽ trở nên rất thấp nên vì vậy trẻ em mắc bệnh này sẽ rất dẽ bị các vết bầm tím trên da, đồng thời cũng rất dễ chảy máu.
Khi trẻ hoạt động mạnh và gây ra những vết trầy xước nhỏ, nếu bình thường sẽ không phải là vấn đề lớn nhưng với những trẻ bị mắc bệnh ung thư máu thì sẽ xuất hiện những mảng bầm tím lớn, và không ngừng lan rộng, nó có thể gây ra chảy máu nữa nhưng lại rất khó để cầm máu được bởi máu không đông được.
Nếu trẻ có tình trạng này bạn cần đến bệnh viện kiểm tra tình trạng của trẻ để có những hướng điều trị sớm và tốt nhất. Đồng thời cũng cần phải chú ý đến các hoạt động vui chơi hàng ngày của trẻ, tránh để trẻ bị các vết thương trên da.
2. Đau bụng
Video đang HOT
Một dấu hiệu khác nữa của trẻ em khi mắc bệnh ung thư máu đó là trẻ thường bị đau bụng, sưng bụng, nhìn chung phần bụng của trẻ thường xuyên bị khó chịu. Có tình trạng này xảy ra bởi vì các tế bào bạch cầu trong gan, thận đang hoạt động bất thường nên gây ra tình trạng đau và sưng bụng này.
Cùng với tình trạng đau, sưng bụng trẻ cũng sẽ kén ăn và sụt cân nhanh chóng.
3. Khó thở
Trẻ có hiện tượng thở khò khè, nặng nhọc, đó là do các tế bào bạch cầu co cụm ở tuyển sức ở cổ, dẫn đến tình trạng khó thở. Nếu tình trạng này kéo dài thì bạn cần đưa trẻ ngay đến các bệnh viện để kiểm tra, rất có thể đó là biểu hiện của bệnh ung thư máu.
4. Thường bị nhiễm trùng
Do các hồng cầu, tiểu cầu trong máu bị sụt giảm nên tình trạng bị nhiễm trùng sẽ thường xuyên xảy ra. Lúc này, trẻ sẽ lên cơn sốt triền miên, cùng với đó là các triệu trứng ho, chảy nước mũi,…
5. Sưng tấy
Các dấu hiệu sưng tấy ở các cùng da trên cơ thể có thể là biểu hiện của ung thư máu vì hoạt động của các tế bào bạch cầu gặp vấn đề nên không thể bảo vệ được cơ thể. Các tế bào này tích tụ lại một chỗ và gây ra đau, có thể vừa sưng vừa đau, khiến trẻ mệt mỏi.
Theo www.phunutoday.vn
Không ngửa đầu ra phía sau, đây mới là cách xử lý khi bị chảy máu cam an toàn nhất
Xử lý sai cách khi bị chảy máu cam có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là những cách sơ cứu an toàn và nhanh nhất khi gặp tình trạng này mà ai cũng cần phải biết.
Cách xử lý khi bị chảy máu cam
Chảy máu cam là hiện tượng thường gặp ở mọi lứa tuổi từ trẻ em cho tới người lớn. Chảy máu cam (chảy máu mũi) tuy ít nguy hiểm đến tính mạng nhưng cũng không nên xem thường. Có khoảng 60% trên tổng số người trưởng thành có ít nhất là một lần chảy máu cam, nhưng chỉ có 6% trường hợp đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị.
Thời tiết hanh khô, nhiệt độ thấp là môi trường thích hợp để chảy máu cam xuất hiện. Khi nhiệt độ và độ ẩm môi trường bắt đầu giảm, niêm mạc mũi phải tăng cường làm ấm, làm ẩm nên mạch máu dễ bị tổn thương, gây chảy máu. Nhiều người cho rằng đây là hiện tượng nhỏ nên không quan tâm thăm khám mà không hề biết chảy máu cam cũng là biểu hiện của nhiều bệnh lí nguy hiểm khác. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cách phòng và sơ cứu khi chảy máu cam để có cách xử lý tốt nhất cho trường hợp này.
Đối với người lớn
Khi bị chảy máu cam, bạn hơi cúi đầu về phía trước. Lấy ngón tay giữ chặt phần cánh mũi đang chảy máu. Dùng khăn giấy sạch thấm phần máu chảy ra.
Bạn có thể chườm lạnh hay đặt khăn mát lên vùng gốc mũi hoặc ngậm một viên đá để giúp mạch máu ở mũi co lại, làm chậm quá trình chảy máu.
Trong trường hợp máu không ngừng chảy sau 5-10 phút thì nên đến bệnh viện để được xử lí kịp thời.
Đối với trẻ nhỏ
Đặt trẻ ngồi thẳng, đầu và cổ hơi ngả về phía trước để tránh gây nôn và tiêu chảy. Tuyệt đối không để trẻ nằm xuống hay ngửa đầu ra phía sau rất nguy hiểm.
Dùng ngón trỏ và ngón cái bóp chặt cánh mũi của trẻ để ngăn máu chảy ra. Giữ như vậy trong 10 phút để tạo cục máu đông. Nếu thả tay quá sớm hoặc quá thường xuyên sẽ khiến máu chảy kéo dài hơn.
Sau 10 phút, thả tay xem máu ngừng chảy chưa. Trong trường hợp máu vẫn tiếp tục chảy thì nên nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để được khám và điều trị kịp thời.
Lưu ý: Bạn không nên sử dụng gạc hoặc bông gòn cho vào mũi vì chúng không hề vô khuẩn như bạn nghĩ. Bên cạnh đó, bạn cũng tránh lạm dụng nước muối sinh lý vì nó có thể làm khô mũi và không tốt cho niêm mạc mũi.
Trên đây là cách xử lý an toàn khi bị chảy máu cam, bạn cần lưu ý để áp dụng khi cần. Ngoài ra, nếu muốn ngăn ngừa tình trạng chảy máu cam do nóng trong, bạn nên bổ sung đủ nước cho cơ thể, đồng thời ăn thêm nhiều rau, củ quả.
Theo www.phunutoday.vn
Chỉ cần 1 muỗng này "ho như cuốc" cũng khỏi, phòng ngừa cả cảm cúm và viêm họng cực hiệu quả Ho là một trong những triệu chứng đi kèm với các bệnh như cảm cúm, cảm lạnh, viêm phổi hoặc viêm họng. Tuy không phải là bệnh nguy hiểm nhưng ho gây mệt mỏi và khó chịu cho người mắc phải. Có khá nhiều cách để điều trị ho, ngoài việc đến bác sĩ thăm khám và được kê đơn thuốc thì sử...