Dấu hiệu nhận biết ứng dụng lừa đảo
Các ứng dụng không có sẵn trong “kho”, yêu cầu nạp tiền thủ công, lôi kéo người dùng kiểu đa cấp, có thể là lừa đảo.
Không có trên kho ứng dụng
Các ứng dụng bị tố là lừa đảo, như Coolcat, thường không có trên các kho App Store hoặc CH Play. Đây cũng là một trong những dấu hiệu nhận biết ứng dụng có uy tín hay không.
Để cài, người dùng được yêu cầu tải về file .apk với máy Android, hoặc sử dụng một cấu hình riêng trên iOS để cài đặt ứng dụng lên iPhone. Một số có thêm phiên bản web để người dùng sử dụng.
Về bảo mật, việc cài đặt file từ bên ngoài tiềm ẩn nhiều nguy cơ dính mã độc hoặc phần mềm gián điệp. Ngoài ra, theo các chuyên gia, các ứng dụng lừa đảo thường không thể đưa lên kho vì vi phạm chính sách, hoặc nhà phát triển có ý định “ăn xổi” nên không đầu tư nghiêm túc.
Một trang web giả giao diện App Store và yêu cầu tải cấu hình lên iPhone.
Nạp tiền thủ công
Các ứng dụng lừa đảo thường yêu cầu người dùng nạp tiền để giao dịch hoặc thực hiện nhiệm vụ. Tuy nhiên, cách thức nạp tiền tương đối thủ công. Thay vì có các công cụ nạp/rút tiền tích hợp, người dùng thường được yêu cầu chuyển khoản đến một số tài khoản cá nhân. Chẳng hạn, với Coolcat, người dùng được yêu cầu chuyển tiền đến tài khoản Pham Thi Hong, Nguyen Minh Nhat.
Với phương thức này, người dùng có thể mất tiền nếu sai cú pháp. Ngoài ra, trong trường hợp bị lừa, việc truy tìm các tài khoản cá nhân trên cũng sẽ gặp khó khăn bởi không ít trường hợp lợi dụng kẽ hở của ngân hàng để tạo tài khoản mạo danh.
Video đang HOT
Mô hình đa cấp
Người dùng không thể tự tạo tài khoản, cần có mã giới thiệu từ người đi trước. Người giới thiệu (cấp 0) cũng được tặng thưởng hoặc nhận hoa hồng từ số tiền nạp của người được giới thiệu (cấp 1). Một số ứng dụng còn cho phép nhận thưởng từ số tiền của người dùng cấp 4, cấp 5.
Các ứng dụng thường sử dụng mô hình đa cấp này để phát triển người dùng, đồng thời hứa hẹn nếu giới thiệu được càng nhiều người, sẽ có càng nhiều tiền mà không cần làm gì. Đây cũng là một trong những dấu hiệu lừa đảo, bởi thực tế hệ thống không tạo ra giá trị mà sẽ dùng tiền của người sau trả cho người trước, dẫn đến “sập”, như trường hợp của Coolcat, Pchome, ShoppingMall mới đây.
Người dùng được hứa hẹn có thu nhập cao với Coolcat.
Chỉ cần chọn “lên” hay “xuống”
Trước Coolcat, Binomo – một ứng dụng được quảng cáo nhiều ở Việt Nam – cũng đi theo hình thức này. Hệ thống sử dụng biểu đồ giá của một số mặt hàng, như Bitcoin, vàng, ngoại tệ…, làm căn cứ để người chơi dự đoán.
Giao diện của ứng dụng giống giao diện của các sàn chứng khoán hay tiền điện tử, nhưng thực tế, người dùng chỉ cần đưa ra một trong hai lựa chọn “giá tăng” hoặc “giá giảm”. Kết quả sẽ được công bố sau 30 giây hay vài phút. Nếu kết quả đúng, người chơi sẽ nhận được tiền sau khi trả phí cho sàn (khoảng 25%), nếu sai sẽ mất toàn bộ.
Đây là kiểu đầu tư “quyền chọn nhị phân” (BO – Binary Options). Hình thức này tuy đơn giản nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro và thường chỉ được sử dụng ở những sàn giao dịch uy tín. Theo các chuyên gia, thời gian 30 giây là bất khả thi trong việc dự đoán thị trường. Ngoài ra, khi chơi trên các ứng dụng không tên tuổi, kết quả có thể bị thao túng và việc đầu tư này tương tự trò đánh bạc tài xỉu với phần thiệt luôn là người dùng.
Ứng dụng Coolcat lừa người dùng thế nào
Coolcat được phát hành dưới dạng một ứng dụng trên smartphone nhưng lại không có sẵn trên App Store hay CH Play.
Người dùng Coolcat thường truyền tay nhau thông qua các đường link được chia sẻ trên nhóm chat, hoặc tải file cài (file .apk trên máy Android). Ngoài ra, Coolcat còn có một phiên bản sử dụng ngay trên trình duyệt web. Cách thức này cho phép những người dùng iPhone hoặc máy tính có thể sử dụng Coolcat với đầy đủ tính năng.
Theo một chuyên gia trong lĩnh vực kiếm tiền online, việc không có sẵn trên các chợ ứng dụng khiến người dùng mới không thể biết được những người đi trước đánh giá về ứng dụng thế nào. Ngoài ra, đây cũng là dấu hiệu của một sàn giao dịch lừa đảo, bởi có thể chúng vi phạm chính sách của các kho ứng dụng nên không được phát hành, hoặc nhà phát triển có ý định "ăn xổi" nên không đầu tư nghiêm túc.
Đăng ký bằng mã giới thiệu
Người dùng mới không thể tự đăng ký tài khoản Coolcat, mà cần thông qua mã giới thiệu của người đi trước. Ngược lại, khi giới thiệu được người khác tham gia vào cuộc chơi, những người dùng Coolcat đi trước sẽ trở thành người chơi "cấp 1" và nhận được phần trăm hoa hồng số tiền thắng của người chơi "cấp 2" mà không cần đầu tư gì. Người chơi cấp dưới đầu tư càng nhiều, người chơi cấp trên được hưởng lợi càng nhiều.
Việc áp dụng mô hình đa cấp này tạo động lực cho những người chơi Coolcat liên tục rủ rê người khác cùng chơi. Nhiều người còn tạo các nhóm Facebook hoặc nhóm chat Zalo để rủ hàng trăm người khác cùng tham gia. Một số ứng dụng như Pi Network, Bee Network cũng phát triển theo hướng này và đạt hàng chục triệu người dùng trên thế giới.
Mức hưởng lợi từ Coolcat theo cấp độ bảo hiểm tham gia
Cách "chơi" đơn giản
Coolcat sử dụng biểu đồ giá của một số mặt hàng, như Bitcoin, vàng, ngoại tệ,... làm căn cứ để người chơi dự đoán. Thực tế, người dùng chỉ cần chọn "giá tăng" hoặc "giá giảm" và kết quả sẽ được công bố sau 30 giây. Nếu kết quả đúng, người chơi sẽ nhận được tiền, tối thiểu 0,1 USD, nếu sai sẽ mất tiền cược.
Đây là kiểu đầu tư "quyền chọn nhị phân" (BO - Binary Options). Hình thức này tuy đơn giản nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro và thường chỉ được sử dụng ở những sàn giao dịch uy tín. Theo các chuyên gia, thời gian 30 giây là bất khả thi trong việc dự đoán thị trường. Đặc biệt ở một sàn giao dịch "vô danh" như Coolcat, kết quả có thể bị thao túng.
Giao dịch được "bảo hiểm"
Những người chơi Coolcat thường dùng yếu tố "được bảo hiểm 100% vốn" để dụ những người khác vào chơi. Theo lời quảng cáo, người chơi chắc chắn có lãi. Bởi nếu đặt cược thua 6 lần liên tiếp, bảo hiểm sẽ đền 100% số tiền thua đó. Nếu thắng, người chơi được hưởng 75% số tiền cược. Đây là điểm khác của Coolcat với các trò Binary Options trước đây. Coolcat cũng hướng người chơi sử dụng hình thức này, và bán các gói chơi được bảo hiểm, với số tiền từ 1,26 đến 210 triệu đồng.
Người chơi phải nạp tiền trước vào tài khoản để mua gói bảo hiểm. Gói 1,26 triệu đồng, người chơi được cam kết sẽ thu về 20.000 - 60.000 đồng mỗi ngày. Gói 210 triệu đồng, người chơi được hứa hẹn thu nhập 3,3 đến 9,7 triệu đồng/ngày.
.
Giao diện ứng dụng Coolcat.
Ngoài ra, tương tự nhiều ứng dụng lừa đảo khác, Coolcat cũng dùng một số chiêu để lấy uy tín người dùng, như tổ chức tiệc ra mắt ở nơi sang trọng, quảng cáo rầm rộ, trả thưởng đều cho người thắng tròn thời gian đầu.
Nhiều người dùng tin tưởng và mua các gói to, những người đứng sau đã cho hệ thống "sập". Hôm 23/4, hơn 30 người đứng trước cổng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP HCM, nộp 488 đơn tố cáo bị ứng dụng Coolcat lừa đảo. Hơn 2.000 người tại TP HCM đã nạp tiền vào đây, nhưng hiện không thể truy cập để rút lại tiền.
Xóa ngay các ứng dụng này nếu không muốn mất tiền oan Người dùng di động nên cảnh giác trước các ứng dụng cho dùng thử vài ngày miễn phí. Các chuyên gia bảo mật phát hiện hàng trăm ứng dụng lừa đảo (fleeceware) trên Google Play, App Store có thể khiến người dùng mất tiền mà không hề hay biết. Nếu như các ứng dụng như spyware, stalkerware... cài mã độc lên thiết bị...