Dấu hiệu nhận biết sốt virus ở trẻ em và cách điều trị
Sốt virus là một bệnh phổ biến thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh thường xảy ra vào thời tiết giao mùa đặc biệt khi trời nóng ẩm. Sốt virus không gây nguy hiểm ở người lớn nhưng ở trẻ em có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng.
Vì vậy cha, mẹ cần nhận biết dấu hiệu bé sốt virus sớm để kịp thời chữa trị.
1. Triệu chứng
Trẻ thường sốt cao từ 38-39 độ C, thậm chí 40-41 độ C. Trẻ mệt mỏi, đau đầu, đau khắp người, vật vã. Có các biểu hiện về hô hấp như: ho, chảy nước mũi, hắt hơi, họng có thể đỏ…
Ngoai ra con co viêm hạch đặc biệt là các hạch vùng đầu, mặt, cổ thường sưng to, đau có thể nhìn hoặc sờ thấy. Phát ban, thường xuất hiện 2-3 ngày sau khi sốt, khi xuất hiện ban thì sẽ đỡ sốt.
Viêm kết mạc mắt, kết mạc mắt có thể đỏ, có dử mắt, chảy nước mắt. Có thể trẻ nôn nhiều lần nhưng thường xuất hiện sau khi ăn.
Ảnh Kidspot
2. Cách điều trị
Trươc tiên cân xac đinh nhiệt độ sốt của trẻ bằng cách đo nhiệt độ, sau đó tùy theo mức độ thân nhiệt mà chia ra:
Video đang HOT
Sốt nhẹ: thân nhiệt từ 37,5 độ C- 38 độ C.
Sốt vừa : thân nhiệt từ 38,5 độ C- 39 độ C.
Sốt cao : thân nhiệt từ 39 độ C- 40 độ C.
Sốt rất cao: thân nhiệt từ 40 độ C trở lên.
Khi trẻ sốt nhẹ va vưa chưa cần đến thuốc hạ nhiệt, chỉ cần cho trẻ nằm nơi thoáng mát, nới bớt quần áo, dùng khăn nhúng nước (từ 25 độ c trở lên) lau mặt, nách, bẹn và đắp trán cho trẻ nhiều. Chỉ nên dùng thuốc hạ sốt khi bé có nhiệt độ từ 38,5 độ C trở lên.
Dùng thuốc hạ sốt đúng liều, thông thường 1 liều paracetamon trung bình dùng cho trẻ 10- 15mg/kg/ 4-6 giờ. Khi tre sôt cao cân theo doi nhiêt dô thương xuyên tranh đê tre bi co giât.
Chống bội nhiễm: Vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, nhỏ mắt, mũi bằng nươc muôi sinh ly natriclorid 0,9%, tránh bội nhiễm vi khuẩn đường hô hấp.
Dinh dưỡng: Cần chú ý tới chế độ dinh dưỡng, nên cho trẻ ăn loãng như cháo, súp, uống nhiều nước, nước lọc, nước hoa quả như cam, chanh…cho tre ăn nhiêu bưa.
Bù nước và điện giải: Khi tre bi sôt thương bi mât nươc vi thê cân bu nươc cho tre. Nếu trẻ còn bú tiếp tục cho bú nhiều hơn bình thường, và cho uống bù nước ORS (Oresol) theo chỉ dẫn. Tránh thiếu nước và chất điện giải.
Phải đưa trẻ đến khám ngay khi có các dấu hiệu sau: Khi trẻ sốt cao trên 38,5 độ C, đặc biệt là trên 39 độ C mà dùng thuốc hạ sốt không đáp ứng. Lơ mơ, li bì, ngủ nhiều, xuất hiện co giật, đau đầu liên tục và tăng dần, buồn nôn, nôn khan nhiều lần, sốt kéo dài trên 5 ngày.
Sốt virut là bệnh dễ lây, nhất là trong gia đình và trường học. Do đó, người bị sốt virut nên hạn chế tiếp xúc với người khác, nhất là trẻ em. Khi trẻ bị sốt virut cần cho trẻ nghỉ học đến khi khỏi hẳn để tránh lây cho trẻ khác, cách ly với trẻ khác. Những người xung quanh nên phòng bệnh bằng cách nhỏ nước muối, ăn nhiều hoa quả giàu vitamin C để nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
Giảm thị lực, tổn thương giác mạc vì mắc bệnh viêm kết mạc
Viêm kết mạc là bệnh rất dễ lây lan và có thể nhanh chóng trở thành dịch. Theo số liệu của Bệnh viện Mắt Trung ương, mỗi ngày có khoảng 150 đến 200 bệnh nhân đến khám viêm kết mạc.
"Bùng nổ" số ca mắc viêm kết mạc
TS.BS Trần Khánh Sâm - Phó Trưởng khoa Kết Giác mạc, Bệnh viện Mắt Trung ương cho biết, gần đây số lượng bệnh nhân đến khám viêm kết mạc mỗi ngày của bệnh viện tăng cao.
Cụ thể, mỗi ngày Bệnh viện Mắt Trung ương tiếp nhận khoảng 150 - 200 bệnh nhân đến khám viêm kết mạc.
Bác sĩ Trần Khánh Sâm cho biết, nguyên nhân của việc "bùng nổ" bệnh là do thay đổi thời tiết, giai đoạn giao mùa từ xuân sang hè, đông sang xuân đều là thời gian nhạy cảm của bệnh. Viêm kết mạc có 2 loại, đó là viêm kết mạc mùa xuân và viêm kết mạc cấp tính.
Số lượng bệnh nhân khám viêm kết mạc tăng nhanh
Viêm kết mạc mùa xuân là bệnh thường xảy ra ở trẻ em, đặc biệt là trẻ nam từ 5 - 20 tuổi (rất hiếm gặp ở người lớn). Viêm kết mạc mùa xuân là một trong những loại viêm kết mạc do dị ứng.
Bệnh nhân bị viêm kết mạc mùa xuân thường có thêm các bệnh viêm phế quản, viêm mũi xoang dị ứng, dị ứng thức ăn, viêm da cơ địa...
Viêm kết mạc cấp tính (hay còn gọi là đau mắt đỏ) là bệnh do virut gây nên, có khả năng lây lan rất cao. Bác sĩ Sâm cho biết: " Con đường lây lan của bệnh viêm kết mạc chủ yếu lây qua đường hô hấp do virut xâm nhập qua niêm mạc, mũi, họng,... Khi ngồi nói chuyện trực tiếp, virut sẽ theo nước bọt vào không khí, người đối diện có thể bị hít phải. Đây là con đường lây lan hay gặp nhất và cũng là lý do vì sao người trong nhà, người trong cơ quan hay bị lây nhau nhất. Hai nữa là lây trực tiếp do nước mắt, hoặc rửa mắt, bệnh nhân dụi mắt rồi nắm vào cánh tay cửa, người sau nắm vào đều có thể lây... Một số người bảo còn lây qua đường tình dục nhưng thực ra chưa có cơ sở để chứng minh".
Thời gian người lành dễ lây từ người bệnh nhất không phải giai đoạn người bị bệnh lúc cao điểm nhất, mà là giai đoạn bắt đầu hết bệnh. Bởi khi đó, chính người bệnh cũng không biết bản thân mình đã khỏi hoàn toàn hay chưa, để có biện pháp cách ly, hạn chế tiếp xúc, tránh lây lan cho những người xung quanh.
Nếu không được điều trị dứt điểm, bệnh viêm kết mạc sẽ chuyển sang thành bệnh mãn tính.
Dễ mờ mắt, giảm thị lực, tổn thương giác mạc nếu không trị dứt điểm
Viêm kết mạc nếu không được điều trị đúng cách và dứt điểm, sẽ chuyển sang thành bệnh mãn tính, khi đó, mắt lúc nào cũng khó chịu, ra rỉ và chảy nước. Theo nhận định của Bác sĩ Sâm, bệnh mãn tính thường khó chữa, nhiều trường hợp không thể khỏi hoàn toàn và để lại di chứng cho mắt.
Mặc dù là một bệnh lí đơn giản, thế nhưng viêm kết mạc lại chưa có thuốc đặc trị. Thông thường, người bệnh sẽ sử dụng thuốc điều trị triệu chứng, dùng thuốc kháng sinh để giảm nhẹ bệnh, một số trường hợp nặng hơn sẽ phải dùng thuốc kháng viêm.
Bác sĩ Sâm cũng khuyến cáo, viêm kết mạc là bệnh có tính chất lây lan rộng, hơn nữa nếu không cẩn thận, có thể làm tổn thương đến giác mạc, gây giảm thị lực ở mắt và để lại nhiều di chứng.
Vì vậy, việc phòng bệnh sẽ quan trọng hơn, chúng ta nên quan tâm đến sức khỏe của bản thân, có chế độ ăn uống lành mạnh, điều độ. Hạn chế sử dụng chung khăn mặt với người khác, bịt khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh để tránh lây nhiễm.
Nếu không may mắc bệnh, cần đi khám bác sĩ sớm để được phát thuốc, điều trị hợp lí, tránh những hậu quả đáng tiếc về mắt.
Vân Anh - Sỹ Công
Theo phapluatplus
Mùa hè rồi, sử dụng quạt gió, điều hoà, quạt phun sương như thế nào để không ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ? Nếu bạn để quạt gió thổi thẳng vào người thì nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp sẽ cao hơn... Các thiết bị làm mát trong mùa hè cần được sử dụng đúng cách để không ảnh hưởng tiêu cực tới sức khoẻ. Mùa nắng nóng, các thiết bị làm mát không khí là điều không thể thiếuthiếu trong gia đình...