Dấu hiệu nhận biết sớm con mọc răng
Sốt, tiêu chảy, thích cắn gặm… là những biểu hiện cho thấy bé đang trong giai đoạn mọc răng.
Tối qua hai vợ chồng tôi rảnh nên đưa con sang nhà ông bà ngoại chơi. Không thấy mọi người bế cu Bin nhà cậu ra phòng khách, tôi hỏi thì mới biết bé sốt cả ngày nay mà chưa thấy hạ, nhét đầu ti vào miệng nhưng không chịu bú cứ khóc hoài.
Tôi hỏi có phải Bin mọc răng không thì mợ nói chắc không phải vì Bin mới được có 4 tháng. Tôi giải thích có những trẻ mọc răng sớm hoặc muộn hơn bình thường chứ không phải lúc nào cũng chuẩn 6 tháng. Rồi tôi kể mợ nghe các dấu hiệu mọc răng của bé Măng nhà tôi thì mợ nói là trúng phóc những biểu hiện của cu Bin mấy hôm nay.
Chảy nhiều nước dãi
Hồi ấy, bé Măng nhà tôi chảy dãi nhiều lắm, mấy cái yếm dãi cuốn quanh cổ cho con chỉ một lúc không thay là ướt đẫm. Dãi chảy nhiều còn khiến ban đỏ nổi quanh cằm làm tôi lo lắng vô cùng.
Tìm hiểu tôi mới biết quá trình mọc răng sẽ kích thích nước dãi trong miệng chảy ra nhiều hơn. Tuy nhiên, đối với các bé từ 10 tuần – 4 tháng tuổi, dù không mọc răng, hiện tượng chảy nước miếng cũng rất phổ biến. Cho nên, các mẹ cần tìm hiểu thêm các dấu hiệu khác nữa mới có thể khẳng định có phải bé sắp mọc răng hay không.
Khi mọc răng, bé chảy nước dãi rất nhiều (Ảnh minh họa)
Lợi nhô lên
Nếu nhìn kỹ, các mẹ sẽ thấy mờ mờ ở dưới lợi là phần trên của răng sắp mọc. Để kiểm tra kỹ hơn, các mẹ có thể dùng ngón tay sạch ấn nhẹ lên lợi của bé xem có thấy phần nào gồ lên không. Trong một số trường hợp, phần lợi nhô lên của bé có thể có màu hơi tái. Điều này xảy ra là do chảy máu nhẹ phía dưới lợi khi mọc răng. Hiện tượng này sẽ sớm biến mất, các mẹ không cần lo lắng quá.
Bé thích cắn, gặm
Khi mọc răng, mầm răng nhô lên khỏi lợi khiến bé đau và khó chịu. Vì thế, bé có xu hướng cho bất cứ thứ gì vào miệng để cắn và nhai cho đỡ đau. Còn nhớ hồi ấy bé Măng nhà tôi cũng thế, hễ cứ có cái gì trong tay như đồ chơi, thìa hoặc thậm chí là ngón tay thôi, là cũng cho hết vào miệng để gặm.
Tật hay cắn gặm lúc mọc răng cũng khiến tôi rất khổ sở vì bé cứ nhay nhay đầu vú khiến mẹ đau điếng người. Sau được mách, tôi hay cho bé nhai núm ti giả sạch đã để lạnh trong tủ, ngậm ti giả lạnh bé sẽ thấy đỡ đau. Thêm nữa , lúc ấy, bé cũng bắt đầu ăn dặm rồi nên tôi hay cho bé cầm trái cây xắt miếng để gặm cho đỡ ngứa lợi.
Video đang HOT
Cáu kỉnh và khó tính
Vì đau nên trong giai đoạn mọc răng, ngoài hiện tượng sốt các bé còn liên tục quấy khóc. Đến cả lúc bú bé Măng nhà tôi cũng đẩy ra, không thèm ti mẹ. Những lúc như thế này tôi thường không ép con mà vắt sữa ra cốc rồi dùng thìa đút.
Không chỉ trong chuyện ăn uống, những cơn đau khó chịu khi mọc răng còn khiến các bé cáu kỉnh cả khi ngủ. Với bé Măng nhà tôi, trong khoảng thời gian mọc răng, lúc nào tôi cũng phải trực bên cạnh khi con ngủ để dỗ bất cứ lúc nào con thức giấc.
Sốt và tiêu chảy
Hầu như trẻ nào mọc răng cũng sẽ bị sốt. Tuy nhiên, trẻ thường chỉ sốt nhẹ, các mẹ chỉ cần chườm khăn mát để hạ nhiệt cho bé. Đối với một số bé, hiện tượng sốt cao trên 38oC có thể xảy ra ra nhưng không kéo dài. Nếu con sốt cao quá, các mẹ có thể cho con dùng thuốc, tuy nhiên mẹ phải đọc thật kỹ hướng dẫn trước khi cho con uống.
Kèm với hiện tượng sốt, bé còn có thể bị tiêu chảy. Khi thấy con có hiện tượng tiêu chảy, mẹ cần theo dõi kỹ, tránh để xảy ra tình trạng mất nước đồng thời cho con ăn thức ăn lỏng, mềm, thường xuyên bổ sung nước.
Kéo tai, dùng tay chà vào má
Vì lợi, tai và má có chung dây thần kinh và tác động qua lại lẫn nhau nên khi mọc răng, trẻ cũng sẽ cảm thấy khó chịu ở cả vùng tai và má. Bé thường có hành động kéo tai, hoặc dùng tay chà vào má để cảm thấy dễ chịu hơn.
Tuy nhiên, các mẹ cũng nên lưy ý bởi biểu hiện kéo tai có thể không liên quan đến chuyện mọc răng. Khi bị viêm tai, bé cũng có biểu hiện này. Do đó, các mẹ cần quan sát kỹ kết hợp thêm với những biểu hiện ở trên để khẳng định xem bé kéo tai là do mọc răng hay viêm tai.
Theo Khám Phá
Mẹo cực hay giảm đau cho bé khi mọc răng
Chăm con khi be moc răng thât gian nan. Đê con bơt quây khoc, me hay ap dung nhưng meo dươi đây nhe!
Me se không thê biêt đươc thơi điêm nao be se moc răng, cho đên khi con co nhưng biêu hiên như chay dai, sôt, quây khoc, cau găt,... ma không phai do be đoi bung, ta bi ươt hay môt nguyên nhân nao khac. Luc ây, me hay đê y ki xem co phai be đang săp moc răng không nhe!
Chiêc răng đâu tiên bao giơ cung khiên be đau nhât, bưt rưt va kho chiu. Vi thê, me hay tim cach xoa diu cơn đau cua con băng nhưng gơi y dươi đây:
1. Cho con tăm nươc âm
Me chuân bi môt bôn nươc âm va đê be đươc ngâm minh trong đo. Nhe nhang mat-xa cho con va tha vao đo vai mon đô chơi dươi nươc thu vi. Điêu nay se giup be binh tinh lai va phân nao quên nhưng cơn đau khiên be quây khoc không ngơt.
2. Cho be ngâm num ti lanh:
Nêu me đang cho be bu luc nay thi rât co thê be se chăng bu đươc ti sưa nao ma con căn rât manh lam me đau đơn. Vi thê, me hay đô nươc lanh vao binh sưa cua con đê be "muôn lam gi thi lam" vơi num ti gia đo. Viêc ngâm num ti lanh đo co thê lam diu bơt sư kho chiu va nhưng cơn đâu. Me cung yên tâm la be se không uông vao qua nhiêu nươc đâu.
3. Lam lanh đô chơi cua be
Co môt sô đô chơi danh riêng cho be săp moc răng. Bô me hay cho chung vao tu lanh trươc khi đưa cho be câm vi cai lanh luc nay co tac dung như thuôc tê đôi vơi be. Tuy nhiên, me cân kiêm tra ki hương dân sư dung cua nhưng mon đô chơi nay, vi co 1 sô mon đươc khuyên cao la không đươc lam lanh.
4. Ươp lanh khăn
Lam ươt môt cai khăn sach va cho vao tu lanh. Lơp vai bông mêm khi bi đông cưng co ve thich hơp đê chươm cho be, hoăc đê con thoai mai "găm" giup con đau moc răng diu bơt đi.
Lưu y: Bô me nên cho chiêc khăn đo vao trong 1 tui/ hôp nhưa sach trươc khi đưa vao tu lanh đê đam bao vê sinh.
5. Cho vao môt chiêc tui lươi 1 phân chuôi lam lanh, hoăc trai cây mêm nao đo đê be găm. Mui vi ngot thơm cua trai cây lanh vưa khiên be thich thu lai khiên con quên đi sư kho chiu vi nhưng chiêc răng đang cô găng nhu ra.
6. Cho be "mươn" ngon tay cua me
Me hay rưa tay thât sach va dung ngon tay mat-xa lơi cho con. Lam như vây co thê khiên con đau cua be giam đi rât nhiêu. Ngoai ra, me co thê cho be găm, căn ngon tay cua minh, nhưng phai "chuân bi tinh thân" vi ngay ca khi con không co chiêc răng nao, be cung co thê căn kha đau đây!
7. Be rât thich căm cua me đây
Nghe thi co ve hơi buôn cươi, nhưng luc be chuân bi moc răng, me nên giư cho măt minh luôn luôn sach se vi be se rât thich "găm" căm cua me đây. Điêu me co thê lam luc nay đơn gian la... nhân nhin (!) đê be quên đi nhưng kho chiu cua viêc moc răng.
8. Bac si "ra tay"
Nêu me đa "bât lưc" vi be vân cư quây khoc va co triêu chưng sôt, hay đưa be đên bac si đê đươc kê thuôc ha sôt hơp ly hay môt loai thuôc gi đo lam giam bơt nhưng triêu chưng nay.
Bât cư be nao cung phai trai qua giai đoan moc răng va hâu hêt đêu co nhưng biêu hiên như trên. Vi thê me đưng qua lo lăng ma hay cô găng tim cach đê xoa diu con đau cho be. Giai đoan nay co thê thât kho khăn vơi me vi be không chi hay bi sôt, tiêu chay,... ma con quây khoc, cau găt suôt ca ngay. Tuy nhiên, cang vê sau, be se dân quen hơn vơi chuyên nay va cac triêu chưng cua con cung giam đi đang kê so vơi khi moc chiêc răng đâu tiên.
Theo Khám Phá
Khi trẻ mọc răng Giai đoạn mọc răng, trẻ sẽ gặp phải nhiều vấn đề về sức khỏe. Có một số gợi ý giúp trẻ vượt qua giai đoạn khó khăn này. Ảnh:Shutterstock Người lớn tránh cho trẻ dùng thuốc giảm đau vì quá trình mọc răng là giai đoạn lâu dài. Dùng nhiều thuốc quá sẽ không tốt cho trẻ. Trẻ dễ bị tiêu chảy trong...