Dấu hiệu nhận biết cảm biến tốc độ bánh xe bị hư hỏng
Cảm biến tốc độ bánh xe ô tô bị lỗi sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của phanh ABS cũng như các hệ thống khác.
Dấu hiệu lỗi cảm biến tốc độ
Có nhiều nguyên nhấn dẫn đến lỗi cảm biến tốc độ ô tô như: mạch cảm biến bị hư, giắc cắm bị lỏng, dây điện đứt… Khi cảm biến tốc độ trên xe ô tô gặp lỗi, xe thường có các dấu hiệu sau:
Đèn ABS bật sáng
Khi cảm biến tốc độ bánh xe bị lỗi thì đèn báo phanh ABS trên bảng đồng hồ thường bật sáng để thông báo. Ngoài lý do này, đèn báo ABS bật sáng cũng có thể vì nhiều nguyên nhân khác như: áp suất dầu phanh giảm, trong đường dầu có không khí, má phanh bị mòn…
Khi cảm biến tốc độ bánh xe bị lỗi thì đèn báo phanh ABS trên bảng đồng hồ thường bật sáng để thông báo.
Hệ thống ABS hoạt động không chính xác
Khi cảm biến tốc độ trên xe ô tô bị hư hỏng, hệ thống ABS sẽ nhận tín hiệu sai lệch hoặc không nhận được tín hiệu dẫn đến ABS hoạt động không chính xác. Điều này rất nguy hiểm bởi có thể khiến xe bị bó cứng phanh dẫn đến xe bị mất lái dù xe có ABS.
Đèn báo TCS bật sáng
Video đang HOT
Với những xe có trang bị hệ thống kiểm soát lực kéo TCS, bên cạnh gửi tín hiệu về hệ thống ABS, cảm biến tốc độ cũng sẽ gửi tín hiệu về hệ thống TCS. Bởi hệ thống kiểm soát lực kéo giúp kiểm soát sự trượt của bánh xe bằng cách phân bố công suất động cơ đến các bánh xe sao cho phù hợp với tốc độ của bánh xe đó. Do đó hệ thống TCS cần nắm được thông tin về tốc độ thực tế của bánh xe. Nếu cảm biến tốc độ bánh xe bị trục trặc thường đèn báo TCS cũng sẽ bật sáng.
Đèn Check Engine bật sáng
Khi cảm biến tốc độ ô tô bị lỗi, đèn Check Engine cũng có thể bật sáng. Ngoài ra, đồng hồ đo tốc độ xe trên cụm đồng hồ cũng có thể không hoạt động.
Để đảm bảo cảm biến tốc độ hoạt động tốt, chính xác nên chủ động vệ sinh cảm biến định kỳ
Cách vệ sinh cảm biến tốc độ ô tô
Để đảm bảo cảm biến tốc độ hoạt động tốt, chính xác nên chủ động vệ sinh cảm biến định kỳ. Các bước vệ sinh cảm biến tốc độ như sau:
Bước 1: Mở bánh xe
Đậu xe trên một địa hình bằng phẳng và an toàn. Dùng kích nâng gầm lên và mở lốp xe ra. Nếu vệ sinh cảm biến bên lái thì đánh vô lăng hết qua bên phụ và ngược lại.
Bước 2: Tháo cảm biến
Vị trí cảm biến tốc độ thường đặt ở moay ơ gần bánh xe. Tuyệt đối không kéo mạnh cảm biến mà trước tiên cần tháo các bu lông cố định dây cáp cảm biến và bu lông cố định cảm biến.
Bước 3: Vệ sinh cảm biến
Tiến hành vệ sinh cảm biến tốc độ bằng dung dịch vệ sinh chuyên dụng. Với phần bánh răng có thể dùng chổi lông để cọ sạch hơn. Tuyệt đối không sử dụng các loại chất tẩy rửa thông thường.
Bước 4: Lắp cảm biến, lắp bánh xe
Sau khi vệ sinh cảm biến tiến hành lặp lại cảm biến, siết chặt các bu lông và lắp bánh xe vào vị trí cũ.
Động cơ tăng áp và những lưu ý khi sử dụng
Turbo tăng áp giúp động cơ ô tô mạnh mẽ hơn nhưng để kéo dài tuổi thọ turbo, người dùng xe cần lưu ý nhiều điều quan trọng.
Turbo tăng áp là gì?
Bộ tăng áp động cơ ô tô (Turbocharger - gọi tắt là turbo) là một loại thiết bị cảm ứng cưỡng bức, giúp tăng công suất động cơ đốt trong bằng cách đưa thêm không khí nén vào buồng đốt. So với động cơ hút khí tự nhiên, động cơ lắp thêm turbo có thể đưa nhiều không khí hơn.
Nói một cách dễ hiểu, công dụng của turbo tăng áp là tăng công suất động cơ mà không cần phải tăng số lượng hay dung tích xi lanh trong động cơ. Áp suất thông thường trong không khí là 1 at. Với turbo tăng áp, áp suất nén sẽ tăng thêm khoảng từ 0,408 - 0,544 at. Như vậy theo lý thuyết, turbo tăng áp giúp công suất động cơ tăng lên khoảng 50%. Còn trên thực tế, tuy hiệu suất không hoàn hảo nhưng công suất động cơ cũng được tăng thêm từ 30 - 40%.
Turbo tăng áp giúp động cơ ô tô mạnh mẽ hơn
Lưu ý với động cơ tăng áp
Khởi động động cơ đúng cách
Đa số lái xe hẳn đã biết phải chờ động cơ đạt đến nhiệt độ thích hợp trước khi vận hành xe. Tuy nhiên có một quan niệm sai lầm rằng xe đã sẵn sàng để khởi hành sau khi đèn tín hiệu nước làm mát báo tắt.
Vấn đề là, nước làm mát có khả năng hấp thụ nhiệt tốt hơn dầu động cơ, dẫn đến khả năng hệ thống làm mát đã ổn định nhưng hệ thống dầu chưa đạt nhiệt độ yêu cầu, do đó động cơ vẫn có thể bị nguy hại.
Xe có sử dụng tăng áp càng nhạy cảm hơn với vấn đề này, bởi bộ phận tăng áp rất dễ hư hỏng khi tiếp xúc với dầu động cơ chưa đủ nóng. Vì vậy, người lái xe nên có thói quen chờ thêm vài phút sau khi đèn tín hiệu nước làm mát báo tắt, để đảm bảo động cơ hoàn toàn sẵn sàng trước khi khởi hành.
Khi di chuyển quãng đường dài, khả năng cao một số bộ phận như tăng áp sẽ nóng hơn các bộ phận còn lại trong động cơ.
Không bao giờ tắt máy ngay sau khi di chuyển quãng đường dài
Khi di chuyển quãng đường dài, khả năng cao một số bộ phận như tăng áp sẽ nóng hơn các bộ phận còn lại trong động cơ. Việc tắt máy ngay sau đó đồng nghĩa với việc ngưng dòng chảy của dầu trong động cơ, dẫn đến việc để lại dầu nóng ở bộ phận tăng áp và kết quả là dầu bị phân hủy.
Hiện tượng này sẽ làm giảm đặc tính bôi trơn của dầu, ảnh hưởng trực tiếp đến động cơ và khiến việc phải thay dầu diễn ra thường xuyên hơn bình thường. Các biện pháp để tránh hiện tượng này bao gồm:
- Không tăng tốc đột ngột trước khi đến đích đến.
- Đợi ít nhất 1 phút trước khi tắt máy sau khi lái xe.
Bên cạnh đó, khi sử dụng xe hơi có động cơ tăng áp, bạn nên kiểm tra định kì hệ thống đường dẫn khí cao áp, bảo dưỡng hệ thống làm mát khí nạp tăng áp sau mỗi 160.000km, không di chuyển quá chậm ở cấp số cao và cẩn thận lái xe ở các góc cua...
Tại sao cần bọc ghế da ô tô? Hiện nay xu hướng người dùng khi mua một số mẫu xe phổ thông giá rẻ thường sẽ nâng cấp lên ghế da. Vậy có nên bọc ghế da cho ô tô là điều rất nhiều người quan tâm. Tại sao cần bọc ghế da ô tô? Bọc da ghế ô tô rất cần thiết, điều này đem tới cảm giác êm ái,...