Dấu hiệu lạc quan trong quan hệ Mỹ – Triều Tiên
Ngày 20/1, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã gọi Triều Tiên là “ cường quốc hạt nhân”, đồng thời cho biết ông và nhà lãnh đạo Triều Tiên “có mối quan hệ tốt”.
Tổng thống Mỹ Donald Trump (phải) và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un trong cuộc gặp tại làng Panmunjom ở biên giới liên Triều ngày 30/6/2019. Ảnh: THX/TTXVN
Phát biểu trong buổi họp báo sau lễ tuyên thệ nhậm chức, Tổng thống Trump cho biết ông “rất thân thiện” với nhà lãnh đạo Triều Tiên và “chúng tôi có mối quan hệ tốt”.
Ông cũng gọi Triều Tiên là “cường quốc hạt nhân”, một thuật ngữ mà theo giới quan sát có thể được coi là sự công nhận của Washington đối với chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng.
Trong phiên điều trần phê chuẩn của Thượng viện vào tuần trước, ứng cử viên Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth cũng gọi Triều Tiên là “cường quốc hạt nhân”.
Phát biểu của Tổng thống Trump được đưa ra trong bối cảnh có nhiều kỳ vọng rằng ông có thể tìm cách khôi phục ngoại giao trực tiếp với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un.
Video đang HOT
Trong nhiệm kỳ đầu tiên, ông Trump đã có 3 cuộc gặp trực tiếp với ông Kim Jong Un, bao gồm hội nghị thượng đỉnh lịch sử đầu tiên tại Singapore vào năm 2018, một cuộc gặp tại Việt Nam năm 2019 và một lần tại Khu phi quân sự (DMZ) giữa hai miền Triều Tiên. Mặc dù vậy vẫn tồn tại nhiều sự không chắc chắn đối với triển vọng tái thiết lập quan hệ Mỹ-Triều.
Chuyên gia Mỹ đán.h giá về khả năng ICBM của Triều Tiên
Theo các chuyên gia Mỹ, công nghệ không gian của Nga, nếu được chuyển giao cho Triều Tiên có thể tăng cường đáng kể khả năng của tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) của nước này.
Vụ phóng thử tên lửa tầm trung siêu vượt âm mới của Triều Tiên ngày 7/1/2025. Ảnh: KCNA/TTXVN
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken ngày 6/1 trong chuyến thăm Hàn Quốc tuyên bố: "Triều Tiên đã nhận được thiết bị quân sự và huấn luyện từ Nga. Chúng tôi có lý do để tin rằng Moskva đang có ý định chia sẻ công nghệ không gian tiên tiến và vệ tinh với Bình Nhưỡng".
Theo các quan chức quốc phòng Mỹ, để đổi lại, Triều Tiên đã hỗ trợ Nga một số trang thiết bị quốc phòng phục vụ cho cuộc xung đột tại Ukraine.
Trong nhiều tháng, các nhà ngoại giao và phân tích quốc phòng Mỹ đã nhận định rằng Bình Nhưỡng mong đợi sự hỗ trợ kỹ thuật từ Nga cho các chương trình hạt nhân và tên lửa để đổi lấy viện trợ quân sự.
Ông Robert Peters, chuyên gia tại Heritage Foundation, cho rằng Nga có thể ngụy trang việc hỗ trợ chương trình tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) của Triều Tiên dưới danh nghĩa hợp tác trong chương trình không gian. "Nga có thể nói rằng họ chỉ giúp Triều Tiên phát triển vệ tinh. Nhưng không ai bị đán.h lừa bởi điều này", ông nói.
Theo vị chuyên gia này, Triều Tiên có thể hưởng lợi lớn từ công nghệ không gian của Nga ở hai khía cạnh: độ chính xác và độ tin cậy, hai yếu tố then chốt để triển khai đầu đạn hạt nhân hiệu quả.
Ông Vann Van Diepen, cựu Phó trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về an ninh quốc tế và chống phổ biến vũ khí, nhận định rằng các công nghệ liên quan đến phóng và điều khiển vệ tinh có thể hỗ trợ Triều Tiên trong việc cải thiện các tên lửa ICBM dùng nhiên liệu lỏng.
Ông đồng thời nhận định, ngay cả khi không trực tiếp chuyển giao công nghệ ICBM, việc Nga giúp Triều Tiên cải thiện vệ tinh trinh sát cũng đã gây nguy hại cho Mỹ và các đồng minh. "Nếu Triều Tiên sở hữu vệ tinh với khả năng hình ảnh độ phân giải cao, họ sẽ cải thiện khả năng nhắm mục tiêu và thu thập tình báo", ông Van Diepen nói.
Đồng tình với nhận định này, ông Bruce Bennett, nhà phân tích quốc phòng cấp cao tại RAND Corporation, cũng cho rằng các thành phần của phương tiện phóng vệ tinh có thể được ứng dụng vào ICBM của Triều Tiên, giúp tăng tầm bắ.n hoặc khả năng mang nhiều đầu đạn hơn.
Ông Peters cảnh báo rằng sự hỗ trợ của Nga có thể đ.e dọ.a trực tiếp đến lãnh thổ Mỹ vì Triều Tiên không cần ICBM để tấ.n côn.g Hàn Quốc hoặc Nhật Bản.
Tháng 11/2023, Triều Tiên thông báo phóng thành công một vệ tinh trinh sát quân sự sau hai lần thất bại. Seoul tin rằng Nga đã hỗ trợ đáng kể cho thành công này.
Bruce Bechtol, cựu sĩ quan tình báo quốc phòng Mỹ, cho biết Bình Nhưỡng đang nỗ lực nâng cấp khả năng vệ tinh để thu thập thông tin tình báo, giám sát và trinh sát. Và nước này có vẻ như đã nhận được công nghệ thu thập tình báo từ Nga.
Phản ứng trước thông tin này, Trung Quốc duy trì lập trường thận trọng trước khả năng Nga chuyển giao công nghệ tên lửa cho Triều Tiên. Phát ngôn viên Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington cho biết, Triều Tiên và Nga là hai quốc gia có chủ quyền. Việc phát triển quan hệ song phương là quyền của hai nước.
Trong bối cảnh đó, Triều Tiên ngày 7/1 vừa thử nghiệm một loại tên lửa siêu vượt âm mới, bay khoảng 1.100 km trước khi rơi xuống biển. Cuộc thử nghiệm diễn ra chỉ hai tuần trước khi Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump nhậm chức.
Các chuyên gia nghi ngờ rằng Nga đã cung cấp cho Triều Tiên vật liệu tiên tiến, như sợi carbon, để phát triển loại tên lửa mới này.
Phía Nga chưa đưa ra bình luận về thông tin nêu trên.
Mỹ cảnh báo khả năng Nga công nhận chương trình hạt nhân Triều Tiên CHDCND Triều Tiên ca ngợi liên minh hiệu quả với Nga và lên án những tuyên bố gần đây của Mỹ và đồng minh về quan hệ Bình Nhưỡng - Moscow. Truyền thông Triều Tiên ngày 19.12 đăng tuyên bố của một người phát ngôn Bộ Ngoại giao ca ngợi liên minh quân sự của nước này với Nga đang chứng minh rất...