Dấu hiệu lạ từ thị trường tài chính Mỹ
Trong một thông điệp trên Twitter ngày Giáng sinh, Tổng thống Donald Trump cho rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) là vấn đề duy nhất của kinh tế Mỹ.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Chỉ trích trên được đưa ra trong bối cảnh thị trường chứng khoán nước này đang chứng kiến đợt lao dốc chưa có dấu hiệu dừng sau khi Chính phủ phải đóng cửa một phần do dự luật ngân sách không được thông qua.
Đối với bất kỳ ai theo dõi chặt chẽ thị trường chứng khoán, sự im ắng của thị trường này trong ngày Giáng sinh gây ra nhiều lo lắng. Theo Reuters, chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones giảm 2,91% trong lúc 2 chỉ số S&P và Nasdaq lần lượt sụt 2,71% và 2,21%. Diễn biến này dẫn đến thắc mắc: Phải chăng nền kinh tế hàng đầu thế giới tăng trưởng chậm hơn dự kiến và một số nguồn tin tiết lộ ông Trump đang gây sức ép để Bộ trưởng Tài chính Steve Mnuchin đảo ngược tình hình.
Theo giới phân tích, một loạt yếu tố khiến thị trường chứng khoán Mỹ lao dốc thời gian qua, như nỗi lo về kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm lại, các lần tăng lãi suất của FED và chính sách thương mại mang tính đối đầu của ông Trump. Tâm trạng nhà đầu tư càng thêm u ám bởi thông điệp chỉ trích FED là “vấn đề duy nhất” của nền kinh tế Mỹ được ông chủ Nhà Trắng đăng tải lên Twitter hôm 24/12. Động thái này làm dấy lên nỗi lo về sự độc lập của FED, được xem là một trụ cột của hệ thống tài chính Mỹ. Phố Wall hiện theo dõi sát sao số phận Chủ tịch FED Jerome Powell, bất chấp lời trấn an của Bộ trưởng Tài chính Mnuchin là Tổng thống không có kế hoạch sa thải nhân vật này.
Trước khi ông Trump đưa ra phàn nàn mới nhất về FED, thị trường chứng khoán Mỹ đã chịu tác động tiêu cực bởi những tuyên bố khác thường của Bộ Tài chính Mỹ hôm 23/12. Theo tuyên bố này, Bộ trưởng Mnuchin đã gọi điện cho Giám đốc điều hành 6 ngân hàng lớn nhất nước và được trấn an rằng họ có “thanh khoản dồi dào” sẵn sàng để cho vay đối với các thị trường tiêu dùng và kinh doanh. Không dừng lại ở đó, ông Mnuchin còn gọi điện cho Nhóm công tác của Tổng thống Mỹ về các thị trường tài chính (còn được gọi là Nhóm chống thị trường sụt giảm) trong ngày 24/12.
Video đang HOT
Từng được triệu tập năm 2009 trong giai đoạn sau của cuộc khủng hoảng tài chính, nhóm này có sự tham gia của các quan chức từ FED và Ủy ban Chứng khoán và Hối đoái Mỹ (SEC). “Điều này khiến người ta hồ nghi Bộ Tài chính biết điều gì đó mà các thị trường không biết. Nếu không làm rõ thêm, thắc mắc này sẽ đè nặng lên các thị trường” – ông Brian Gardner, chuyên gia tại ngân hàng đầu tư Keefe, Bruyette & Woods (Mỹ), nhận định trên The Washington Post.
Cảnh báo của ông Gardner là có cơ sở, bởi diễn biến của thị trường chứng khoán Mỹ hôm 24/12 cho thấy tuyên bố của Bộ Tài chính không hề xoa dịu được tình hình. Một số chuyên gia cho rằng thay vì tạo lòng tin, thông tin về các cuộc điện đàm chỉ khiến các thị trường thêm bất an và hoảng loạn. “Điều này trông như đang tồn tại sự hoang mang trong chính quyền” – bà Diane Swonk, nhà kinh tế trưởng tại Công ty Kiểm toán Grant Thornton (Mỹ), nhận định.
Ngay cả 2 cố vấn giấu tên của ông Trump cũng nhận định các cuộc điện đàm có thể gây hoang mang không cần thiết. “Chưa ai nghĩ chúng ta đang gặp khủng hoảng. Vì thế, các cuộc điện đàm sẽ làm trầm trọng hóa vấn đề chúng ta đang đối mặt” – một cố vấn nhận định.
Theo sau màn trình diễn kém cỏi của thị trường chứng khoán Mỹ, một số thị trường có mở cửa ở châu Á trong ngày 25.12 như Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan… cũng đồng loạt sụt giảm. Dường như giới đầu tư đang lo lắng về bất đồng giữa ông Trump với FED và sự hỗn loạn của Chính phủ Mỹ.
Theo Quỳnh Vũ/daibieunhandan.vn
Triển vọng kinh tế thế giới năm 2019: Bức tranh thiếu lạc quan
Trước những ảnh hưởng của căng thẳng thương mại cũng như mức độ vay nợ ngày càng tăng, đã có không ít dự báo về triển vọng kém lạc quan của kinh tế toàn cầu trong năm 2019.
Ảnh minh họa. Nguồn: internet
GDP toàn cầu năm 2019 dự báo giảm
Theo Báo cáo triển vọng kinh tế thế giới của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) vừa được công bố ngày 8/10, trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ - Trung đang diễn biến hết sức phức tạp, triển vọng GDP toàn cầu sẽ dự báo xuống còn 3,7% trong năm 2018 và 2019.
Những thay đổi được dự báo sẽ xảy ra cho các nền kinh tế đang phát triển trong năm nay, cũng như sự sụt giảm khá lớn cho Mỹ và Trung Quốc trong năm 2019. Đây là lần đầu tiên IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới kể từ tháng 7/2016.
IMF nhấn mạnh cảnh báo rằng những rủi ro đã được đề cập trong báo cáo trước đó đã "trở nên rõ ràng hơn, hay nói cách khác là đã chính thức xuất hiện" trong thế giới thực. Cụ thể, căng thẳng thương mại gia tăng dẫn đến những chính sách thuế khắc nghiệt giữa các đối tác thương mại lớn đã tác động không nhỏ đến Trung Quốc, cũng như nhiều nền kinh tế châu Á khác và các nước dễ bị tổn thương như Thổ Nhĩ Kỳ, Argentina.
Đối với 2 nền kinh tế lớn, dự báo tăng trưởng GDP của Mỹ sẽ ở mức 2,9% trong năm 2018, sau đó giảm xuống còn 2,5% vào năm 2019. Về phía Trung Quốc, dự báo tăng trưởng sẽ giảm xuống còn 6,6% trong năm 2018 và 6,2% vào năm 2019. Dự đoán tăng trưởng cho khu vực đồng tiền chung châu Âu và Anh cũng giảm mạnh.
Ngày 21/11, Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu vào năm 2019. Theo OECD, tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2019 dự kiến tăng 3,5%, giảm so với mức dự báo 3,7% được đưa ra hồi tháng Chín vừa qua.
Cụ thể, tổ chức này điều chỉnh giảm nhẹ dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc xuống còn 6,6% năm 2018, 6,3% năm 2019 và 6% năm 2020 do hoạt động xuất khẩu và đầu tư vào cơ sở hạ tầng giảm. Tuy nhiên, OECD giữ nguyên dự báo mức tăng trưởng của Mỹ lần lượt 2,9%, 2,7% và 2,1% cho năm 2018, 2019 và 2020 khi chính sách cải cách thuế mới đây của Tổng thống Donald Trump hỗ trợ tốt cho đầu tư của doanh nghiệp. Trong khi đó, kinh tế khu vực Eurozone dự kiến tăng 1,9% năm 2018, 1,8% vào năm 2019 và 1,6% vào năm 2020, giảm nhẹ so với các dự báo trước đó.
Triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2019 cũng đã lần đầu tiên bị xấu đi trong góc nhìn của các chuyên gia kinh tế được Hãng tin Reuters khảo sát ý kiến cuối tháng 10 vừa qua. Các chuyên gia nói rằng cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung và các điều kiện tài chính thắt chặt có thể châm ngòi cho một cuộc suy giảm tăng trưởng mới của nền kinh tế thế giới. Các chuyên gia cho rằng, trong năm 2019, kinh tế thế giới chỉ tăng 3,6%, giảm so với lần dự báo trước, đồng thời thấp hơn mức dự báo tăng 3,7% mà IMF đưa ra gần đây.
Trong báo cáo tổng quan thị trường tài chính năm 2018, Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia (Việt Nam) cũng cho rằng kinh tế thế giới năm 2019 được dự báo giảm tốc hoặc nhiều nhất chỉ duy trì được mức tăng như năm 2018. Những rủi ro chủ yếu đối với kinh tế toàn cầu năm 2019 là cạnh tranh chiến lược giữa Mỹ - Trung Quốc; rủi ro rút vốn và khủng hoảng cơ chế tỷ giá hối đoái tại các nước mới nổi.
Thương mại toàn cầu bị ảnh hưởng
Theo IMF, tình trạng bất ổn do căng thẳng thương mại gây ra có thể khiến các doanh nghiệp tạm ngưng hoặc chấm dứt hoàn toàn việc rót vốn, hậu quả nhìn thấy sẽ là làm chậm sự tăng trưởng về các hoạt động đầu tư. Nếu tình trạng này tiếp diễn trong thời gian dài, nền kinh tế toàn cầu có thể sẽ bị ảnh hưởng bởi các rủi ro mang tính hệ thống vô cùng nghiêm trọng.
Thương mại toàn cầu được dự đoán sẽ chỉ tăng thêm 4,2% vào năm 2018, thấp hơn 6/10 điểm so với những kỳ vọng đã được đưa ra vào tháng 7, cùng lúc thấp hơn gần 1 điểm so với dự đoán của tháng 4. Trong năm 2019, thương mại toàn cầu sẽ chỉ tăng trưởng khoảng 4%, thấp hơn một nửa so với triển vọng trước đó.
Trong khi đó, theo Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, thương mại toàn cầu tiếp tục xu hướng giảm. Tháng 10/2018, tăng trưởng thương mại thế giới năm 2019 được IMF dự báo khoảng 4%, giảm 0,2 điểm % so với năm 2018 do chịu tác động của chiến tranh thương mại Mỹ-Trung. Trong khi đó, giá hàng hóa, giá dầu dự báo biến động không nhiều. Dự báo năm 2019, giá dầu sẽ được giữ ở mức ổn định hoặc tăng nhẹ khoảng 3% so với giá dầu bình quân năm 2018 (IMF, WB)...
Theo tapchitaichinh.vn
Fed có thể điều chỉnh số lần tăng lãi suất trong năm tới Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã phát đi tín hiệu mạnh mẽ về việc sẵn sàng xem xét lại kế hoạch tăng lãi suất trong năm tới khi số liệu mới cho thấy chính sách thương mại của Tổng thống Donald Trump và thuế trả đũa của Trung Quốc đang gây sức ép lên nền kinh tế Mỹ và khiến các...