Dấu hiệu “đỏ – vàng – đen” cảnh báo gan bị hư hại không thể phục hồi
Xơ gan là tổn thương gan lan tỏa thứ phát sau các đợt tấn công lặp đi lặp lại của một hoặc nhiều bệnh gan nguyên phát như: viêm gan, bệnh gan do rượu, gan nhiễm mỡ, bệnh sán máng…
Xơ gan có khả năng gây tử vong cao, đồng thời nó cũng có khả năng chuyển hóa ác tính nhất định. Do đó, một tỷ lệ lớn các bệnh nhân ung thư gan đều có tiền sử bị xơ gan.
Điều đáng sợ hơn nữa là do khả năng bù trừ của gan rất mạnh nên xơ gan giai đoạn đầu không có những biểu hiện điển hình, thậm chí người bệnh có thể không có triệu chứng gì.
Tuy nhiên, khi bệnh xơ gan tiếp tục tiến triển, người bệnh cũng sẽ có các dấu hiệu cảnh báo khác nhau. Khi các triệu chứng sau xuất hiện, hãy cảnh giác với tình trạng xơ hóa ở lá gan.
Lòng bàn tay chuyển sang màu đỏ
Trong những trường hợp bình thường, lòng bàn tay của chúng ta phải đồng nhất và có màu hồng nhạt, nhưng đối với bệnh nhân xơ gan thì khác.
Vì xơ gan lâu dần sẽ gây tổn thương tế bào gan, dẫn đến chức năng gan của người bệnh ngày càng kém đi, ảnh hưởng đến chức năng nội tiết. Lúc này, một lượng lớn estrogen bắt đầu tích tụ trong cơ thể kích thích mao mạch giãn ra. Do đó, bệnh nhân xơ gan có thể sẽ có nhiều đốm hoặc mảng màu đỏ sậm ở bề mặt lòng bàn tay. Nếu quan sát kỹ các mảng này , bạn thậm chí có thể tìm thấy mạch máu nhỏ giãn nở.
Vàng mắt
Đây là biểu hiện điển hình nhất của bệnh vàng da. Vàng da là một trong những triệu chứng bệnh xơ gan thường gặp, nhất là sau khi bước vào giai đoạn xơ gan mất bù.
Do tế bào gan của người bệnh đã bị tổn thương nghiêm trọng, không thể chuyển hóa bình thường bilirubin sinh ra trong cơ thể .Vì vậy, một lượng lớn bilirubin sẽ tích tụ trong máu và dần dần hình thành tình trạng tăng bilirubin trong máu. Khi bilirubin đi theo dòng máu, nó sẽ khiến da, niêm mạc và màng cứng của bệnh nhân bị vàng bất thường.
Nước da sẫm màu
Video đang HOT
Nhấn để phóng to ảnh
Sau khi chức năng gan suy giảm sẽ dẫn đến rối loạn nội tiết, hàm lượng neuraminidase sẽ tăng lên, dẫn đến một số lượng lớn tyrosine chuyển hóa thành melanin (hắc sắc tố), nó bắt đầu trong tích tụ trên khuôn mặt và làn da của bệnh nhân.
Hơn nữa, một số bệnh nhân xơ gan thường bị rối loạn chức năng thượng thận nên sắc mặt bệnh nhân có những thay đổi bất thường, nước da ngày càng sạm đi, da khô ráp, xuất hiện rõ quầng thâm, nổi mao mạch đầu mũi.
Để gan khỏe mạnh, chúng ta cần áp dụng thêm các biện pháp sau:
Ngủ đủ giấc, làm việc và nghỉ ngơi đều đặn
Ngủ đủ giấc góp phần tăng cường sức khỏe của gan. Ban đêm còn được gọi là khoảng thời gian để gan hồi phục. Nguyên do là bởi lượng máu tiêu thụ của cơ thể sẽ trở nên rất thấp khi ngủ vào ban đêm, và lượng máu có thể được lưu trữ trong gan nhiều hơn.
Việc cung cấp máu đầy đủ có thể làm cho quá trình trao đổi chất của gan diễn ra mạnh mẽ hơn, có tác dụng thúc đẩy quá trình phân chia và tái tạo tế bào gan, từ đó sửa chữa các tổn thương tốt hơn.
Tăng cường uống nước
Uống đủ nước là nền tảng sức khỏe của gan. Khi cơ thể đủ nước quá trình trao đổi chất và giải độc của gan được thúc đẩy mạnh mẽ. Ngoài ra, chúng ta cũng có thể bổ sung các dưỡng chất có lợi cho gan vào nước sẽ mang đến tác dụng tốt hơn.
Kiên trì tập thể dục
Kiên trì tập thể dục 3-4 lần mỗi tuần sẽ rất có ích cho sức khỏe của gan.
Những người kiên trì tập thể dục thì khả năng trao đổi chất của cơ thể mạnh hơn, chất độc trong cơ thể được đào thải ra ngoài nhanh hơn, quá trình phân hủy và tiêu thụ lipid mạnh mẽ hơn, khả năng gan bị tổn thương từ đó sẽ giảm đi.
4 tác dụng phụ đáng sợ khi ăn cà rốt không đúng cách, nếu thuộc nhóm người này cần điều chỉnh ngay!
Cà rốt tốt nhưng ăn phải có liều lượng. Nếu ăn không đúng cách sẽ cực nguy hại cho sức khỏe.
Cà rốt rất giàu vitamin và dưỡng chất, bao gồm protid, lipid, glucid và chất xơ. Việc bổ sung cà rốt đúng cách có khả năng điều tiết cơ năng sinh lý của cơ thể, tăng cường thể chất, tăng miễn dịch, dự phòng tích cực các bệnh lý do thiếu vitamin A, cao huyết áp, tim mạch, đặc biệt có tác dụng chống lão hóa cho cơ thể...
Mặc dù có nhiều công dụng nhưng theo các chuyên gia chỉ nên ăn hoặc uống nước ép cà rốt 2-3 lần/tuần. Người lớn ăn khoảng 100g cà rốt/lần, trẻ em ăn khoảng từ 30-50g cà rốt/lần.
Việc ăn quá nhiều cà rốt trong thời gian dài, cơ thể sẽ dễ gặp phải rắc rối sau:
Nên chọn những quả cà rốt vừa phải, có lõi ở giữa sẽ ngọt và mềm hơn. Ảnh minh họa
Gây táo bón
Cà rốt chứa chất xơ dồi dào nhưng chất xơ chứa trong cà rốt ở dạng không hòa tan, nếu ăn cà rốt quá nhiều mà không uống đủ nước sẽ làm chúng bị tắc nghẽn tại ruột và gây nên hiện tượng táo bón.
Mắc bệnh vàng da
Carotene - hoạt chất tạo nên màu vàng cam cho cà rốt. Nếu cơ thể bạn nạp quá nhiều chất carotene sẽ khiến da bị biến đổi thành màu vàng do gan bị nhiễm độc.
Gây rối loạn kinh nguyệt
Phụ nữ ăn quá nhiều (hơn 0,5 lít nước ép cà rốt hoặc hơn 300g cà rốt/ngày) sẽ gây ra hiện tượng rối loạn kinh nguyệt, thậm chí là vô kinh một thời gian.
Gây ngộ độc natri
Chất hemoglobin trong cà rốt khi gặp natri trong cơ thể sẽ biến thành methemolobine - chất có thể khiến bạn bị ngộ độc. Nếu ăn quá nhiều sẽ khiến lượng methemolobine trong cơ thể sản sinh dư thừa, cơ thể không thể xử lý kịp thời, gây ngộ độc gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nếu không sớm phát hiện và xử lý kịp thời.
Cách chọn cà rốt ngon, giàu dinh dưỡng
Khi mua cà rốt về nên cắt bỏ phần lá xanh. Ảnh minh họa
- Mua cà rốt nên chọn những củ có màu cam đậm và vỏ mịn, còn lá tươi xanh, bóp nhẹ thấy cứng, không bị dập nát và cầm chắc tay.
- Không nên chọn cà rốt quá to vì thường bị già, ăn rất cứng không còn vị ngọt và mùi hương đặc trưng. Nên chọn những củ có kích thước trung bình hoặc nhỏ có lõi ở giữa thì càng ngon, mềm và dễ chế biến.
- Không nên chọn cà rốt có đốm đen, dập úng, bị nứt hoặc đầu củ có màu xanh.
- Trong quá trình chế biến nên rửa và cạo sạch vỏ, không nên gọt quá sâu vì phần lớn vitamin, khoáng chất đều tập trung ở phần vỏ. Khi chế biến cà rốt thì nên xắt miếng để giữ được protein và dinh dưỡng.
Lưu ý: khi bảo quản cà rốt không để lại lá vì các vitamin, muối khoáng và nước rút dần khỏi củ chuyển lên lá, khiến cho mất đi lượng lớn các chất dinh dưỡng, làm cho cà rốt bị mềm, thời gian sử dụng bị rút ngắn.
Cách dùng thuốc hạ sốt cho trẻ nhỏ Một số bậc cha mẹ hay dùng thuốc hạ sốt đặt hậu môn cho trẻ em vì ngại đường uống có thể gây hại dạ dày. Nhưng thuốc đặt hậu môn liệu có an toàn hơn? Khi nào dùng thuốc hạ sốt? Con bị sốt luôn luôn là nỗi lo lắng của các bậc cha mẹ/ người chăm sóc trẻ. Một số người...