Dấu hiệu “đèn đỏ” cảnh báo vấn đề sức khỏe
Ngoài cảm giác ẩm ướt khó chịu và những cơn đau bụng kéo dài, ngày “đèn đỏ” còn chỉ ra các vấn đề sức khỏe đáng quan tâm nữa đấy.
Lượng máu ra quá nhiều trong những ngày kinh nguyệt là một nguyên nhân dẫn tới thiếu máu. Tác động trực tiếp của thiếu máu là việc cơ thể bị thiếu oxy cho hoạt động tuần hoàn, dẫn đến các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt. Thiếu máu cũng dẫn tới thiếu sắt và bạn nên chú ý điều này để bổ sung sắt cho cơ thể nhé.
Ngược lại, lượng máu ra ít trong mỗi chu kì có thể xuất phát từ sự thay đổi hormone trong cơ thể, chế độ ăn uống thiếu chất hay tình trạng stress. Trong một số trường hợp, lượng máu kinh ít một cách bất thường cũng có thể là dấu hiệu của chứng rối loạn tự miễn dịch hay hội chứng buồng trứng đa nang (có thể dẫn tới vô sinh).
Thông thường máu kinh sẽ có màu đỏ sẫm, cho thấy cơ thể bạn hoàn toàn khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu máu chuyển sang màu hồng nhạt, đó có thể là dấu hiệu của việc estrogen trong cơ thể quá thấp, là nguyên nhân dẫn tới khô âm đạo, rụng tóc hay các triệu chứng mệt mỏi khác. Các bạn gái có lượng estrogen thấp cũng trải qua chu kì kinh nguyệt không đều, thường là muộn hơn so với tính toán.
Chu kỳ
Video đang HOT
Chu kỳ kinh nguyệt không đều và mỗi chu kì kéo dài hơn 7 ngày ở phụ nữ trưởng thành có thể chỉ ra rằng bạn đang giảm cân quá đà, stress hoặc sử dụng các chất có cồn. Hiện tượng mất kinh cũng có thể là biểu hiện của việc bạn đang mang thai.
Với bạn gái lứa tuổi vị thành niên, chu kì không đều do các cơ quan phát triển chưa hoàn thiện lại là vấn đề hoàn toàn bình thường và sẽ không gây bất cứ nguy hiểm gì. Tuy nhiên, bạn cũng nên tìm đến sự tư vấn của bác sĩ để hiểu rõ hơn.
Trong một vài trường hợp, chu kì không đều báo hiệu sớm bệnh ung thư tử cung hoặc khối u tuyến yên. Tình trạng này thường được phát hiện ở phụ nữ trưởng thành nhiều hơn, tuy vậy, khả năng mắc bệnh này ở độ tuổi thấp hơn vẫn có thể xảy ra. Dù sao đi nữa, bạn không nên tự kết luận quá sớm chỉ dựa vào các triệu chứng nêu trên mà nên đi gặp bác sĩ nhé.
Theo Kim Dung – Trí thức trẻ
Điều chị em nào cũng cần biết khi có kinh nguyệt không đều
Đôi khi, kinh nguyệt không đều là một dấu hiệu của sự không rụng trứng. Nếu bạn không rụng trứng, bạn không thể có thai.
Nguyên nhân dẫn đến kinh nguyệt không đều, chu kỳ kinh nguyệt như thế nào và thời điểm bạn quan hệ đều là những nhân tố ảnh hưởng đến cơ hội bạn mang thai.
Kinh nguyệt không đều là gì?
Kinh nguyệt không đều là chu kỳ ngắn hơn 21 ngày hoặc dài hơn 36 ngày. Nó cũng có thể định nghĩa rằng chu kỳ thay đổi tháng này, qua tháng khác, mặc dù vẫn nằm trong khung thời gian bình thường. Ví dụ, nếu một tháng chu kỳ của bạn là 23 ngày, và đến một tháng khác là 35, và sau đó là 30, bạn có thể nói rằng bạn có chu kỳ không đều.
Một người phụ nữ đôi khi có chu kỳ không đều là chuyện khá bình thường. Căng thẳng hay bệnh tật có thể gây ra sự chậm trễ trong quá trình rụng trứng hay kinh nguyệt, khiến chu kỳ dài hơn, và đôi khi ngắn hơn, so với bình thường.
Tuy nhiên, nếu chu kỳ của bạn thường xuyên không đều, hoặc bạn có một thời gian khá dài giữa các chu kỳ kinh nguyệt, bạn nên gặp bác sĩ để khám.
Nguyên nhân dẫn đến không rụng trứng, chẩn đoán và điều trị
Kinh nguyệt không đều có thể là một dấu hiệu của hội chứng buồng trứng đa nang. Tùy thuộc vào việc bạn có rụng trứng hay không, bạn vẫn có khả năng có thai khi mắc hội chứng buồng chứng đa nang.
Đôi khi, chu kỳ không đều là biểu hiện của một sự mất cân bằng nội tiết, nhưng bạn vẫn có thể rụng trứng từng tháng. Chỉ là ngày rụng trứng của bạn thay đổi rất nhiều. Nếu bạn đang rụng trứng, bạn vẫn có thể có thai mà không cần sự giúp đỡ của các loại thuốc kích thích khả năng sinh sản.
Một nguyên nhân khác dẫn tới kinh nguyệt không đều là thừa cân hoặc thiếu cân. Tình trạng thừa cân hoặc thiếu cân đều có thể dẫn đến không rụng trứng.
Trong trường hợp này, việc giảm cân có thể là đủ để điều chỉnh chu kỳ của bạn một lần nữa, làm tăng cơ hội mang thai tự nhiên. Nếu chế độ ăn kiêng cực đoan là vấn đề, hãy thay đổi chế độ ăn uống của bạn với một kế hoạch cân bằng hơn, và bạn nên tăng cân nếu bạn quá gầy, điều này có thể giúp điều chỉnh chu kỳ của bạn.
Nếu bạn có kinh nguyệt không đều, bạn nên đi khám bác sĩ. Thậm chí nếu bạn đang cố gắng để có thai, đó là một ý tưởng tốt để được kiểm tra.
Bác sĩ sẽ làm một số xét nghiệm máu đơn giản để xem bạn có đang rụng trứng hay không. Nếu xét nghiệm máu của bạn cho thấy rằng bạn đang rụng trứng, và bạn dưới 35 tuổi, bạn có thể muốn tiếp tục cố gắng để có thai thêm một thời gian nữa.
Nắm bắt dấu hiệu rụng trứng khi bạn có chu kỳ không đều
Nếu bạn có chu kỳ kinh nguyệt không đều, bạn cần nắm được các dấu hiệu rụng trứng để biết mình có rụng trứng hàng tháng hay không.
Bộ dụng cụ dự đoán rụng trứng có thể phát hiện các hormone LH, hormone thường đạt đến đỉnh điểm ngay trước khi rụng trứng. Một số phụ nữ có nhiều đỉnh LH trước khi họ thực sự rụng trứng. Điều này làm cho các que thử rụng trứng kém chính xác.
Ngoài ra, bạn cũng có thể nhận ra thời điểm rụng trứng thông qua những dấu hiệu đặc biệt của cơ thể, bao gồm dịch âm đạo ra nhiều, thân nhiệt tăng, đau nhẹ ở bụng...
Bằng cách xác định được khoảng thời gian rụng trứng và "quan hệ" đúng thời điểm, cơ hội có thai của bạn sẽ tăng lên.
Theo Kim Anh - Phụ nữ TPHCM
Điểm danh những nguyên nhân không có tim thai Không có tim thai là dấu hiệu cảnh báo bào thai đang có vấn đề bất thường, bởi từ tuần thứ 6 các bác sĩ đã có thể nghe được nhịp tim thông qua các thiết bị y khoa hiện đại. Cũng có một vài trường hợp phải sang tận tuần thứ 9 thứ 10 mới có thể nghe được tim thai. Tuy...