Dấu hiệu đầu tiên về sự ấm lên trong quan hệ giữa Anh và EU
Kể từ khi rời Liên minh châu Âu (EU) vào năm 2020, Anh không mấy mặn mà trong việc hợp tác chính thức với Brussels.
Tuy nhiên, nhu cầu tìm kiếm các giải pháp thay thế nguồn cung khí đốt từ Nga do cuộc xung đột ở Ukraine đã dẫn đến thay đổi.
Vương quốc Anh đã sẵn sàng ký một thỏa thuận với Tổ chức Hợp tác Năng lượng Biển Bắc tự nguyện (NSEC), dấu hiệu cụ thể đầu tiên cho thấy quan hệ ấm lên giữa Brussels và London.
NSEC, gồm Ủy ban châu Âu, tám quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) và Na Uy, tập trung hỗ trợ xây dựng các nhà máy điện gió và mạng lưới phân phối trong khu vực. Anh từng là thành viên của tổ chức này trước khi rời EU.
Video đang HOT
Anh đang chuẩn bị ký một biên bản ghi nhớ với NSEC để tái gia nhập tổ chức. Tuy nhiên, Anh sẽ không thể là một thành viên chính thức của NSEC, trừ khi nước này tuân theo các quy định của thị trường nội khối.
Thủ tướng Anh Liz Truss đã trao đổi với lãnh đạo các nước láng giềng về an ninh năng lượng tại cuộc họp khai mạc Cộng đồng Chính trị châu Âu (EPC), gồm các quốc gia châu Âu, tại Praha vào ngày 7/10, kêu gọi 44 quốc gia tham dự cuộc họp tiếp tục cung cấp điện cho Vương quốc Anh thông qua hệ thống cấp điện liên kết.
Thủ tướng Cộng hòa Czech (Séc) Petr Fiala, hiện giữ chức Chủ tịch luân phiên EU, cho biết: “Chúng tôi đặt mục tiêu hoàn thành quá trình cho phép Vương quốc Anh tham gia Tổ chức Hợp tác Năng lượng Biển Bắc càng sớm càng tốt. Đây sẽ là bước này sẽ tăng cường hợp tác và an ninh năng lượng của châu Âu trước tình trạng thao túng giá năng lượng”.
Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte cũng cho biết ông ủng hộ mối quan hệ năng lượng chặt chẽ hơn với Vương quốc Anh. Hà Lan và Bỉ là hai quốc gia cung cấp điện cho Anh thông qua hệ thống cấp điện liên kết vào mùa đông, khi Anh thiếu điện.
Kể từ khi rời EU vào năm 2020, Anh tỏ ra không mấy mặn mà trong việc hợp tác chính thức với Brussels. Tuy nhiên, nhu cầu tìm kiếm các giải pháp thay thế nguồn khí đốt của Nga do cuộc xung đột ở Ukraine đã dẫn đến thay đổi. Vương quốc Anh đã được chọn để tổ chức cuộc họp lần thứ tư của nhóm EPC vào năm 2024.
Bên lề hội nghị EPC, Thủ tướng Anh cũng có cuộc gặp song phương với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. Hai bên đã đưa ra tuyên bố chung, theo đó lần đầu tiên kể từ sau Brexit, Anh và Pháp sẽ tổ chức hội nghị thượng đỉnh vào năm 2023, “để tiến tới một chương trình nghị sự song phương mới”.
Hai bên cũng thảo luận về việc thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực năng lượng, đồng thời nhất trí tăng cường hợp tác chống di cư bất hợp pháp trong phạm vi luật pháp quốc tế, nhằm xử lý các nhóm tội phạm buôn người trên khắp châu Âu. Bộ trưởng Nội vụ hai nước dự kiến sẽ thống nhất các biện pháp về vấn đề này vào mùa Thu này.
Người dân Đức bất an khi giá cả tăng cao
Giá năng lượng tăng cao đang khiến người dân Đức hết sức lo lắng.
Bên cạnh đó, một bộ phận người dân cũng cảm thấy bất an trước nguy cơ thiếu khí đốt trong mùa Đông và có 35% số người được hỏi cho biết đã phải tự mua máy sưởi hoặc lò sưởi để giữ ấm trong nhà, phòng trường hợp nguồn cung khí đốt cho các hộ gia đình bị cắt giữa thời tiết giá lạnh.
Người dân mua sắm tại một siêu thị ở Frankfurt, Đức. Ảnh: THX/TTXVN
Phóng viên TTXVN tại Đức dẫn kết quả khảo sát của kênh RTL/NTV công bố ngày 4/10 cho biết khủng hoảng năng lượng đang rình rập và lạm phát cao đang là những vấn đề khiến người dân Đức hết sức lo lắng. Có tới 87% những người được khảo sát cảm thấy gánh nặng đặc biệt do giá điện, giá khí đốt hoặc dầu sưởi tăng cao. Trong khi đó, 78% số ý kiến cho biết họ bị ảnh hưởng nặng nề do giá thực phẩm cao hơn.
Cũng theo khảo sát, có 2/3 số người được hỏi (68%) cho rằng giá xăng dầu cao hơn đã tác động đặc biệt tiêu cực đến gia đình họ. Một nửa số người dân Đức (51%) cũng nhận thấy những ảnh hưởng rất tiêu cực từ việc thua lỗ trong các khoản đầu tư tài chính và sụt giảm tài sản.
Giá cả cao hơn đã tạo gánh nặng trong hầu hết các lĩnh vực của cuộc sống, nhất là đối với những người có thu nhập thấp. 45% số ý kiến cho biết chi phí mua sắm trong gia đình tăng lên và 41% nói giá dịch vụ cao hơn là gánh nặng đối với chính gia đình họ. Khoảng 1/3 người được khảo sát nói rằng giá cao hơn trong thực phẩm (33%) hay quần áo và dày dép (29%) là gánh nặng đối với gia đình họ.
Theo khảo sát, 58% số người Đức tin rằng sau khi Nga ngừng cung cấp khí đốt hoàn toàn cho Đức, nền kinh tế lớn nhất châu Âu vẫn có thể thu được đủ khí đốt từ các nguồn khác để đáp ứng nhu cầu của các hộ gia đình tư nhân cũng như nền kinh tế. Chỉ có 36%, chủ yếu là người ở khu vực Đông Đức (51%) và những người ủng hộ đảng cực hữu Sự lựa chọn vì nước Đức (AfD, 60%) - lo sợ điều này khó có thể thực hiện, khiến nguồn cung khí đốt bị gián đoạn. Đối với nguồn điện, người dân Đức có vẻ an tâm hơn về nguồn cung khi có 66% số ý kiến tin rằng nguồn cung điện ở Đức sẽ luôn được đảm bảo trong những tháng tới, trong khi 31% cho biết nguồn cung điện có thể tạm thời bị gián đoạn.
Để phòng trường hợp nguồn cung năng lượng bị ảnh hưởng, 1/3 số người Đức (35%) được hỏi cho biết đã thực hiện các biện pháp phòng ngừa trong trường hợp nguồn cung cấp cho hộ gia đình bị gián đoạn, chẳng hạn như bằng cách mua lò sưởi điện, bếp củi hoặc hoặc vật dụng/thiết bị tương tự. Trong khi đó vẫn có 65% số ý kiến cho biết họ vẫn chưa thực hiện bất kỳ biện pháp đề phòng nào đối với việc nguồn cung năng lượng có thể bị gián đoạn.
Hiện đại đa số người dân Đức được hỏi (68%) ủng hộ việc vận hành cả 3 nhà máy điện hạt nhân đang hoạt động, dù theo kế hoạch ban đầu sẽ ngừng hoạt động vào cuối năm nay, để sản xuất điện cho đến năm 2024. Con số này cao hơn nhiều so với mức chỉ 10% ghi nhận được hồi đầu tháng 9.
Thị trấn ở Đức nơi không ai phải lo hóa đơn năng lượng Trong lúc khắp châu Âu, người dân đang "méo mặt" vì chi phí năng lượng tăng vọt, thì cư dân Feldheim lại thảnh thơi với giá điện rẻ nhất ở Đức. Khắp châu Âu, người dân thấp thỏm mở hóa đơn năng lượng và chuẩn bị tinh thần cho những đợt tăng giá khủng khiếp khi các công ty tiện ích chịu chi...