Dấu hiệu da kích ứng và cách khắc phục
Da kích ứng là một trong những tình trạng thường gặp, do nhiều nguyên nhân khác nhau. Vậy làm thế nào để nhận biết tình trạng này và cách khắc phục ra sao?
1. Dấu hiệu nhận biết da kích ứng
Có nhiều nguyên nhân khiến da kích ứng, như sử dụng mỹ phẩm không phù hợp, tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng (bụi bẩn, hóa chất…) hoặc do tác động của môi trường, thời tiết. Khi bị kích ứng, da có thể có các biểu hiện:
Xuất hiện mụn trứng cá : Đây là triệu chứng khá phổ biến, do sử dụng các loại mỹ phẩm làm bít tắc lỗ chân lông , gây ứ đọng chất bã nhờn và hình thành mụn trứng cá.
Viêm da dị ứng: Xuất hiện các mảng hồng ban kèm theo mụn nước và cảm giác ngứa ngáy, khó chịu.
Nổi mề đay: Là những nốt sần nổi trên bề mặt da, gần giống với nốt muỗi đốt, thường kèm theo ngứa.
Da khô : Bề mặt da khô, bong tróc.
Da sạm: Làn da bị tăng sắc tố sẫm màu, xuất hiện những đốm màu nâu.
Da kích ứng gây cảm giác châm chích, khô da, bong tróc, đỏ rát.
2. Ảnh hưởng của tình trạng kích ứng đối với làn da
Kích ứng da không chỉ gây ra cảm giác châm chích, khô da, bong tróc, đỏ rát mà còn dẫn đến nhiều tác động khác đối với làn da như:
- Tình trạng mụn trầm trọng hơn: Tình trạng kích ứng khiến da mụn trở nên tồi tệ hơn, đặc biệt là mụn nặng như mụn mủ, viêm sưng… Bởi khi chịu tác động từ tác nhân gây kích ứng, tuyến dấu hoạt động trở nên mất ổn định, khiến tình trạng mụn trên da không cải thiện mà trầm trọng hơn.
- Làm da khô hơn: Các tác nhân gây kích ứng sẽ khiến cho da khô căng, thậm chí đau rát. Điều này làm da khó có thể duy trì trạng thái ẩm mượt.
3. Cần làm gì khi da bị kích ứng?
Tình trạng da kích ứng có thể tự thuyên giảm sau vài ngày. Tuy nhiên, để làm giảm triệu chứng và khắc phục tạm thời tình trạng trên, cần lưu ý:
Video đang HOT
Ngừng sử dụng sản phẩm gây kích ứng
Sau khi thoa bất kỳ loại mỹ phẩm nào, nếu gặp phải các biểu hiện như trên, việc đầu tiên cần làm là ngừng sử dụng sản phẩm đó ngay lập tức, sau đó rửa mặt sạch với nước để làm trôi lớp mỹ phẩm đó trên da. Dùng khăn hoặc giấy sạch, nhẹ nhàng thấm khô da mặt. Việc này sẽ giúp ngăn chặn tình trạng kích ứng diễn ra nghiêm trọng hơn. Để tìm ra nguyên nhân gây kích ứng, hãy xem lại các loại mỹ phẩm đã sử dụng và kiểm tra các thành phần trong đó.
Khi thấy da xuất hiện dấu hiệu kích ứng, hãy thử làm dịu da bằng cách sử dụng viên đá quấn trong khăn sạch, nhẹ nhàng đưa lên vùng da bị sưng đỏ, châm chích. Việc này sẽ phần nào giúp làn da dịu đi và giảm các triệu chứng nóng rát do kích ứng thông thường.
Lưu ý, không chườm đá lạnh trực tiếp lên bề mặt da, khiến da bị khô hoặc tạo thành các vết bỏng lạnh không mong muốn. Ngoài ra, để cải thiện kích ứng, bạn có thể sử dụng các sản phẩm hỗ trợ làm dịu da khác như kem dưỡng ẩm để giúp phục hồi độ ẩm tự nhiên của da.
Để cải thiện kích ứng, bạn có thể sử dụng các sản phẩm hỗ trợ làm dịu da khác như kem dưỡng ẩm để giúp phục hồi độ ẩm tự nhiên của da.
Bổ sung các sản phẩm hỗ trợ da phục hồi
Với làn da đang tổn thương do kích ứng, hãy ưu tiên các sản phẩm có chứa chất cấp ẩm để hỗ trợ phục hồi và tái tạo tế bào da hiệu quả hơn. Nên lựa chọn các sản phẩm an toàn, lành tính, phù hợp với làn da vốn đang mỏng và nhạy cảm.
Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, khói bụi
Việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài khiến tình trạng kích ứng không được cải thiện, tăng nguy cơ sạm da, hình thành nám. Hơn thế, khói bụi từ môi trường có thể gây bít tắc lỗ chân lông và khiến cho tình trạng kích ứng trở nên tồi tệ hơn.
Do đó, khi bị kích ứng da nên hạn chế ra ngoài vào lúc nắng gắt, thoa kem chống nắng dịu nhẹ bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời, đồng thời sử dụng các dụng cụ che chắn để hạn chế khói bụi từ môi trường gây ảnh hưởng đến làn da.
15 câu hỏi thường gặp về da nhạy cảm
Da nhạy cảm, một loại da phổ biến, thường gây khó chịu và mất tự tin với các triệu chứng như mẩn đỏ, ngứa, rát hay châm chích.
Để hiểu rõ hơn về làn da này và cách chăm sóc đúng cách, bài viết dưới đây sẽ giải đáp 15 thắc mắc thường gặp nhất về da nhạy cảm, giúp bạn có được một làn da khỏe mạnh và tự tin hơn.
Da nhạy cảm là tình trạng da dễ bị kích ứng trước các tác nhân bên ngoài, thường xuất hiện với các dấu hiệu như đỏ, ngứa, rát hay châm chích. Nguyên nhân chính là do lớp màng bảo vệ da bị suy yếu, khiến da trở nên nhạy cảm hơn.
Nếu bạn thường xuyên gặp phản ứng với các sản phẩm chăm sóc da, thay đổi thời tiết, hay tiếp xúc với các loại vải và xuất hiện các triệu chứng như đỏ, ngứa, rát hoặc châm chích, thì có thể bạn đang sở hữu làn da nhạy cảm.
Da nhạy cảm có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai, không phân biệt giới tính. Tuy nhiên, nó có thể phổ biến hơn ở phụ nữ do sự thay đổi nội tiết tố và sự khác biệt trong cấu trúc da.
Các yếu tố gây ra tình trạng da nhạy cảm có thể bao gồm:
Di truyền: một số người có thể có làn da nhạy cảm do yếu tố di truyền.
Môi trường: ô nhiễm, thời tiết khắc nghiệt hoặc các hóa chất kích ứng trong sản phẩm chăm sóc da.
Bệnh lý: các tình trạng da như chàm, viêm da cơ địa hoặc rosacea.
Lối sống: căng thẳng, thiếu ngủ và chế độ ăn uống không lành mạnh.
Rửa mặt nhẹ nhàng: sử dụng sữa rửa mặt không mùi, không chứa hóa chất mạnh và rửa bằng nước ấm.
Dưỡng ẩm: dùng kem dưỡng ẩm không mùi, không gây dị ứng để giữ ẩm cho da.
Chống nắng: luôn thoa kem chống nắng với SPF từ 30 trở lên để bảo vệ da khỏi tác hại của tia UV.
Tránh các chất gây kích ứng: xác định và tránh các chất gây kích ứng tiềm ẩn như hương liệu, thuố.c nhuộm, cồn và hóa chất mạnh trong sản phẩm chăm sóc da.
Thử nghiệm sản phẩm: trước khi sử dụng sản phẩm chăm sóc da mới, hãy thử nghiệm trên một vùng da nhỏ để kiểm tra phản ứng.
Ảnh minh họa
Không chứa hương liệu: tránh các sản phẩm có mùi hương hoặc mùi thơm.
Không gây dị ứng: chọn các sản phẩm được thiết kế riêng cho da nhạy cảm và được dán nhãn là không gây dị ứng.
Không gây bít tắc lỗ chân lông: ưu tiên các sản phẩm không gây mụn (non-comedogenic).
Thành phần tự nhiên: ưu tiên các sản phẩm có thành phần tự nhiên và làm dịu như lô hội, hoa cúc hoặc bột yến mạch.
Chế độ ăn uống lành mạnh, giàu trái cây, rau củ và axit béo omega-3 có thể cải thiện sức khỏe da và giảm tình trạng viêm, có lợi cho da nhạy cảm.
Ảnh minh họa
Căng thẳng là một trong những nguyên nhân chính gây kích ứng da. Vì vậy, việc thực hành các phương pháp giảm stress như yoga, thiền hay hít thở sâu có thể giúp làm dịu làn da nhạy cảm.
Một số loại tinh dầu có thể gây kích ứng cho da nhạy cảm. Nếu muốn sử dụng, bạn nên pha loãng tinh dầu với dầu nền và thử nghiệm trên một vùng da nhỏ trước khi dùng cho mặt.
Thời tiết khắc nghiệt, chẳng hạn như không khí khô lạnh hay nắng nóng ẩm, có thể làm da nhạy cảm trở nên tồi tệ hơn. Hãy sử dụng các sản phẩm dưỡng ẩm phù hợp và bảo vệ da đúng cách trong từng điều kiện thời tiết.
Nước nóng có thể làm mất nước và làm khô da, gây kích ứng cho làn da nhạy cảm. Nên chọn nước ấm để tắm và hạn chế thời gian tiếp xúc với nước.
Sản phẩm tẩy tế bào chế.t có thể làm kích ứng da nhạy cảm. Nếu cần tẩy tế bào chế.t, hãy chọn những sản phẩm nhẹ nhàng và thực hiện thường xuyên với mức độ vừa phải.
Ảnh minh họa
Hãy thoa một miếng gạc lạnh hoặc gel lô hội lên vùng da bị kích ứng để làm dịu da
Nên chọn những sản phẩm đã được kiểm nghiệm và chứng nhận cho da nhạy cảm. Hãy đọc kỹ nhãn sản phẩm và tìm kiếm các thành phần tự nhiên và dịu nhẹ.
Nếu các triệu chứng da nhạy cảm trở nên nghiêm trọng, kéo dài hoặc không cải thiện với các biện pháp chăm sóc tại nhà, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ da liễu để nhận được chẩn đoán và điều trị phù hợp.
Da nhạy cảm không phải là điều đáng sợ nếu bạn hiểu rõ và chăm sóc đúng cách. Việc lựa chọn sản phẩm phù hợp, điều chỉnh lối sống và duy trì chế độ chăm sóc da nhẹ nhàng sẽ giúp bạn có được làn da khỏe mạnh.
5 loại mặt nạ chống lão hóa tốt nhất cho da Việc sử dụng các thành phần tự nhiên tạo mặt nạ chống lão hóa giúp phục hồi sự tươi trẻ cho làn da. Dưới đây là một số công thức mặt nạ chống lão hóa cho da: 1. Mặt nạ chống lão hóa mật ong - ca cao Mặt nạ chống lão hóa kết hợp mật ong và ca cao rất giàu các...