Dấu hiệu của bệnh sởi
Gần nơi tôi sinh sống đang có dịch sởi. Được biết bệnh này rất dễ lây lan, vậy xin hỏi bệnh có triệu chứng gì điển hình và có biến chứng nguy hiểm không?
Gần nơi tôi sinh sống đang có dịch sởi. Được biết bệnh này rất dễ lây lan, vậy xin hỏi bệnh có triệu chứng gì điển hình và có biến chứng nguy hiểm không?
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)
Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra. Nó lây lan dễ dàng khi người nhiễm bệnh thở, ho hoặc hắt hơi. Nó có thể gây bệnh nặng, biến chứng và thậm chí tử vong.
Bệnh sởi có thể ảnh hưởng đến bất cứ ai nhưng phổ biến nhất ở trẻ em. Tiêm vaccine là cách tốt nhất để ngăn ngừa mắc bệnh sởi hoặc lây bệnh sang người khác.
Bất kỳ người nào chưa có miễn dịch (chưa được tiêm phòng hoặc tiêm phòng nhưng chưa phát triển khả năng miễn dịch) đều có thể bị nhiễm bệnh. Trẻ nhỏ chưa được tiêm chủng và người mang thai có nguy cơ cao nhất bị biến chứng nặng do bệnh sởi.
Các triệu chứng của bệnh sởi thường bắt đầu từ 10-14 ngày sau khi tiếp xúc với virus. Phát ban trên da là triệu chứng dễ thấy nhất. Các triệu chứng ban đầu thường kéo dài 4-7 ngày, bao gồm:
Ho
Video đang HOT
Mắt đỏ và chảy nước
Đốm trắng nhỏ bên trong má
Phát ban bắt đầu khoảng 7-18 ngày sau khi tiếp xúc, thường ở mặt và cổ trên. Nó lây lan trong khoảng 3 ngày, cuối cùng đến tay và chân. Triệu chứng này thường kéo dài 5-6 ngày trước khi mờ dần.
Hầu hết trường hợp tử vong do bệnh sởi đều do các biến chứng liên quan đến căn bệnh này. Các biến chứng có thể bao gồm:
Mù lòa
Viêm não (bệnh nhiễm trùng gây sưng não và có khả năng gây tổn thương não)
Tiêu chảy nặng và mất nước
Nhiễm trùng tai
Vấn đề hô hấp nghiêm trọng bao gồm viêm phổi
Phụ nữ mắc bệnh sởi khi mang thai có thể gây nguy hiểm cho người mẹ, dẫn đến sinh non hoặc cân nặng của trẻ khi sinh thấp.
Các biến chứng thường gặp nhất ở trẻ em dưới 5 tuổi và người lớn trên 30 tuổi. Chúng thường xảy ra ở trẻ em bị suy dinh dưỡng, đặc biệt là những trẻ không có đủ vitamin A hoặc có hệ miễn dịch yếu do HIV hoặc các bệnh khác.
Bản thân bệnh sởi cũng làm suy yếu hệ thống miễn dịch và có thể khiến cơ thể “quên” cách tự bảo vệ mình trước các bệnh nhiễm trùng, khiến trẻ cực kỳ dễ bị tổn thương.
Ba đường lây của bệnh quai bị
Quai bị có khả năng lây lan cao qua đường hô hấp khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc tiếp xúc trực tiếp với nước bọt của người nhiễm bệnh.
Người bệnh quai bị có thể lây bệnh từ 5 ngày trước khi xuất hiện triệu chứng và 9 ngày sau khi sưng tuyến mang tai. Ảnh: Healthline.
Quai bị là bệnh truyền nhiễm do virus paramyxo gây ra. Bệnh bắt đầu với các triệu chứng nhẹ như nhức đầu, sốt và mệt mỏi. Nhưng sau đó, các triệu chứng sẽ nghiêm trọng hơn khiến má và quai hàm sưng tấy lên, vết sưng có thể mềm và đau.
Theo Very Well Health, cũn như các bệnh truyền nhiễm khác, virus gây bệnh quai bị vẫn có khả năng lây lan cao, mặc dù có tới 1/3 số người mắc bệnh quai bị không có triệu chứng nào.
Virus quai bị có thể lây nhiễm cho người khác qua các con đường sau:
Đường hô hấp: Khi người bệnh hắt hơi hoặc nói chuyện, các giọt bắn nhỏ chứa virus sẽ phát tán trong không khí và lây sang người khác khi họ hít phải.
Đường tiếp xúc trực tiếp với nước bọt: Virus quai bị có thể lây qua việc hôn, dùng chung đồ dùng ăn uống hoặc tiếp xúc với đồ chơi, dụng cụ bị dính nước bọt của người bệnh.
Đường tiếp xúc với bề mặt bị ô nhiễm: Virus quai bị có thể tồn tại trên các bề mặt như tay nắm cửa, điện thoại, bàn phím máy tính trong vài giờ. Nếu người bình thường chạm vào các bề mặt này và sau đó chạm vào mắt, mũi hoặc miệng, họ có thể bị lây bệnh.
Hiện nay, vẫn chưa có thuốc điều trị quai bị đặc hiệu mà chỉ là điều trị triệu chứng. Bệnh sẽ tự khỏi trong vòng vài tuần. Trong trường hợp bệnh nhẹ, người bệnh có thể cách ly tại nhà và điều trị theo sự hướng dẫn của cơ sở y tế.
Một số thói quen sinh hoạt cùng phương pháp hỗ trợ sau có thể giúp giảm triệu chứng quai bị:
Uống nhiều nước
Súc miệng nước muối ấm
Ăn thức ăn mềm, dễ nhai
Tránh các thực phẩm có tính axit khiến miệng bạn chảy nước bọt
Chườm đá hoặc chườm nóng lên các tuyến bị sưng
Không dùng các loại thuốc chứa aspirin như acetaminophen và ibuprofen để hạ sốt và giảm đau
Bệnh quai bị thuộc nhóm B trong Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm của Bộ Y tế Việt Nam. Biện pháp dự phòng chủ động có hiệu quả nhất đối với bệnh quai bị là tiêm vaccine quai bị sớm cho trẻ từ 12 tháng tuổi.
Ngoài ra, biện pháp quan trọng khác là vệ sinh cá nhân, thường xuyên súc họng bằng dung dịch khử khuẩn hoặc nước muối loãng, đặc biệt chú ý cho nhóm trẻ em nhỏ tuổi.
Kiểm soát bệnh đái tháo đường, phòng biến chứng Thời điểm sau Tết, nhiều bệnh viện ghi nhận tình trạng quá tải bệnh nhân đái tháo đường. Số ca nhập viện cấp cứu do biến chứng nặng đái tháo đường cũng tăng lên so với cùng kỳ các năm trước. Kiểm soát đường huyết trong ngày có thể giúp người bệnh đái tháo đường kiểm soát bệnh tốt hơn, từ đó phòng...