Dấu hiệu có thai sau chuyển phôi khi thụ tinh trong ống nghiệm
Trong thời gian 14 ngày đầu sau chuyển phôi, trước khi có thể xét nghiệm beta, mẹ có thể chú ý những dấu hiệu có thai sau chuyển phôi để dự đoán trước kết quả.
Thụ tinh trong ống nghiệm là gì?
Đã có rất nhiều các cặp vợ chồng hiếm muộn biết ơn bác sĩ Robert G. Edwards – cha đẻ của phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm. Phương pháp này được tiến hành thành công từ năm 1978 trong các loại ống nghiệm thông thường, do vậy mới mang tên là thụ tinh trong ống nghiệm.
Các chuyên gia sẽ giúp trứng được thụ tinh bên ngoài cơ thể của người phụ nữ. Cụ thể là trứng được nuôi cấy trong môi trường phòng thí nghiệm với điều kiện đặc biệt. Sau khi trứng thụ tinh và phát triển thành hợp tử, nó lại được đưa trở lại trong cơ thể người mẹ và bắt đầu hành trình mang thai như bình thường.
Thụ tinh trong ống nghiệm là phương pháp được nhiều cặp vợ chồng hiếm muộn lựa chọn. (Ảnh minh họa)
Tên khoa học của phương pháp này gọi là In vitro fertilisation (viết tắt là IVF). Đây là phương pháp điều trị hiếm muộn cho các cặp vợ chồng bị tắc nghẽn ống dẫn trứng, lạc nội mạc tử cung, tinh trùng ít, yếu hoặc dị dạng, tinh dịch không có tinh trùng, đã thực hiện bơm tinh trùng vào buồng tử cung nhiều lần đều thất bại, hiếm muộn không rõ nguyên nhân, người xin trứng hoặc xin tinh trùng.
Chuyển phôi là gì?
Chuyển phôi là bước tiếp theo trong quy trình thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). Thông thường, chuyển phôi sẽ được thực hiện 48 giờ sau khi trứng và tinh trùng được thụ tinh nhưng hiện nay các bác sĩ cũng có thể trữ phôi đông lạnh và chuyển sau nếu gia đình yêu cầu.
Thường có 2 cách chuyển phôi: dựa theo chu kì tự nhiên hoặc lên chương trình trước với phôi đông lạnh. Đối với những người rụng trứng tự nhiên thì sẽ thực hiện chuyển phôi sau thời điểm rụng trứng 2-3 ngày, phụ thuộc vào tuổi phôi lúc bắt đầu đông lạnh. Đối với chuyển phôi đông lạnh có lên chương trình, bạn sẽ dùng estrogen để ức chế quá trình rụng trứng tự nhiên. Cách này giúp tăng chiều dày lớp nội mạc trong tử cung nơi phôi sẽ làm tổ. Progesterone bơm âm đạo cũng được dùng để hỗ trợ lớp nội mạc này. Bạn sẽ được dùng các loại hormone này trong 2 tuần trước khi bắt đầu chuyển phôi. Dùng progesterone được 4-5 ngày thì sẽ thực hiện quy trình chuyển phôi.
Thông thường, sau chuyển phôi 14 ngày, mẹ mới có thể xét nghiệm beta. (Ảnh minh họa)
Những dấu hiệu mang thai sau chuyển phôi
Thông thường, sau khi chuyển phôi tươi hoặc phôi trữ được thụ tinh trong ống nghiệm khoảng 14 ngày, các bác sĩ sẽ yêu cầu banj làm xét nghiệm máu đo nồng độ hormone beta hCG (thường gọi tắt là đo beta) để xem phôi có làm tổ thành công hay không. Tuy nhiên, bạn có thể chú ý ngay những dấu hiệu có thai sau chuyển phôi dưới đây để cẩn thận hơn khi chăm sóc bản thân.
Video đang HOT
1. Bụng dưới có cảm giác đau nhói, nặng bụng
Sau khi chuyển phôi, phôi thai sẽ di chuyển quanh tử cung để tìm chỗ làm tổ. Trong quá trình di chuyển, nó sẽ tiếp tục phân chia các tế bào. Trong một số trường hợp, phôi thai làm tổ trong tử cung sẽ khiến bạn thấy bụng dưới nặng và đau âm ỉ (đau nhẹ). Đây cũng là một trong những dấu hiệu có thai sau chuyển phôi điển hình nhất. Trong khoảng thời gian này, bạn nên hạn chế đi lại, lên xuống cầu thang hay quan hệ vợ chồng để phôi thai có thể bám chắc vào tử cung.
Sau khi chuyển phôi thành công, người phụ nữ sẽ cảm thấy căng tức bên ngực, và thấy ngực càng ngày càng to dần lên theo sự gia tăng kích thước của thai nhi. Nếu chị em quan sát kỹ hơn, có thể quan sát thấy hai bên ngực to không đồng đều, có thể là bên trái to hơn bên phải hoặc ngược lại bên phải to hơn bên trái.
3. Cảm giác nóng trong người vì thân nhiệt tăng lên
Thân nhiệt tăng lên sau khi trứng đã làm tổ thành công là một trong những dấu hiệu có thai sau chuyển phôi và có thể gặp ở hầu hết phụ nữ mang thai. Nguyên nhân của hiện tượng này là do: sự gia tăng tỷ lệ trao đổi chất trong cơ thể để phục vụ quá trình nuôi dưỡng thai nhi; và sự thay đổi nồng độ hóc môn thời kỳ mang thai.
Đau bụng dưới là một trong những dấu hiệu mang thai sau chuyển phôi dễ thấy nhất. (Ảnh minh họa)
Cơ thể mệt mỏi, bởi nó phải hoạt động mạnh mẽ tăng cường hơn rất nhiều so với lúc chưa mang thai để chuẩn bị tốt nhất cho sự phát triển của thai nhi.
5. Ra huyết trắng hoặc ra xuất huyết âm đạo
Lượng hormone cao hơn mức bình thường cũng khiến bạn gặp rắc rối vì âm đạo lúc nào cũng ẩm ướt, khó chịu trong vài ngày đầu. Sau đó, trong quá trình di chuyển để tìm nơi làm tổ, phôi thai có thể gây ra vài tổn thương cho lớp niêm mạc tử cung làm máu ra ở âm đạo. Bạn sẽ thấy một vài giọt máu màu nhạt xuất hiện trong khoảng 1 – 2 ngày.
Theo Khampha
Ra huyết trắng nhiều có phải là có thai không?
"Ra huyết trắng nhiều có phải là có thai không?" là thắc mắc của không ít chị em phụ nữ.
Hiện tượng huyết trắng ra nhiều là một trong những vấn đề khá nhạy cảm được nhiều chị en phụ nữ quan tâm, đặc biệt là những người đang mong tin vui hoặc đang trong thời gian thực hiện kế hoạch hóa gia đình. Vậy liệu đó có phải là dấu hiệu thông báo việc mang thai?
Ra huyết trắng nhiều có phải là có thai không?
Huyết trắng hay còn gọi là dịch tiết âm đạo, đóng vai trò quan trọng giúp bảo vệ vùng kín khỏi viêm nhiễm cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho tinh trùng di chuyển đến tử cung, từ đó tăng cường khả năng thụ thai. Ở một số thời điểm như khi có kích thích tình dục, căng thẳng quá mức, lao động nặng nhọc hoặc thay đổi nội tiết tố do mang thai... thì lượng huyết trắng thường tiết ra nhiều hơn.
Mang thai có thể khiến lượng huyết trắng tiết ra nhiều hơn. (Ảnh minh họa)
Khi mang thai, lượng hormone thay kỳ có thể khiến lượng huyết trắng tiết ra nhiều, do đó các mẹ bầu sẽ dễ dàng nhận thấy dấu hiệu này. Tuy nhiên, có phải cứ ra nhiều huyết trắng là dấu hiệu mang thai? Trước vấn đề này, các bác sĩ chuyên khoa cho biết chúng ta không thể dựa vào dấu hiệu này để nhận biết việc có thai hay không bởi có rất nhiều trường hợp huyết trắng ra nhiều lại liên quan đến một số bệnh lý viêm vùng kín. Vì thế, để có câu trả lời chính xác nhất, các bạn nên sử dụng que thử thai để kiểm tra.
Thông thường huyết trắng báo hiệu có thai thường ra rất nhiều, khiến cho vùng chậu của chị em luôn ở trong tình trạng ẩm ướt. Đặc biệt khi thai nhi được 3 - 5 tuần tuổi, bạn sẽ nhận thấy một số biểu hiện khác như không thấy kinh nguyệt xuất hiện, bắt đầu thấy buồn nôn, cơ thể mệt mỏi, ngực căng tức và đôi lúc có triệu chứng đau một bên bụng dưới... Nếu có những dấu hiệu này thì chắc chắn bạn đã có thai.
Nếu có những dấu hiệu như ra huyết trắng, đau bụng, chậm kinh, cơ thể mệt mỏi, buồn nôn ,... thì khả năng cao bạn đã có thai. (Ảnh minh họa)
Huyết trắng ra nhiều là dấu hiệu mắc các bệnh phụ khoa
Sau khi quan hệ tình dục, hiện tượng huyết trắng ra nhiều khiến nhiều người nghĩ đến việc mang thai. Thế nhưng, nếu que thử thai không cho kết quả 2 vạch thì bạn cần biết đó có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn về một căn bệnh phụ khoa nào đó như viêm âm đạo, viêm lộ tuyến cổ tử cung, ung thư cổ tử cung...
Mọi người cần biết rằng huyết trắng được phân biệt thành 2 dạng là huyết trắng sinh lý và huyết trắng bệnh lý. Nếu huyết trắng ra nhiều, trong dai và không có sự bất thường nào về mùi cũng như màu sắc thì bạn không cần lo lắng. Còn nếu chúng đột nhiên ra nhiều kèm theo mùi hôi khó chịu và có cảm giác ngứa ngáy thì bạn cần đi khám phụ khoa ngay.
Dấu hiệu nhận biết bệnh phụ khoa qua dịch tiết âm đạo
- Dịch âm đạo lợn cợn và có màu vàng đậm
Đó có thể là dấu hiệu bạn bị bệnh lậu nếu đi kèm với tình trạng tiểu không tự chủ.
- Dịch âm đạo có lẫn máu hoặc chuyển màu nâu
Nếu bạn đang không trong gia đoạn bị hành kinh, dịch âm đạo lẫn máu hoặc chuyển màu nâu được coi là bất thường. Bệnh này sẽ nặng hơn nếu đi kèm với đau ở vùng xương chậu.
- Dịch âm đạo màu vàng hoặc xanh, có bọt
Đây là triệu chứng của bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục điển hình là nhiễm nấm Trichomonas. Nó thường đi kèm với mùi hôi và hiện tượng đau khi đi tiểu.
Ra huyết trắng cũng có thể là dấu hiệu của bệnh phụ khoa. (Ảnh minh họa)
- Dịch âm đạo ngả màu xám ở đáy quần lót
Đây là dấu hiệu chứng tỏ bạn bị viêm âm đạo do vi khuẩn. Nó có thể sẽ có mùi tanh vô cùng khó chịu.
- Dịch âm đạo màu trắng đục, đậm đặc như phô mai
Đây là dấu hiệu bạn đang bị nhiễm nấm âm đạo. Nó thường đi kèm với ngứa âm đạo, sưng và đau khi giao hợp tình dục.
Phần lớn bệnh lý liên quan đến huyết trắng không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không điều trị dứt điểm sẽ rất dễ dẫn đến viêm phụ khoa mãn tính. Nguy hiểm hơn là nó có thể gây viêm tắc vòi trứng, khó thụ thai, vô sinh. Vì vậy, khi phát hiện dấu hiệu huyết trắng ra nhiều bất thường, bạn nên đi thăm khám phụ khoa càng sớm càng tốt.
Theo Khampha
Chưa chậm kinh nguyệt nhưng nếu nhận thấy sự thay đổi này, bạn đã có thai! Bạn đang nghi ngờ mình có bầu? Đây chính là những dấu hiệu bạn không nên bỏ qua. Bạn đang mong bầu? Cảm thấy cơ thể có những thay đổi "khang khác" - ngực căng tức, "thay tính đổi nết" và mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt...? Chúc mừng bạn vì rất có thể đã có một "thiên thần" đang hình thành trong...