Dấu hiệu có kinh trễ chứ không phải mang thai
Có kinh trễ khiến bạn lo lắng không yên? Cùng kiểm tra 5 dấu hiệu có kinh trễ sau đây để chắc chắn không phải dấu hiệu mang thai sớm nhé!
Phân biệt dấu hiệu có kinh trễ và mang thai
Khi đến ngày dự đoán hành kinh nhưng vẫn chưa thấy dâu rụng, nhiều bạn gái đã nhầm lẫn giữa dấu hiệu có kinh trễ với dấu hiệu mang thai. Những biểu hiện của hai hiện tượng này khá giống nhau nhưng vẫn có những điểm đặc trưng riêng.
Chảy máu
Dấu hiệu có kinh trễ: Bạn gái sẽ không ra máu cho đến ngày hành kinh đầu tiên. Khi có kinh, lượng máu có thể tăng dần và kéo dài từ 3-7 ngày.
Dấu hiệu mang thai: Bạn có thể sẽ chảy một tí máu ở âm đạo, thường có màu hồng hoặc màu nâu đậm. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng hiện tượng này xảy ra từ 10-14 ngày sau khi thụ thai và chỉ kéo dài vài ngày, không tiết kèm nhiều dịch.
Buồn nôn
Dấu hiệu có kinh trễ: Nếu cô bạn đèn đỏ đang đỏng đánh đến chậm, chắc chắn bạn sẽ không có triệu chứng buồn nôn. Đây được coi là dấu hiệu rõ ràng nhất bên cạnh đặc điểm không chảy máu, khẳng định xác suất có thai của bạn rất thấp.
Video đang HOT
Dấu hiệu mang thai: Các cơn buồn nôn (hay còn được gọi là ốm nghén) đến sau 1 tháng từ ngày thụ thai. Hầu hết các mẹ bầu đều gặp triệu chứng này và thậm chí buồn nôn (ốm nghén) còn được xem là những dấu hiệu đầu tiên khi bạn có em bé đó!
Dấu hiệu có kinh trễ: Bạn gái có thể bị chuột rút 1-2 ngày trước khi hành kinh, những cơn đau khó chịu này thường “buông tha” khi bạn bước vào ngày đèn đỏ đầu tiên.
Dấu hiệu mang thai: Cùng mức độ đau nhói khó chịu trên nhưng với người mang thai, cơn đau thường tập trung ở bụng dưới hoặc lưng dưới. Thời gian chuột rút cũng lâu hơn hẳn, có thể diễn ra trong vài tuần đến vài tháng.
Đau ngực
Dấu hiệu có kinh trễ: Xảy ra vào nửa sau của chu kỳ kinh nguyệt và kéo dài đến khi chu kỳ mới bắt đầu, có xu hướng ngày càng nặng đi và đạt “đỉnh điểm” ở ngay trước ngày hành kinh. Tình trạng này sẽ đỡ hơn trong ngày đèn đỏ bởi lượng progesterone giảm. Phụ nữ cho con bú thường gặp triệu chứng này nặng hơn mức bình thường. Ngoài ra, các mô ngực trở nên dày cộm khiến bạn thấy đau tức âm ỉ.
Dấu hiệu mang thai: Đau ngực khi mang thai thường đi liền với cảm giác thấy ngực nặng hơn và đầy đặn hơn. Ngực trở nên nhạy cảm hơn, dễ đau khi sờ vào và tình trạng này kéo dài từ 7-14 ngày sau khi thụ thai, thậm chí là một vài ngày sau khi thụ thai.
Dấu hiệu có kinh trễ: Đã bao giờ hội chị em giật mình bởi triệu chứng “cuồng ăn” ập đến bất ngờ? Điều đó hoàn toàn bình thường bởi trước ngày hành kinh, nhiều bạn gái “bỗng dưng” thèm đồ ngọt, chocolate, đồ uống có ga… Thực ra, những cơn thèm này chỉ xuất hiện trong vài ngày và biến mất nhanh chóng!
Dấu hiệu mang thai: Khác với sự “cuồng ăn” nêu trên, bạn có thể sẽ thèm ăn một số món nhưng lại buồn nôn, thậm chí sợ hãi trước một số món ăn khác, kể cả món ăn bạn đã từng thích trước đó! Sự sợ hãi này có thể kéo dài một vài tháng đầu hoặc trong suốt thai kì.
Lưu ý
Không ít bạn gái nghĩ rằng mình đang mang thai dù thực chất kinh nguyệt đang tới chậm và ngược lại. Do đó, hội chị em nên cảm nhận và quan sát thật kĩ sự thay đổi của cơ thể mình nhé.
Để đảm bảo kết quả chính xác, bạn gái có thể dùng que thử thai hoặc đến các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám. Nếu đó là dấu hiệu mang thai, bạn có thể chuẩn bị tốt hơn về tâm lý, thời gian và tài chính. Nếu đó là dấu hiệu có kinh trễ, bạn có thể tìm hiểu thêm nguyên nhân vì sao chậm kinh và tìm giải pháp điều trị sớm nhất.
Theo grilspace
Đây là lý do tại sao phụ nữ cảm thấy đói trong ngày "đèn đỏ"
Bạn cảm thấy đói trong kỳ kinh nguyệt? Hãy tìm hiểu nguyên nhân sâu xa nhé!
Trước chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng, nồng độ estrogen và progesterone tăng lên và sau đó chúng đột nhiên giảm xuống ngay trước kỳ kinh nguyệt, khiến bạn thèm ăn.
Các chuyên gia cho rằng thường thì cơn đói này là vì nhiều carb và đường. Theo lý thuyết, phụ nữ bị kích thích và khó chịu trong thời gian này và người ta đã phát hiện ra rằng ăn sô cô la có thể làm tăng mức serotonin và dopamine, giúp nâng cao tâm trạng.
Nhưng đây không phải là tất cả, thèm ăn trong ngày "đèn đỏ" cũng liên quan đến tâm lý. Mọi người thường cảm thấy tồi tệ hơn trong kỳ kinh nguyệt và vì vậy họ cảm thấy rằng ăn thực phẩm không lành mạnh mỗi tháng một lần là ổn. Vì vậy, họ ăn nhiều thực phẩm không lành mạnh để làm cho bản thân cảm thấy tốt.
Khi nào cần lưu ý?
Nếu bạn vẫn đói sau kỳ kinh nguyệt thì đó có thể là do rối loạn ăn uống và bạn cần gặp bác sĩ. Bạn có thể bị rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt, trầm cảm và thay đổi tâm trạng.
Mẹo giúp ngăn chặn tình trạng này
Có một số cách để ngăn chặn bạn không đói trong ngày "đèn đỏ". Điều đầu tiên là bạn phải nhận thức được số lượng và loại thực phẩm bạn đang ăn. Bạn hãy cố gắng lựa chọn thực phẩm lành mạnh trong chế độ ăn uống trước và trong kỳ kinh nguyệt.
Kỳ kinh nguyệt cũng có thể làm cho bạn cảm thấy buồn và tiếp cận với thực phẩm không lành mạnh. Bạn hãy đi bộ nhanh và tham gia các hoạt động thể chất vừa phải khác để tăng cường tâm trạng.
Theo Timesofindia
Đau bụng kinh dữ dội, buồn nôn nên làm gì để cải thiện? Đau bụng kinh dữ dội, buồn nôn không phải là tình trạng chung của phụ nữ trong giai đoạn hành kinh. Song, đây có thể là triệu chứng cảnh báo bạn đang mắc phải vấn đề ảnh hưởng đến tử cung hoặc các cơ quan vùng chậu khác. Ở những phụ nữ có cơ địa bình thường, kinh nguyệt xảy ra theo chu...