Dấu hiệu chứng tỏ con bạn có năng khiếu
Nếu con bạn tò mò và rất hay hỏi để hiểu biết, quan tâm đến môi trường xung quanh từ rất sớm, có vốn từ vựng lớn hơn tuổi… rất có thể bé có năng khiếu.
Hầu hết các bậc cha mẹ đều thấy con mình giỏi hơn các bạn bè cùng trang lứa. Tuy nhiên, đa số các em bé chỉ có thể là thiên tài trong mắt cha mẹ mình. Điều này không có nghĩa là bạn không nên chú ý đến những tài năng và khả năng đặc biệt của bé.
Trên thực tế, có những trẻ em có năng khiếu và bạn cần thiết để tìm hiểu xem con mình có năng khiếu hay không. May mắn thay, các chuyên gia đã đưa ra một số dấu hiệu chỉ ra rằng con bạn thực sự có năng khiếu và bạn cũng có thể dựa vào đó để đánh giá năng khiếu của bản thân mình. Biết được về năng khiếu của con, bạn sẽ có những hình thức hỗ trợ đào tạo phù hợp để giúp con phát triển năng khiếu của mình.
Ảnh: riseandshine-expo.com.
10 dấu hiệu cho thấy con bạn có năng khiếu:
- Học nhanh chóng, dễ dàng và thành công; thể hiện kỹ năng và ý tưởng rất dễ dàng.
- Tò mò và hỏi rất nhiều câu hỏi để nâng cao sự hiểu biết.
- Quan tâm đến môi trường xung quanh từ khi còn rất sớm và biết nhiều hơn bạn mong đợi.
- Có vốn từ vựng không bình thường và lớn so với tuổi của mình.
- Quan tâm đến nhiều chủ đề.
- Có trí nhớ và khả năng tái hiện tốt.
Video đang HOT
- Chú ý đến chi tiết và không bao giờ bỏ lỡ bất kỳ chi tiết nhỏ ngay cả khi chơi.
- Tập trung cao độ vào nhiều thời điểm.
- Có tư duy sáng tạo và đi kèm với những ý tưởng riêng giải quyết vấn đề.
- Có niềm vui trong việc học các khái niệm mới và nắm bắt nhanh hơn.
Phẩm chất tình cảm và hành vi
Trẻ có năng khiếu có tình cảm mạnh mẽ hơn so với những đứa trẻ khác cùng tuổi hoặc thậm chí ở độ tuổi lớn hơn. Đôi khi trẻ biểu thị sự đồng cảm mà những đứa trẻ khác cùng tuổi có thể không quan tâm.
Năng hoạt động hơn
Thông thường các em có năng khiếu có mức năng lượng rất cao và chúng liên tục di chuyển, nói chuyện, hỏi và khám phá khi còn thức.
Suy nghĩ và nói nhanh
Những trẻ em có năng khiếu nói chuyện nhanh chóng bởi vì chúng cố gắng nói chuyện nhanh bằng tốc độ suy nghĩ và có thể càng phấn khích khi những người khác mất nhiều thời gian để suy nghĩ, nêu lên ý kiến.
Phẩm chất lãnh đạo mạnh mẽ
Trẻ có năng khiếu là các nhà lãnh đạo tự nhiên và chúng rất dễ hướng dẫn trẻ em khác cùng độ tuổi và thậm chí còn lớn hơn tuổi.
Cô đơn
Trẻ có năng khiếu chỉ thích chơi với bạn cùng trình độ với mình. Hầu hết trẻ thích dành thời gian một mình.
Yêu thiên nhiên và thích nghệ thuật
Trẻ em có năng khiếu yêu thích vẻ đẹp tự nhiên và đánh giá cao thiên nhiên. Hầu hết trong số chúng có sở thích vẽ bức tranh, điêu khắc và nhiều hình thức nghệ thuật khác.
Một số trẻ bộc lộ rõ năng khiếu trong khi một số thì còn tiềm ẩn vì nhiều lý do. Xác định năng khiếu của con rất quan trọng. Hãy tập hợp cả kinh nghiệm và hiểu biết để nhận ra những năng khiếu của con. Một khi nhận ra rằng con có năng khiếu, bạn cần giúp con phát triển tốt năng khiếu đó. Điều quan trọng nhất là để con phát triển toàn diện chứ không chỉ tập trung vào tài năng của mình. Hãy hợp lý hóa mong đợi của bạn và không đối xử với con như với một người lớn.
Theo Phununews
Bản đồ học sinh giỏi toán trải rộng khắp Việt Nam
Cùng với hệ thống trường chuyên đã hình thành rộng khắp cả nước và ở các trường ĐH lớn, bản đồ các đơn vị có đóng góp cho thành tích thi toán quốc tế cũng được trải đều rộng khắp Việt Nam.
Đoàn Việt Nam tại lễ khai mạc IOlympic Toán học quốc tế (IMO) năm 2014.
Trong số các trường đã đào tạo ra các huy chương Olympic Toán học quốc tế (IMO) của VN thì ngôi vô địch tuyệt đối thuộc về khối chuyên toán A0 thuộc Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (giờ là Trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội). Cả nước có 228 lượt thí sinh dự thi IMO, riêng đơn vị này đóng góp 73 lượt.
Á quân thuộc về khối chuyên toán ĐH Sư phạm Hà Nội, nay là Trường THPT chuyên ĐH Sư phạm HN, với 40 lượt. Các đơn vị đóng góp nhiều thành tích lần lượt là: Hà Nội (gồm hai trường Chu Văn An và Amsterdam) - 17 lượt; THPT Chuyên Lam Sơn, Thanh Hóa - 14; Hải Phòng (gồm hai trường Trần Phú và Thái Phiên) - 11; Đà Nẵng (gồm hai trường Phan Chu Trinh và Lê Quý Đôn) - 10; Trường Phổ thông Năng khiếu thuộc ĐH Quốc gia TP HCM - 9.
Ở ba kỳ IMO đầu tiên mà VN tham gia (1974, 1975, 1976), các suất dự IMO hoàn toàn thuộc về ba trung tâm đào tạo chuyên toán tại Hà Nội là khối A0 ĐH Tổng hợp, khối chuyên toán trường ĐH Sư phạm Hà Nội và Trường THPT Chu Văn An. Đến năm 1978, xuất hiện ba thí sinh đến từ các đơn vị ngoài Hà Nội: Hải Phòng, chuyên toán ĐH Vinh và Huế.
Hồ Đình Duẩn (Quốc học Huế) là thí sinh "miền Nam" đầu tiên được tham dự IMO. Anh cũng mở đầu cho loạt thành công của chuyên toán quốc học Huế nhiều năm sau đó.
Từ năm 1983 thì bản đồ IMO VN có thêm địa danh mới: khối chuyên của Bộ GD đặt tại trường THPT chuyên Phan Chu Trinh, Đà Nẵng. Năm 1984 xuất hiện chuyên Lam Sơn - Thanh Hóa.
Chuyên Lam Sơn- Thanh Hóa không có những chuỗi thành tích ấn tượng như Huế và Đà Nẵng, nhưng như một vận động viên đường trường, họ vẫn luôn giữ được nhịp qua các năm.
Phan Bội Châu - Nghệ An và chuyên Thái Bình cũng thỉnh thoảng góp mặt. Năm 1985 là năm duy nhất mà số các thí sinh đến từ miền Nam chiếm quá bán trong thành phần đội tuyển IMO.
Thậm chí năm này riêng trường Nguyễn Văn Trỗi (sau thành trường chuyên Lê Quý Đôn) của Khánh Hòa có hai đại diện trong đội tuyển. IMO 1987, Trường THPT chuyên Amsterdam - Hà Nội bắt đầu vào "điểm danh" với hai huy chương đồng cùng một lúc.
Tất nhiên, xuyên suốt quá trình trên, hai trung tâm chính là khối A0 của Tổng hợp và khối chuyên của ĐH Sư phạm Hà Nội vẫn đều đặn góp mặt với những "ngôi sao" như Đàm Thanh Sơn, Ngô Bảo Châu, Đinh Tiến Cường...
Nhưng giai đoạn từ 1991 đến 2003 là thời kỳ bùng nổ của khối chuyên toán A0. Kỷ lục được xác lập vào năm 1994 khi khối A0 chiếm 5/6 suất dự thi IMO, suất còn lại thuộc về ĐH Sư phạm Hà Nội.
Các năm 1992, 1995, 1996, 2000 khối này chiếm 4/6 suất. Đây cũng là thời kỳ của những tên tuổi như Nguyễn Chu Gia Vượng, Đào Hải Long, Ngô Đắc Tuấn, Đỗ Quốc Anh, Lê Hùng Việt Bảo...
Trong giai đoạn này, các tỉnh thành phía Nam gần như vắng bóng, cho mãi đến năm 1999 mới có Quảng Ngãi với HCB của Trần Văn Nghĩa vào điểm danh trở lại.
Bước sang thế kỷ 21, bản đồ địa lý của IMO Viện Nam bắt đầu được mở rộng ra với xuất hiện của một số địa danh mới: Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Bắc Giang, Bắc Ninh.
Giai đoạn này đánh dấu sự trở lại ngoạn mục của một tên tuổi mới mà cũ: THPT chuyên Lê Quý Đôn, Đà Nẵng.
Đặc biệt, có một tên tuổi mới toanh nhưng khá ấn tượng: Trường Phổ thông Năng khiếu - ĐH Quốc gia TP HCM, với HCB đầu tiên năm 2003. Hai năm gần đây nhất đơn vị này thực sự tỏa sáng khi có ba HCV và một HCB.
Theo Trần Nam Dũng
Tiền Phong
Hơn 250 ngành được nhiều trường ĐH, CĐ chọn làm môn thi chính Thông tin từ Bộ GD-ĐT, đến thời điểm này có 37 trường ĐH, CĐ đăng ký chọn môn thi chính ở hơn 250 ngành đào tạo. Ngành mà các trường chọn làm môn thi chính nhiều nhất là năng khiếu và ngoại ngữ. Quy định môn thi chính là một trong những điểm mới của tuyển sinh năm 2014 khi tính điều kiện...