Dấu hiệu chứng minh lệnh trừng phạt tác dụng hạn chế với kinh tế Nga
Bất chấp các lệnh trừng phạt, nền kinh tế Nga vẫn có thặng dư tài khoản vãng lai (xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu) cao kỷ lục trong Quý 1/2022.
Trang tin châu Âu Euractiv.com ngày 13/4 nhận định rằng giá năng lượng cao cùng với việc Nga tiếp tục bán khí đốt và dầu trong quý đầu tiên của năm 2022 đã giúp Moskva có thặng dư tài khoản vãng lai cao nhất trong lịch sử gần đây, cho thấy các lệnh trừng phạt của EU đối với nước này chỉ có tác dụng hạn chế.
Theo số liệu từ Ngân hàng Trung ương Nga, nước này đã xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ trị giá 58,2 tỷ USD, tăng hơn 2,5 lần so với cùng kỳ năm 2021.
Trong 12 tháng qua, thặng dư tài khoản vãng lai của Nga đạt 157,8 tỷ USD. Đây là mức thặng dư tài khoản vãng lai cao nhất trong vòng một năm trong lịch sử.
Thặng dư tài khoản vãng lai của Nga cao dường như là nhờ giá khí đốt và dầu tiếp tục cao, cho phép Nga áp giá cao hơn đối với xuất khẩu nhiên liệu hóa thạch mà một số nước Liên minh châu Âu (EU) tiếp tục mua.
Video đang HOT
Trong khi Mỹ cấm nhập khẩu năng lượng của Nga, EU không hạn chế mua năng lượng của Nga trong ngắn hạn, do một số quốc gia thành viên phụ thuộc nhiều vào nhiên liệu hóa thạch Nga.
EU đang có kế hoạch giảm dần nhập khẩu than của Nga trong vòng 4 tháng, nhưng giá trị than của Nga chỉ chiếm khoảng 4% giá trị nhập khẩu khí đốt và dầu của EU.
Tại cuộc họp hôm 11/4, ngoại trưởng các nước thành viên EU đã thảo luận nhưng không nhất trí về lệnh cấm vận dầu mỏ.
“Chúng tôi không muốn áp dụng các biện pháp trừng phạt làm tổn thương EU hơn là làm tổn thương Nga”, các quan chức EU liên tục nói khi châu Âu do dự thực hiện thêm các biện pháp trừng phạt.
Việc EU tiếp tục mua năng lượng của Moskva cũng hỗ trợ đồng ruble của Nga. Sau khi Mỹ và EU trừng phạt Ngân hàng Trung ương Nga vào ngày 28/2, đồng ruble ban đầu đã lao dốc trên thị trường ngoại hối.
Nhưng các biện pháp kiểm soát vốn do ngân hàng trung ương áp đặt cũng như dòng ngoại tệ ổn định do xuất khẩu năng lượng đã giúp đồng ruble phục hồi gần mức so với trước ngày 24/2, khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự ở Ukraine.
Bà Elina Ribakova tại Viện Tài chính Quốc tế viết trong một phân tích mới đây: “Đồng ruble đang mạnh lên do dòng ngoại hối đặc biệt cao từ việc bán năng lượng, việc kiểm soát vốn chặt chẽ về khả năng chuyển đổi của đồng ruble và thanh khoản thị trường thấp”.
Mặc dù tỷ giá hối đoái không do thị trường tự do ấn định, nhưng sự ổn định của đồng ruble vẫn là thực tế vì nó được thúc đẩy bởi dòng tiền vào tài khoản vãng lai cao nhất mọi thời đại của Nga.
Đồng euro lần đầu rớt giá mạnh, chỉ đổi được 79 rúp Nga
Lần đầu tiên kể từ tháng 6/2020, tỷ giá đồng euro của châu Âu đã giảm tương ứng còn 79 rúp Nga (ruble) trong phiên giao dịch ngày 8/4 tại sàn Moskva.
Theo hãng thông tấn TASS, cụ thể, euro đã mất 3,01% giá trị, chỉ đổi được 79 rúp Nga. Trong khi đó, đồng USD của Mỹ giảm 1,58% giá trị, đổi được 74,55 rúp Nga.
Báo Nga Izvestia ngày 8/4 dẫn lời các nhà phân tích dự báo giá cả của các mặt hàng nhập khẩu có thể giảm xuống trong trung hạn khi đồng rúp phục hồi về mức trước khi xảy ra khủng hoảng Ukraine.
Ngày 7/4, tỷ giá hối đoái dịch chuyển ở dưới mức 75 rúp trên 1 USD, do tình trạng nguồn cung USD đang nhiều hơn so với cầu.
Người dân Nga đã bán đi 80% ngoại hối, song thực tế họ không mua được đồng USD ở trong nước. Các chuyên gia lưu ý rằng đồng bạc xanh có thể giảm xuống mức còn 60 rúp trong những tháng tới, nhưng nếu các nước dỡ bỏ cấm vận và nối lại nhập khẩu, tỷ giá hối đoái sẽ ổn định ở mức 90-100 rúp trên 1 USD.
Ông Mikhail Shulgin, Trưởng phòng Nghiên cứu Toàn cầu tại tập đoàn Otkritie Investments giải thích chênh lệch tỷ giá hiện tại là do dư thừa tiền tệ so với nhu cầu, vốn đang giảm dần do các nguyên nhân tự nhiên và các nỗ lực điều tiết. Các nhà xuất khẩu buộc phải bán gần như toàn bộ thu nhập ngoại hối trên thị trường.
Ngoài ra, chính phủ cũng quy định người không cư trú không được phép bán tài sản của Nga hoặc rút ngoại tệ. Việc áp dụng mức phí 12% đối với hoạt động mua đô la Mỹ, euro và bảng Anh đã làm giảm áp lực lên đồng rúp. Hơn nữa, chủ yếu số tiền này chỉ có thể được chuyển đổi thành tiền mặt bằng đồng rúp.
Tuy vậy, báo Izvestia trích dẫn nhận định của nhà phân tích Alexander Potavin tại Finam cho rằng vì tỷ giá của đồng rúp tại Sàn giao dịch Moskva tăng lên nhờ được can thiệp nên không cần thiết theo dõi sát biến động.
Trong trung hạn, đồng USD sẽ tăng giá khi hoạt động nhập khẩu phục hồi và nới lỏng trừng phạt. Theo kịch bản thận trọng, công ty Freedom Finance dự đoán tỷ giá hối đoái của USD vào khoảng 80-100 rúp. Đồng thời, Otkritie Investments kỳ vọng rằng sự hỗ trợ từ lĩnh vực năng lượng và xuất khẩu kim loại sẽ tiếp tục giảm dần và đồng rúp sẽ dần quay trở lại phạm vi khá rộng từ 95-105 rúp/USD.
Ông Artem Tuzov, Giám đốc điều hành bộ phận thị trường vốn tại công ty Univer Capital, cho biết các nhà nhập khẩu đã giảm giá để đối phó với tình trạng mất giá của đồng USD từ mức cao 120 rúp xuống mức hiện tại là 75 rúp. Ông nói rằng không nên kỳ vọng giá cả các mặt hàng sẽ giảm đáng kể cho đến khi những nhà cung cấp bán hết lượng hàng hoá được thu mua vào giai đoạn nhu cầu cao.
Nga chủ động các biện pháp ổn định kinh tế trong tình hình khủng hoảng Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, Thủ tướng Chính phủ LB Nga Mikhail Mishutin vừa trình bày báo cáo thường niên của chính phủ trước các đại biểu Duma Quốc gia (Hạ viện) Nga. Trong đó đề cập tình hình thực tế của nền kinh tế và việc quản lý nền kinh tế trong một "khoảng thời gian đặc biệt", bắt đầu từ...