Dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn thiếu chất kháng sinh
Lạm dụng kháng sinh khiến cơ thể bạn dễ mắc những bệnh tật ngoài ý muốn, cách tránh lạm dụng thuốc tốt nhất là nhận diện khi nào cơ thể thật sự cần thuốc kháng sinh.
90% các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, như cúm, là do virus gây ra, chỉ 2% các bệnh nhiễm trùng xoang là do vi khuẩn và cần dùng tới kháng sinh. Nhiều người phải đối mặt với các tổn thương do sử dụng quá nhiều hoặc không dùng thuốc kháng sinh không hợp lý. Chúng ta cần nhớ rằng các bệnh nhiễm trùng do virus gây ra thường sẽ đòi hỏi cách điều trị khác nhau, do đó không nên dùng kháng sinh trong các trường hợp này. Thật không may là việc phân biệt nhiễm virus với nhiễm vi khuẩn không đơn giản, sau đây là vài triệu chứng cho thấy bạn cần dùng kháng sinh.
1. Sốt
Nếu bạn bị sốt, lạnh, và run rẩy, rất có thể là bạn bị nhiễm vi khuẩn. Tuy nhiên, các triệu chứng này cũng thường được gây ra bởi virus cúm. Vì vậy, theo Tiến sĩ Frank Esper, một chuyên gia bệnh truyền nhiễm trẻ em, nếu xung quanh bạn có rất nhiều người bị nhiễm cúm, khả năng bạn nhiễm virus là rất cao nên bác sĩ sẽ không kê toa kháng sinh cho bạn.
2. Thời gian mắc bệnh kéo dài
Video đang HOT
Nhiễm khuẩn trong một thời gian dài có thể khiến sức khỏe của bạn sa sút nghiêm trọng, bệnh nhiễm trùng xoang là một ví dụ điển hình. Trong trường hợp ho nhiều và sổ mũi liên tục không chỉ vào ban đêm khi trời lạnh mà ngay cả ban ngày thì nên uống thuốc kháng sinh. Tất nhiên các bác sĩ sẽ cân nhắc việc kê thuốc chỉ khi tình trạng sổ mũi đã kéo dài hơn 1 tuần.
3. Màu sắc của dịch mũi
Về mặt lý thuyết, khi bạn bị cúm do virus, thì dịch mũi và chất đờm ở họng thường lỏng và có màu trắng trong. Ngược lại, với các trường hợp nhiễm khuẩn, dịch mũi và đờm đặc hơn và có màu xanh nhạt. Tuy nhiên , theo các bác sĩ thì đây chỉ là một triệu chứng lâm sàng và không nên quá dựa vào nó để phỏng đoán xem có nên dùng kháng sinh hay không.
4. Đau họng
Hầu hết các bệnh cảm cúm đều có đi kèm với chứng đau họng, tuy nhiên việc dựa trên cổ họng bị viêm để chẩn đoán có nên kê thuốc kháng sinh không lại được dùng khá phổ biến. Mặc dù cổ họng sưng, có màu đỏ và đau cổ họng khi nuốt vào là triệu chứng giống nhau ở cả người nhiễm virus và nhiễm khuẩn. Nhưng bác sĩ sẽ xem xét những đốm trắng như một dấu hiệu của vi khuẩn trước khi kê đơn kháng sinh.
5. Xét nghiệm
Mang theo mẫu đờm hoặc dịch mũi để đi xét nghiệm là một cách hiệu quả để xác định sự có mặt của vi khuẩn. Tuy nhiên, việc kiểm tra vi khuẩn này mất ít nhất hai ngày và tất nhiên chi phí không hề rẻ. Do đó, bác sĩ thường không yêu cầu kiểm tra này , trừ khi bạn đang bị nghi ngờ nhiễm bệnh thương hàn.
Theo PNVN
3 nguyên nhân gốc rễ của bệnh "vùng kín"
Nhiễm nấm "vùng kín" là bệnh rất thường gặp ở chị em. Bệnh này không thể đổ lỗi cho thói quen vệ sinh hay do môi trường, thời tiết.Sự rối loạn cân bằng tự nhiên trong cơ thể chính là nguyên nhân gốc rễ của bệnh. Tuy nhiên, lại có rất nhiều lý do khiến bạn bị rối loạn cân bằng tự nhiên trong cơ thể, và sự rối loạn này cũng khác nhau với mỗi người.Nhiễm nấm vùng kín ở mỗi người có thể là do những nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là 3 nguyên nhân phổ biến thường gặp nhất: 1. Hệ miễn dịch kém Hệ thống miễn dịch của cơ thể quá kém sẽ không đủ sức ngăn chặn sự gia tăng và phát triển của các vi khuẩn gây bệnh nấm. Để tăng cường hệ thống miễn dịch, bạn nên chú ý ngủ đủ giấc, ăn uống đủ chất và thường xuyên tập thể dục cho một cơ thể khỏe mạnh.
2. Stress Stress cũng là có thể coi là một nguyên nhân làm gia tăng tình trạng viêm nhiễm ở "vùng kín". Nếu bạn thường xuyên lo lắng, căng thẳng kéo dài thì khả năng trị dứt điểm bệnh này là rất khó và mất nhiều thời gian. 3. Thuốc và bệnh tật Bất cứ ai đã từng trải qua quá trình hóa trị liệu đều sẽ bị suy giảm hệ miễn dịch. Và đó cũng là tạo điều kiện cho các bệnh nhiễm trùng tăng lên. Đặc biệt ở những đối tượng mắc bệnh như AIDS hoặc những người đang dùng kháng sinh hay thuốc có steroid thì khả năng mắc bệnh cao hơn hẳn. Một số loại thuốc kháng sinh còn là "xúc tác" thúc đẩy sự nhiễm trùng nặng hơn.
Khi có dấu hiệu nhiễm nấm, dù ở mức độ nào, nặng hay nhẹ, bạn cũng cần trị dứt điểm và khỏi hẳn từ chính gốc rễ của bệnh. Nếu nguyên nhân gốc rễ của bệnh không được điều trị, bệnh có thể nặng hơn, trở thành mãn tính và không thể chữa khỏi hẳn được.
Theo PLXH
17 tuổi và lần đầu khám nam khoa vì hẹp qui đầu Có ai ngờ lần đầu tiên tớ đi khám nam khoa lại vì vấn đề... đi tiểu rát và vùng kín bốc mùi chứ !Hix, càng nghĩ càng thấy xấu hổ vô cùng! Sao bỗng dưng tớ lại cảm thấy cực bất ổn khi vệ sinh cá nhân thế? Không biết những teen boy khác thì có biết chút ít kiến thức hoặc...