Dấu hiệu cảnh báo ung thư máu nhiều người không ngờ tới
Nốt đỏ dưới da, dễ bị chảy máu, bầm tím, thường xuyên bị sốt… có thể là những dấu hiệu cảnh báo ung thư máu.
Ung thư máu là bất thường của hệ tạo máu, các tế bào ác tính được sản sinh, nhân lên và gây ra nhiều tổn thương hệ thống cho cơ thể.
Máu được tim bơm vào hệ mạch máu và lưu thông khắp cơ thể. Máu gồm 2 thành phần chính là huyết tương và tế bào máu. Huyết tương là thành phần dịch chiếm khoảng 55 – 60%, gồm nước và các chất hòa tan, trong đó chủ yếu là các loại protein và điện giải. Thành phần tế bào của máu gồm hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu.
Ung thư máu là gì?
Ung thư máu là bất thường của hệ tạo máu, các tế bào ác tính được sản sinh, nhân lên và gây ra nhiều tổn thương hệ thống cho cơ thể. Ung thư máu gồm các bệnh như: bệnh bạch cầu cấp dòng lympho, bạch cầu cấp dòng mono, bạch cầu mạn, lympho Hodgkin, lympho không Hodgkin,…
Các dấu hiệu cảnh báo ung thư máu
Nốt đỏ dưới da
Những đốm xuất huyết màu đỏ, đỏ bầm thường xuất hiện ở các vùng da ngực, lưng mặt, cánh tay. Chúng có thể xuất hiện thành từng mảng to, giới hạn không rõ.
Đau nhức xương khớp
Cảm giác đau sâu trong xương là một trong những dấu hiệu chủ yếu của ung thư máu. Triệu chứng này do xương nở ra bởi sự tăng trường quá mức và tích lũy của các tế bào.
Xuất hiện hạch bất thường
Video đang HOT
Các hạch này thường xuất hiện ở vùng cổ, nách, bẹn,.. Hạch thường không nóng, không đau, kích thước đa dạng, và thường tồn tại nhiều tuần, nhiều tháng,..
Ốm yếu, mệt mỏi
Người bệnh thường cảm giác yếu cơ, không có sức, thường xuyên phải ngồi nghỉ ngơi, không thể vận động thể lực như người thường.
Dễ chảy máu, bầm tím
Vết bầm có thể đột ngột xuất hiện, bạn thường không nhớ mình có va chạm lúc nào. Ngoài ra dấu hiện ung thư máu có thể là việc chảy máu khó cầm, thường xuyên chảy máu cam, tiêu ra máu, kinh nguyệt bất thường ở phụ nữ.
Thường xuyên bị sốt, nhiễm trùng
Ung thư máu làm cho hệ thống miễn dịch của bạn suy yếu, bạn thường dễ bị cảm, sốt,… Ngoài ra tình trạng sốt kéo dài không rõ nguyên nhân, không đáp ứng điều trị cũng là dấu hiệu gợi ý bệnh lý về máu.
Sụt cân
Người mắc ung thư thường sụt cân nhiều không rõ nguyên nhân, ăn uống kém, suy nhược, mệt mỏi kéo dài.
Đau bụng
Một trong những dấu hiệu của ung thư máu là đau bụng, đau bụng thường ở vùng gan, lách, cũng có thể mơ hồ không rõ vị trí. Đau thường âm ỉ kéo dài, bệnh nhân cũng có thể gặp các vấn đề đường tiêu hóa như táo bón hay tiêu chảy kéo dài.
'Chúng tôi sẽ dừng sống nếu không có máu'
"Tôi nhận thức cuộc sống của mình phụ thuộc vào những giọt máu, tấm lòng của mọi người. Nếu không có máu, chúng tôi sẽ dừng sống".
Mỗi giọt máu là giọt sự sống
Anh Nguyễn Trọng Hùng, 36 tuổi, ở Vinh, Nghệ An đã chiến đấu với ung thư máu suốt 2 năm nay. Hơn ai hết, anh trân trọng vô ngần những giọt máu hiến của cộng đồng.
Anh kể, năm 2019 anh phát hiện ung thư máu, được chuyển lên Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương điều trị. Ngay khi nhập viện, anh được truyền tiểu cầu, chế phẩm máu này dần trở thành nguồn sống với anh.
Trong 7 tháng, anh Hùng trải qua 4 đợt truyền hoá chất khiến hồng cầu, tiểu cầu, bạch cầu xuống rất thấp. Đặc biệt tiểu cầu hạ thấp sẽ khiến máu khó đông, khó cầm, nguy cơ chảy máu, xuất huyết nội tạng, xuất huyết não có thể đe doạ tính mạng bất cứ lúc nào.
Anh Hùng chia sẻ về hành trình điều trị của mình và gửi lời tri ân tới tất cả những người tình nguyện hiến tặng máu cho các bệnh nhân
Sau mỗi đợt truyền hoá chất, những bệnh nhân như anh đều phải bù máu, sống dựa vào nguồn máu tiếp từ bên ngoài. Đợt nhiều nhất anh truyền tới 3 lít tiểu cầu, 2 lít máu. Đó là bệnh nhân khoẻ, trường hợp khác nặng hơn cần bù rất nhiều.
"Là một bệnh nhân mắc bệnh máu ác tính, tôi nhận thức sự sống của mình phụ thuộc vào những giọt máu, tấm lòng của mọi người. Với trải nghiệm của người trong cuộc và đứng trước cảnh cửa sinh tử, mỗi giọt máu với tôi là giọt sự sống. Bởi nếu không có máu, chúng tôi sẽ dừng sống", anh Hùng nói đầy cảm kích.
Anh chia sẻ, anh chỉ là một trong số hàng trăm bệnh nhân ung thư máu đang điều trị tại Viện, có nhiều bệnh nhân thậm chí không còn đủ khả năng để truyền hoá chất nữa, sự sống phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn máu hiến tặng.
Nếu không có máu, chắc chắn cuộc sống của họ sẽ chấm dứt vì khả năng phục hồi không còn nữa.
"Thực sự mà nói, cá nhân tôi hay những bệnh nhân khác không có lời nào diễn tả hết sự biết ơn với những người đã tình nguyện cho chúng tôi những giọt máu, giúp chúng tôi có sự sống kéo dài hơn", anh Hùng xúc động chia sẻ.
Dù vậy, không phải khi nào kho máu của Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương cũng đủ. Vào thời điểm dịch Covid-19 bùng phát, đã có lúc kho chỉ còn vài chục đơn vị. Khi đó anh Hùng đã phải kêu gọi bạn bè, người thân đi hiến máu.
Sau 7 tháng bệnh thoái lui, 5 ngày nay anh Hùng đã phải quay lại bệnh viện do ung thư tái phát. Với anh, chặng đường phía trước có thể còn rất dài...
43 tỉnh cùng tham gia hiến máu
Tại buổi họp báo chương trình hiến máu Chủ nhật đỏ chiều 7/1, TS Bạch Quốc Khánh, Viện trưởng Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương cho biết, trong 2 năm gần đây nhờ đẩy mạnh tuyên truyền về rượu bia, làm tốt công tác phòng chống tai nạn giao thông... tỉ lệ cấp cứu phải truyền máu do tai nạn giảm đi nhiều. Nhu cầu máu không tăng lên so với năm trước.
Hiện Viện cung cấp máu và các chế phẩm từ máu cho 180 bệnh viện tại 28 tỉnh, thành khu vực phía Bắc và Bắc Trung Bộ với lượng khoảng 350.000 đơn vị mỗi năm.
Riêng trong dịp Tết Nguyên Đán cần ít nhất 50.000-55.000 đơn vị hồng cầu, trong đó trong tháng 1 phải chuẩn bị 36.000-41.000 đơn vị, trong tháng 2 cần ít nhất 16.000 - 18.000 đơn vị.
Bất chấp giá rét, nhiều người vẫn tranh thủ đi hiến máu
TS Khánh thông tin, trung bình có khoảng 1.200-1.300 bệnh nhân điều trị nội trú tại Viện, trong Tết chỉ còn 300-400 nhưng đây đều là những bệnh nhân cần truyền máu. Trong khi tháng Tết, lượng máu hiến rất khan hiếm.
Viện trưởng Huyết học -Truyền máu Trung ương chia sẻ thêm, vào mùa hè với chương trình Hành trình đỏ, lượng máu hiến khá dồi dào song máu là sản phẩm đặc biệt, không thể tích trữ dùng dần.
"Thời hạn bảo quản của hồng cầu có thể được 35-40 ngày nhưng với tiểu cầu chỉ 3-5 ngày. Nếu bệnh nhân cần đúng thời điểm thiếu tiểu cầu có thể bị chảy máu não không cầm và tử vong ngay không có cách gì cứu được", TS Khánh chia sẻ.
Nếu hiến tiểu cầu trực tiếp, 1 người khoẻ mạnh có thể hiến được 1 đơn vị tiểu cầu 250ml và có thể quay vòng hiến sau mỗi 30 ngày. Tuy nhiên nếu tách chiết từ hồng cầu, cần ít nhất 6-12 đơn vị mới tạo được 1 đơn vị tiểu cầu.
Xác định thời điểm tháng 1 - 3 thường xuyên bị thiếu máu, đều đặn 12 năm nay, chương trình hiến máu Chủ nhật đỏ đều tổ chức vào thời điểm trước Tết Nguyên Đán, kéo dài đến sau Tết để bù đắp lượng máu thiếu hụt.
Năm nay, chương trình Chủ nhật đỏ sẽ có 43 tỉnh tham gia với 80 điểm hiến máu, kéo dài đến hết tháng 3 và dự kiến tiếp nhận hơn 50.000 đơn vị máu.
Tại Hà Nội, chương trình sẽ tổ chức tại ĐH Bách Khoa vào ngày 17/1 tới.
Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh ung thư máu Bệnh nhân nên chia nhỏ bữa ăn để đảm bảo cơ thể có đủ calo, uống đủ nước, tránh những thực phẩm có vị cay nồng, cứng khó nhai, tránh ăn mặn hay các loại trái cây chua. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, mỗi năm Việt Nam có khoảng 95.000 bệnh nhân chết vì ung thư, trong đó...