Dấu hiệu cảnh báo sốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh mắc sốt xuất huyết thường có các triệu chứng như sốt cao, chán ăn, khô miệng, tay chân lạnh, buồn ngủ thất thường.
Trẻ sơ sinh có nguy cơ mắc sốt xuất huyết nặng cao hơn người lớn khỏe mạnh vì hệ thống miễn dịch của chúng yếu hơn. Ảnh minh họa: Babychakra.
Sốt xuất huyết, bệnh nhiễm virus lây truyền qua vết đốt của muỗi Aedes, chủ yếu là Aedes aegypti, có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai, kể cả trẻ sơ sinh.
Theo Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), trẻ sơ sinh có nguy cơ mắc bệnh sốt xuất huyết nặng cao hơn người lớn khỏe mạnh vì hệ thống miễn dịch của chúng yếu hơn.
Nguyên nhân gây sốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh
Theo Healthshots, giống người lớn, trẻ sơ sinh mắc sốt xuất huyết khi bị muỗi Aedes nhiễm bệnh đốt. Loài muỗi này sinh sản ở vùng nước tù đọng xung quanh nhà và không gian công cộng.
Điều kiện sống đông đúc và tiếp xúc với môi trường mà các biện pháp kiểm soát muỗi không được thực hiện đầy đủ cũng có thể làm tăng nguy cơ. Cha mẹ có thể vô tình để trẻ tiếp xúc với muỗi nếu chúng không được bảo vệ bằng thuố.c chống côn trùng hoặc màn chống muỗi.
Triệu chứng nhận biết
Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Vi sinh y tế và Miễn dịch học FEMS, các biểu hiện buồn nôn, nôn, phát ban và xuất huyết cao hơn ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Chẩn đoán bệnh sốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh có thể khó khăn vì chúng thường giống với các bệnh nhiễ.m trùn.g hoặc bệnh do virus khác, chẳng hạn cúm hoặc cảm lạnh thông thường.
Ngoài ra, không giống người lớn, trẻ sơ sinh không biểu hiện rõ ràng các triệu chứng sốt xuất huyết thông thường như đau đầu hoặc đau khớp. Vì vậy, cha mẹ cần để ý xem trẻ có biểu hiện hôn mê, quấy khóc bất thường hay không.
Ở trẻ sơ sinh, các triệu chứng sốt xuất huyết khác bao gồm:
Sốt cao
Chán ăn
Khô miệng
Video đang HOT
Đi tiểu ít hơn và khi đi tiểu có màu vàng đậm, có mùi hôi nồng nặc
Tay chân lạnh hoặc buồn ngủ bất thường, thường gặp hơn ở những trường hợp nặng.
Phòng ngừa sốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh
Ngăn ngừa bệnh sốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh liên quan đến việc giảm tiếp xúc với muỗi, bao gồm:
Đặt một chiếc màn vừa vặn lên cũi, xe đẩy hoặc khu vực trẻ chơi đùa để tạo ra hàng rào bảo vệ
Cho bé mặc áo dài tay, quần dài và đi tất kín chân để giảm thiểu muỗi tiếp xúc với da
Loại bỏ nước tù đọng nơi muỗi sinh sản là rất quan trọng. Nước có thể dễ dàng đọng lại trong các thùng chứa như chậu hoa và xô, vì vậy hãy thường xuyên đổ hết nước và đậy nắp lại
Đóng cửa sổ và cửa ra vào hoặc sử dụng màn để muỗi không thể vào nhà bạn
Tránh đưa trẻ ra ngoài khi hoạt động của muỗi đang ở đỉnh điểm. Thông thường, muỗi Aedes đố.t ngườ.i hai giờ sau khi mặt trời mọc và ngay trước khi mặt trời lặn
Sử dụng thuố.c chống muỗi dành riêng cho trẻ sơ sinh được bác sĩ khuyên dùng. Ví dụ, theo UNICEF, không nên sử dụng các sản phẩm có dầu khuynh diệp chanh hoặc para-menthane-diol cho tr.ẻ e.m dưới 3 tuổ.i
Giữ nhà cửa luôn sạch sẽ, đồng thời dọn sạch cống hoặc máng xối bị tắc để ngăn nước đọng lại
Các biện pháp kiểm soát muỗi tại địa phương như phun sương cũng có thể hữu ích.
Tám biện pháp phòng chống sốt xuất huyết mùa mưa
Mùa mưa là thời điểm dịch bệnh sốt xuất huyết rất dễ bùng phát tại nước ta khi số ca mắc đang có dấu hiệu tăng nhanh chóng và chưa dừng lại.
Sốt xuất huyết là bệnh gây sốt cấp tính do virus Dengue gây ra, được truyền cho người qua vết đốt của muỗi vằn (Aedes aegypti) mang virus.
Sau khi hút má.u người mang virus Dengue từ 4-10 ngày, muỗi bắt đầu truyền bệnh sốt xuất huyết cho đến hết vòng đời của chúng. Muỗi cái nhiễm virus Dengue còn chứa virus trong buồng trứng và truyền virus cho lăng quăng và các thế hệ muỗi kế tiếp.
Những nơi trú ẩn và sinh sôi của muỗi vằn.
Vòng tuần hoàn của bệnh sốt xuất huyết có thể hiểu như sau người mang virus muỗi vằn những người xung quanh. Cụ thể là sau khi muỗi đố.t ngườ.i bị bệnh, virus từ má.u người bệnh sẽ truyền sang tế bào muỗi và tồn tại trong khoảng 12 ngày.
Trong thời gian này, số lượng virus được nhân lên bên trong cơ thể muỗi, lây lan đến các tế bào thuộc nhiều bộ phận khác nhau cho đến khi lan đến tuyến nước bọt của muỗi. Khi đố.t ngườ.i khác, muỗi sẽ truyền virus sang cơ thể họ.
Muỗi vằn sinh sống ở những nơi mà nhiều người không hề ngờ tới như lọ hoa, xô chậu lau nhà, khay đựng bình nước nóng lạnh, khay nước nhỏ phía sau tủ lạnh, lốp xe, xoong nồi, chai nhựa, bát vỡ, mảnh sành, vỏ dừa đọng nước mưa... Ở trong nhà, muỗi thường ở những nơi như tủ quần áo, gầm giường, góc tủ, chăn màn...
Sốt xuất huyết không phải là bệnh lây trực tiếp từ người sang người, vì vậy, có thể chủ động đề phòng bằng cách diệt muỗi hoặc tránh bị muỗi đốt bằng một số biện pháp đơn giản:
Đậy kín các dụng cụ chứa nước
Muỗi cái đẻ trứng ở những nơi có nước đọng, sau 2 - 3 ngày, trứng muỗi nở thành bọ gậy (lăng quăng), sau đó phát triển thành muỗi vằn. Do đó, để loại bỏ nơi đẻ trứng và trú ẩn của muỗi, cần thực hiện các biện pháp sau:
Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước, loại bỏ những nơi có nước ứ đọng. Cọ rửa thành lu, hồ, phuy chứa nước thường xuyên để hạn chế trứng muỗi bám vào thành.
Có thể thả cá nhỏ, cá bảy màu vào các dụng cụ chứa nước lớn để diệt lăng quăng/bọ gậy. Chú ý những đồ trang trí như bình đựng hoa cũng cần được vệ sinh thay nước thường xuyên.
Thu gom vật dụng phế thải trong nhà
Ngoài những nơi ẩm ướt thì khu vực tích tụ rác thải sinh hoạt cũng có thể thu hút muỗi và là môi trường tốt cho muỗi sinh sôi. Vì vậy, không thể bỏ qua việc thu gom và xử lý rác.
Vứt rác thải đúng nơi quy định, tuyệt đối không xả rác bừa bãi. Thu gom và hủy các vật dụng phế thải trong nhà và xung quanh nhà như chai, lọ, mảnh chai, ống bơ, vỏ dừa, lốp/vỏ xe cũ...
Dùng rèm che, màn chống muỗi
Nếu ngủ trong môi trường bình thường không có thiết bị chống muỗi thì giăng màn là cách phòng chống bệnh sốt xuất huyết hiệu quả.
Đặc biệt là ở những vùng nông thôn, những nơi có nhiều ao tù, nước đọng thì giăng màn là điều tất yếu. Nên chú ý giặt màn thường xuyên bởi màn bẩn sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi nhanh chóng. Đồng thời nên kiểm tra và xử lý các vết rách trên màn một cách cẩn thận để tránh muỗi xâm nhập.
Mặc quần áo dài tay
Để làm giảm nguy cơ bị muỗi đốt, bạn nên mặc quần áo có đủ độ dày và độ rộng để che kín da, đồng thời ưu tiên những bộ quần áo sáng màu khi đi làm vườn hoặc đến những nơi nhiều muỗi.
Bôi thuố.c chống muỗi
Bôi thuố.c chống muỗi là cách phòng chống sốt xuất huyết cho tr.ẻ e.m và người lớn rất hiệu quả. Trong các sản phẩm này có chứa hợp chất DEET có tác dụng đuổi côn trùng, đặc biệt là muỗi, khiến muỗi không dám lại gần.
Hiện nay, trên thị trường có nhiều sản phẩm thuố.c chống muỗi khác nhau. Lưu ý nên chọn mua và sử dụng sản phẩm thuộc thương hiệu uy tín, có nguồn gốc và chất lượng đảm bảo để không gây tác dụng phụ cho da.
Dùng thuố.c diệt muỗi, tinh dầu hoặc nhang trừ muỗi
Dùng thuố.c diệt muỗi hoặc nhang trừ muỗi cũng là cách phòng bệnh sốt xuất huyết phổ biến, tạo ra vùng an toàn tránh xa muỗi. Ngoài ra, một số gia đình còn áp dụng biện pháp xông tinh dầu vừa giúp đuổi muỗi, vừa tạo cảm giác thư giãn và thoải mái.
Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, bạn chỉ nên mua các sản phẩm trên với xuất xứ rõ ràng, đã qua kiểm định chất lượng.
Phát quang bụi rậm
Bụi rậm được cho là nơi sinh sản mà muỗi cực kỳ ưa thích vì khá ẩm ướt và mát mẻ. Đặc biệt, vào mùa mưa, bụi rậm luôn bị tồn đọng nước nên những nơi có nhiều bụi rậm sẽ có nhiều muỗi hơn, nhất là ở nông thôn - nơi có nhiều vườn tược, ruộng đồng. Để triệt tiêu môi trường sinh sản của muỗi, chúng ta nên phát quang các bụi rậm thường xuyên, tạo môi trường thông thoáng cho khu vực xung quanh nhà ở.
Phối hợp địa phương phun hóa chất phòng dịch
Để hóa chất diệt muỗi phát huy hiệu quả tốt nhất, các địa phương nên phun thuố.c định kỳ 2 lần/năm vào đầu và cuối mùa mưa. Đồng thời, mỗi người cũng nên tích cực phối hợp bằng cách chủ động dọn vệ sinh môi trường và nhà ở để công tác phun thuố.c được diễn ra nhanh gọn, đồng đều. Lúc phun thuố.c, người dân nên thu dọn thực phẩm, đóng kín các cửa sổ và lỗ thông gió để muỗi được tiê.u diệ.t hiệu quả. Bên cạnh đó, người dân cũng nên rời khỏi nhà trong 30 phút - 1 tiếng để hóa chất không gây hại cho sức khỏe.
Bên cạnh các biện pháp phòng tránh sốt xuất huyết kể trên, nếu phát hiện bản thân hoặc người xung quanh có dấu hiệu mắc sốt xuất huyết cần đưa người bệnh đến ngay cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.
Nhiều người cho rằng, vừa mắc sốt xuất huyết xong sẽ không mắc lại bệnh. Đây là quan niệm chưa hẳn đúng. Theo các chuyên gia y tế, sốt xuất huyết do virus Dengue gây ra có 4 chủng là DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4. Cả 4 chủng virus này đều có khả năng gây bệnh.
Vì vậy, nếu người từng mắc sốt xuất huyết, trong thời gian mắc bệnh cơ thể có thể tạo ra kháng thể. Tuy nhiên, miễn dịch được tạo thành chỉ đặc hiệu đối với từng chủng riêng lẻ. Người bệnh có thể sẽ không nhiễm lại chủng virus cũ nhưng vẫn có thể nhiễm chủng mới nên có thể tái mắc sốt xuất huyết.
Nhiều người cho rằng khi sốt xuất huyết chỉ uống bù điện giải không nên uống nước dừa vì không có tác dụng bù nước và khó nhận biết biến chứng.
Điều này là hoàn toàn sai lầm, trong sốt xuất huyết, việc sốt cao mấy ngày liên tục sẽ khiến bệnh nhân bị mất nước, mất dịch. Việc bù dịch đơn giản nhất là cho bệnh nhân uống Oresol.
Tuy nhiên, có rất nhiều bệnh nhân khó uống Oresol. Việc này có thể thay thế bằng uống nước dừa, nước cam, nước bưởi, nước chanh để bù lại lượng dịch đã mất. Hơn nữa, các loại quả trên chứa nhiều khoáng chất và vitamin C, giúp tăng cường sức đề kháng và tăng sự vững bền của thành mạch.
Nhiều bố mẹ có những xử trí không đúng khi con bị sốt xuất huyết. Khi thấy bé có nốt xuất huyết bầm tím thì cho rằng phải cắt lễ để lấy bớt má.u độc sẽ nhanh khỏi.
Việc này có thể dẫn đến hiện tượng chả.y má.u không cầm. Đây là đường vào cho vi trùng xâm nhập, có thể gây rối loạn đông má.u nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.
7 dấu hiệu vào buổi sáng cảnh báo gan không khỏe Nếu thường xuyên thấy xuất hiện những dấu hiệu này khi thức dậy vào buổi sáng, bạn cần nhanh chóng đi khám gan càng sớm càng tốt. Khô và đắng miệng: Theo Mayo Clinic, cảm giác khô miệng khi thức dậy vào buổi sáng là điều bình thường do cơ thể bị mất nước sau một đêm dài. Tuy nhiên, nếu bạn thường...