Dấu hiệu cảnh báo hệ thống phanh ô tô không an toàn
Phanh xe có thể nói là bộ phận gác cửa cho sự an toàn của người và cả xe. Chính vì vậy, người sử dụng xe nên thường xuyên kiểm tra bộ phận này để kịp thời sửa chữa và khắc phục.
Dưới đây là những dấu hiệu báo cho bạn biết phanh xe đang bắt đầu gặp vấn đề và cách phát hiện sự cố khi lái xe.
1. Âm thanh kỳ lạ
Một âm thanh kỳ lạ là không tốt cho bất cứ bộ phận nào của xe, và đặc biệt là không tốt đối với hệ thống phanh. Đó cũng chính là một trong những dấu hiệu cảnh bảo rằng hệ thống phanh của bạn cần phải được chăm sóc. Âm thanh đó có thể phát ra từ bất cứ đâu trong hệ thống, ví dụ như những tiếng rít đau tai phát ra có thể là do má phanh và rotor làm việc không ăn khớp, cần phải được sửa chữa.
Ngoài ra có thể là tiếng rít từ cảm biến của má phanh cho thấy nó cần được thay thế. Đôi khi bạn cũng có thể nghe thấy những tiếng kim loại cọ xát vào nhau. Đó là do các má phanh đã bị mòn hết, khiến cho các cliper kim loại tiếp xúc trực tiếp với rotor. Và mỗi khi bạn dùng phanh là 2 bộ phận kim loại này lại ma sát với nhau. Nếu điều này xảy ra thì bạn sẽ cảm thấy rất khó khăn để phanh xe và hơn thế nữa nó có thể gây hư hỏng cho rotor. Mà việc thay thế các má phanh là ít tốn kém hơn rất nhiều so với thay thế rotor.
Một âm thanh kỳ lạ là không tốt cho bất cứ bộ phận nào của xe, và đặc biệt là không tốt đối với hệ thống phanh
2. Cảm giác phanh khác thường
Ngoài sự rung động, chân phanh của bạn còn có thể cung cấp các cảnh báo khác cho thấy hệ thống phanh của xe cần phải được kiểm tra.
Cảm giác đạp chân phanh quá nhẹ, như thể hệ thống phanh không bị can thiệp ngay bị bạn nhấn phanh. Điều đó có thể là do má phanh bị mòn hoặc có vần đề với hệ thống thủy lực. Chẳng hạn như có sự rò rỉ dầu phanh hoặc không khi tràn vào khoang chứa dầu. Để kiểm tra xem có sự rò rỉ chất lỏng hay không bạn hãy đặt một miếng vải cũ hoặc một miếng bìa ở phía dưới xe qua một đêm. Sáng hôm sau nếu có chất lỏng chảy ra chúng sẽ nằm trên miếng vải hoặc bìa đó.
Video đang HOT
Ngoài sự rung động, chân phanh của bạn còn có thể cung cấp các cảnh báo khác cho thấy hệ thống phanh của xe
Ngược lại, nếu bạn đạp phanh có cảm giác quá xơ cứng cũng có thể là có vấn đề với các chi tiết liên lạc nhỏ trong hệ thống phanh. Nguyên nhân có thể là do rotor mòn không đều hoặc dầu phanh bị bẩn. Bạn có thể thay dầu phanh với một chi phí rất nhỏ tại các trung tâm sửa chữa. Tóm lại nếu có cảm giác lạ khi đạp phanh bạn nên ngay lập tức đưa xe của mình đi kiểm tra.
3. Lực kéo bất thường
Bạn có bao giờ cảm thấy chiếc xe như có một lý trí riêng của mình? Như kiểu nó muốn bạn rẽ về bên phải hoặc bên trái mỗi khi bạn lái hoặc phanh xe?
Nếu điều đó xảy ra, đừng ngạc nhiên, vì vấn đề nằm ngay trong hệ thống phanh. Nguyên nhân của việc này là do lực kéo bất thường sinh ra khi một caliper bị mắc kẹt. Bởi vì điều này nên sẽ có một bánh xe bị ma sát nhiều hơn các bánh xe khác, thế nên chiếc xe sẽ có xu hướng bị rẽ sang bên bánh xe có caliper bị kẹt.
Lực kéo bất thường có thể không phải sinh ra bởi hư hại của hệ thống phanh
Lực kéo bất thường có thể không phải sinh ra bởi hư hại của hệ thống phanh. Nguyên nhân cũng có thể do các lốp xe không đồng đều, bị căng hoặc mòn khác nhau. Điều này khiến cho một bánh nào đó có sự liên kết với đường kém hơn. Hoặc có đôi khi là do hư hỏng của hệ thống treo. Vì thế nếu xe của bạn có dấu hiệu bị kéo lệch bất thường thì bạn nên tìm đến các trung tâm bảo dưỡng và kiểm tra một cách cẩn thận.
4. Má phanh mòn
Hầu hết các mẫu xe được trang bị một hệ thống phanh thường được gọi là phanh đĩa. Cách hoạt động của hệ thống phanh này giống như trên các loại xe máy cũ như dream. Một hệ thống thủy lực được bơm đầy dầu phanh sẽ tác động lên một bộ kẹp đệm được gọi là các caliper, khiến cho chúng siết chặt lại với nhau trên một đĩa gọi là rotor. Ma sát sảy ra giữa các miếng đệm và rotor khiến cho xe dừng lại.
Do làm việc chủ yếu nhờ ma sát, vì thế theo thời gian các miếng đệm này sẽ bắt đầu mòn dần, có nghĩa là chúng làm việc ít hiệu quả hơn và xe dừng lại chậm hơn.
Hầu hết các mẫu xe được trang bị một hệ thống phanh thường được gọi là phanh đĩa
May mắn thay, việc kiểm tra độ dày má phanh – bộ phận sẽ bị các caliper ép xuống – của xe là rất đơn giản, dễ thực hiện. Tất cả những thứ bạn phải làm là nhìn vào giữa các chấu của bánh xe để phát hiện một rotor kim loại sáng bóng bên trong. Khi bạn thấy nó, hãy nhìn quanh bên cạnh, ở đó bạn có thể thấy các caliper kim loại. Giữa các caliper và rotor, bạn sẽ thấy các má phanh. Bạn sẽ phải ước chừng, nhưng nói chung các má phanh này nên dày ít nhất là một phần tư inch (khoảng 6.35 mm). Nếu chúng mỏng hơn thế, thì tức là đã đến lúc chúng cần được thay thế.
Nếu bánh xe của bạn không được thiết kế như thế, tức là bạn không thể nhìn qua các chấu, thì bạn sẽ phải tháo lốp xe ra để nhìn thấy rotor và má phanh. Trong cả hải trường hợp bạn nên kết hợp kiểm tra trực quan các rotor. Nếu bạn thấy bất kỳ hư hại nào như các rãnh sâu hay lỗ thủng lại đây thì tức là bạn cũng nên thay thế các rotor này.
5. Rung động
Nếu khi bạn đạp phanh trong các tình huống bình thường (tức là xe không được trang bị hệ thống chống bó cứng phanh) mà chân phanh bị rung thì có thể hệ thống phanh của bạn đang gặp vấn đề. Thường thì chân phanh bị rung là do rotor bị biến dạng. Bề mặt không đồng đều của của rotor không thể nhận biết qua sự làm việc của nó với má phanh mà bạn phải cảm nhận qua độ rung của chân phanh.
Rotor thường bị cong khi chúng bị ép chặt trong một thời gian dài. Nhiệt sinh ra do ma sát lớn thường trong trường hợp bạn lái xe xuống núi hoặc kéo vật nặng và phanh đột ngột. Và điều này có thể kiến các chi tiết kim loại của rotor bị biến dạng.
Theo Cartimes
Có thể 'mất mạng' nếu bỏ qua những âm thanh này phát ra từ hệ thống phanh
Một khi xuất hiện những âm thanh lạ phát ra từ hệ thống phanh ô tô tài xế không nên bỏ qua vì sẽ vô cùng nguy hiểm.
Phanh là một trong những chi tiết ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sử dụng xe hơi. Một bộ phanh tốt sẽ giúp mọi chuyến đi an toàn hơn, người lái tự tin hơn khi đi xa. Trong quá trình sử dụng, như nhiều bộ phận khác, phanh của xe cũng sẽ xuất hiện những triệu chứng xuống cấp do sử dụng lâu ngày.
Tiếng rít là dấu hiệu của má phanh và rotor không ăn khớp
Dấu hiệu dễ nhận biết nhất khi hệ thống phanh có dấu hiệu bất thường chính là phát ra tiếng kêu. Tuy nhiên âm thanh đó lại có thể phát ra từ bất cứ đâu trong hệ thống, ví dụ như những tiếng rít phát ra có thể là do má phanh và rotor làm việc không ăn khớp, cần phải được sửa chữa.
Phanh ô tô hư hỏng sẽ phát ra những tiếng kêu bất thường cần chú ý để kịp xử lý
Tiếng rít từ cảm biến của má phanh
Ngoài ra có thể là tiếng rít từ cảm biến của má phanh cho thấy nó cần được thay thế. Đôi khi cũng có thể nghe thấy những tiếng kim loại cọ xát vào nhau, nguyên nhân có thể do các má phanh đã bị mòn hết, khiến cho các cliper kim loại tiếp xúc trực tiếp với rotor. Và mỗi khi dùng đến phanh là 2 bộ phận kim loại này lại ma sát với nhau. Khi điều này xảy ra sẽ khiến bạn gặp khó khăn trong việc phanh xe, hơn nữa nó có thể gây hỏng rotor.
Tiếng kêu phát ra từ đĩa phanh
Vào sáng sớm, khi xe vừa lăn bánh thường phát ra tiếng kêu từ má phanh hoặc từ đĩa phanh lúc mới di chuyển. Âm thanh này sẽ mất đi khi xe chạy được một lúc, khi đĩa phanh nóng lên, hơi ẩm tích tụ qua đêm biến mất. Hiện tượng này thường xuất hiện vào mùa đông miền Bắc. Các tài xế cũng có thể bắt gặp hiện tượng tương tự khi rửa xe một ngày trước đó, hoặc vào mùa mưa. Đó là do má phanh ma sát với lớp gỉ mỏng hình thành trên các đĩa phanh sắt. Âm thanh này là hoàn toàn bình thường và người dùng không cần phải quá lo lắng.
Làm gì để loại bỏ những âm thanh này?
Cách đơn giản nhất để triệt tiêu tiếng ồn phát ra từ hệ thống phanh là thay má phanh sử dụng vật liệu tạo ma sát khác. Thông thường, má phanh nguyên bản được các nhà sản xuất tối ưu nhiều yếu tố từ tuổi thọ sử dụng, độ bám, độ tạo bụi cũng như giá thành. Nếu chịu chi, việc thay đổi má phanh làm từ các vật liệu kim loại và gốm cao cấp hơn sẽ tạo ra sự khác biệt đáng kể. Lúc này, tần số cộng hưởng giữa má và đĩa sẽ thay đổi, đồng nghĩa với việc sẽ thay đổi âm thanh phát ra từ hệ thống phanh.
Ngoài ra hãy sử dụng má phanh làm từ gốm cao cấp. Vật liệu gốm và cấu trúc đồng giúp cơ cấu phanh hoạt động tốt ngay cả ở nhiệt độ cao và phục hồi nhanh hơn. Các thành phần trong má phanh gốm thường tạo bụi nhẹ có màu không bám lên bánh và cũng ít được chú ý. Vành hợp kim được giữ sạch lâu hơn.
Theo 2 hãng sản xuất mà phanh lớn là Akebono và Raybestos, kết quả kiểm tra má phanh gốm cho thấy chúng có tuổi thọ cao, đặc tính phanh tốt, đĩa mòn ít và khả năng kiểm soát tiếng ồn tốt hơn các loại vật liệu khác. Thực tế cho thấy, chúng ít gây mòn cả má, đĩa phanh cà cũng ít ồn hơn.
Thực tế, trong quá trình vận hành ô tô, hệ thống phanh luôn phải hoạt động tốt để giảm tốc độ và dừng hẳn khi gặp chướng ngại vật trên đường. Cơ cấu phanh, mai-ơ của các bánh xe là những chi tiết dễ bị tổn thương nhất sau khi xe vận hành. Vì chúng ở vị trí thấp nên bùn đất và nước dễ xâm nhập. Bởi vậy, đây là hệ thống bạn cần đặc biệt lưu tâm.
Theo VietQ
Bảo dưỡng phanh ô tô: 'Phớt lờ' nguy cơ tai nạm khủng khiếp Bảo dưỡng hệ thống phanh ô tô là việc làm quan trọng. Nếu tài xế phớt lờ những nguyên tắc cơ bản sẽ rất dễ gây thảm họa. Phanh là một trong những bộ phận quan trọng nhất trong việc đảm bảo an toàn cũng như hỗ trợ người lái điều khiển xe đúng cách, tuy nhiên khâu bảo dưỡng phanh lại đòi...