Dấu hiệu cảnh báo chị em cần đi khám phụ khoa
Nếu thấy dấu hiệu bất thường hoặc triệu chứng khó chịu trong người thì chị em cần đi khám ngay để có biện pháp chữa trị kịp thời.
Chào bác sĩ, em năm nay 23 tuổi, chưa lập gia đình. Trước đây, em rất khỏe mạnh, cả trong những ngày ‘đèn đỏ’ cũng không bị đau bụng hay đau lưng. Nhưng mấy tháng trở lại đây, cứ đến ngày có kinh nguyệt là em lại thấy đau bụng dưới vô cùng, cơn đau kéo dài 2-3 ngày, khi kinh nguyệt sắp hết thì mới đỡ đau. Em chườm ấm hay uống thuốc giảm đau đều không có nhiều tác dụng. Bác sĩ cho em hỏi, hiện tượng của em có bình thường không, em có cần đi khám bác sĩ không? Mong bác sĩ tư vấn giúp em. Em xin cảm ơn! (Thanh Huyền)
Trả lời:
Bạn Thanh Huyền thân mến!
Qua mô tả của bạn thì có thể thấy tình trạng đau bụng trong ngày có kinh nguyệt như bạn đang gặp phải là việc cần hết sức chú ý. Bình thường, trong những ngày ‘đèn đỏ’, chị em có thể bị đau bụng, đau lưng do sự thay đổi hoóc-môn và do niêm mạc tử cung bong ra. Tuy nhiên, mức độ và thời gian đau sẽ khác nhau với từng người. Và trong trường hợp này, để giảm những cơn đau, chị em có thể dùng thuốc giảm đau theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Tuy nhiên, trong trường hợp như của bạn (trước đây không hề đau mà giờ đau nặng, uống thuốc giảm đau, chườm ấm không có tác dụng), cơn đau ở mức độ dữ dội và vô cùng khó chịu, lại kéo dài liên tục, thường xuyên thì bạn cần đi khám phụ khoangay càng sớm càng tốt. Bởi nguyên nhân có thể xuất phát từ niêm mạc tử cung (viêm hoặc lạc nội mạc tử cung).
Nếu thấy có bất kì dấu hiệu khác thường nào, chị em cần đi khám phụ khoa sớm (Ảnh minh họa: Internet)
Lạc nội mạc tử cung thường là nguyên nhân chủ yếu gây ra các cơn đau dữ dội như vậy và nó có thể dẫn đến vô sinh, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nhiều phụ nữ.
Bệnh lạc nội mạc tử cung có thể khó được phát hiện ở giai đoạn sớm nên dễ bị nặng hơn. Nguyên nhân là do nhiều phụ nữ nghĩ rằng đau trong kì kinh nguyệt là bình thường và không đi khám ngay lập tức. Thực tế, bệnh này có thể phát hiện sớm qua khám phụ khoa và nếu biết sớm sẽ có thể điều trị được, thậm chí có thể chữa khỏi. Vì vậy, nếu thấy bất kỳ dấu hiệu lạ hay sự khó chịu trong suốt chu kì kinh nguyệt, chị em cần đi khám càng sớm càng tốt.
Khám phụ khoa là việc quan trọng mà chị em nào khi có kinh nguyệt cũng nên thực hiện định kì 6 tháng hoặc 1 năm một lần. Điều này là hoàn toàn cần thiết vì nó giúp chị em biết được tình trạng sức khỏe của mình và những nguy cơ bệnh tật mà mình có thể mắc phải. Tuy nhiên, nếu thấy có các dấu hiệu bất thường hoặc các triệu chứng gây khó chịu trong người thì chị em cũng cần đi khám ngay để có biện pháp chữa trị kịp thời.
Video đang HOT
Bạn đừng ngại ngần mà chần chừ đi khám phụ khoa. Bạn đang trong độ tuổi sinh sản, vì vậy, cần giữ gìn sức khỏe sinh sản của mình tốt nhất. Hãy đến các cơ sở y tế chuyên sản phụ khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời nhé.
Chúc bạn sớm khỏi bệnh!
BS. Hoa Hồng
Theo Ttvn.vn (Afamily)
5 chữ 'không' cần nhớ trước khi khám phụ khoa
Khám phụ khoa là việc làm cần thiết để bảo đảm sức khỏe và khả năng sinh sản. Bạn cần làm việc này định kỳ và nhớ rõ 5 điều sau.
5 chữ 'không' dưới đây sẽ giúp bạn bảo đảm được quyền lợi của mình, có trải nghiệm tốt nhất và kết quả khám bệnh chính xác nhất khi khám phụ khoa.
1. Không nên khám phụ khoa khi
- Đang trong kỳ nguyệt san, vì máu kinh nguyệt có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm. Tốt nhất bạn nên đợi đến 3 ngày sau khi sạch kinh, và nên đi vào buổi sáng;
- Khi mới có quan hệ tình dục hoặc có sự thâm nhập vào âm đạo (chẳng hạn như dùng thuốc đặt) trong vòng 1-2 ngày;
- Khi có thực hiện thụt rửa, sử dụng sản phẩm vệ sinh vùng kín trong vòng 24 giờ, vì việc làm này sẽ gây khó khăn cho việc xác định các dấu hiệu bất thường. Thay vào đó, bạn chỉ cần dùng nước sạch để vệ sinh bên ngoài như bình thường là được;
- Khi không có danh sách câu hỏi muốn hỏi. Việc này tuy không làm ảnh hưởng đến kết quả khám nhưng sẽ khiến bản thân bạn lúng túng và không được giải đáp đủ những điều cần biết. Và ngược lại, để được giải đáp đủ, bạn cũng cần chuẩn bị sẵn câu trả lời cho một số câu hỏi cơ bản cần thiết của bác sĩ như ngày bắt đầu và kết thúc các chu kỳ của mình (3 chu kỳ gần nhất).
2. Không có sự chuẩn bị và lựa chọn phòng khám và bác sĩ uy tín, chất lượng
Việc làm này sẽ giảm thiểu nguy cơ bạn bị chẩn đoán sai, tiền mất tật mang, không chỉ thế còn có thể rơi vào nhiều tình huống không mong muốn.
Không vào phòng khám riêng với bác sĩ nam khi không có người thứ 3 (Ảnh minh họa: Internet)
3. Không biết quyền lợi của mình, chẳng hạn như
- Bạn có quyền từ chối nếu bác sĩ chưa hỏi về tình hình bệnh tật của bạn, chưa có sự giải thích rõ ràng và nhận được sự đồng ý mà đã yêu cầu bạn nằm lên giường để kiểm tra bộ phận sinh dục ngay;
- Bạn có quyền từ chối cởi toàn bộ trang phục trong quá trình khám (khi khám nửa trên, bạn vẫn có thể mặc nguyên quần/váy, và ngược lại). Và để bảo đảm điều này, bản thân bạn cần có sự chuẩn bị trang phục phù hợp, nên chọn quần áo rời, đơn giản;
- Bạn có quyền nêu ý kiến và nguyện vọng nếu cảm thấy không thoải mái và xấu hổ trong quá trình khám;
- Bạn có quyền từ chối trả lời các câu hỏi mang tính riêng tư, tế nhị, thậm chí có quyền tố cáo nếu thấy bị xúc phạm và làm nhục.
4. Không vào phòng khám riêng với bác sĩ nam khi không có người thứ 3 - có thể là bác sĩ, y tá hoặc người thân
Việc yêu cầu thêm người thứ 3 trong trường hợp này không chỉ vì vấn đề tâm lý tế nhị mà thật sự còn là quy trình khám bệnh chuẩn của Bộ Y tế.
Theo ThS. BS Nguyễn Đức Vinh, Vụ trưởng Vụ Sức khoẻ Bà mẹ & Trẻ em, Bộ Y tế, chia sẻ thêm: 'Nếu một mình bác sĩ, không thể loay hoay vừa khám, vừa sát trùng rồi lại cầm vào băng gạc, lấy dụng cụ. Như chúng tôi, bao giờ cũng có cán bộ bên cạnh để hỗ trợ đưa dụng cụ, lấy mẫu xét nghiệm...'
5. Điều không cuối cùng và cũng là quan trọng nhất, nghiêm trọng nhất đối với mọi phụ nữ là không đi khám phụ khoa
Dù nhiều người còn ngại ngùng nhưng các chuyên gia cho biết chúng ta cần phải bắt đầu đi khám phụ khoa trong tối đa 3 năm sau khi có quan hệ tình dục lần đầu tiên hoặc khi được 21 tuổi, tuỳ điều kiện nào đến trước. Đặc biệt bạn không chỉ cần khám mà còn cần khám thường xuyên hơn nếu:
- Tiền sử gia đình có bệnh ung thư;
- Có quan hệ tình dục không an toàn;
- Có bệnh lây qua đường tình dục;
- Có vấn đề bất thường như ra máu hoặc dịch âm đạo bất thường, đau nhiều trước và trong kỳ kinh, ngứa, đau bộ phận sinh dục...
- Có kết quả bất thường trong những lần khám trước.
Hãy chuẩn bị kỹ càng và đảm bảo đi khám định kỳ để được giải đáp những thắc mắc về chính cơ thể mình, xác định sớm các vấn đề, nếu có, để kịp thời được chữa trị hiệu quả, tránh để kéo dài thành những bệnh nặng ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh sản bạn nhé!
Theo Luna/Ttvn.vn (Afamily)
6 lưu ý bảo vệ vùng kín các chị em nên 'nằm lòng' Phụ nữ nên khám phụ khoa thường xuyên để bảo vệ &'vùng kín' luôn khỏe mạnh cho dù là họ đã có quan hệ tình dục hay chưa. Bác sĩ phụ khoa hàng đầu Ahmed Ismail, London, cho biết một âm đạo khỏe mạnh là một âm đạo không có mùi khó chịu và có các triệu chứng liên quan tới bệnh phụ...