Dấu hiệu cảnh báo bạn thiếu vitamin A
Thiếu hụt vitamin A có thể khiến bạn bị khô da, tăng nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp, vết thương lâu lành và khó thụ thai.
Da khô: Vitamin A đóng vai trò quan trọng trong việc sửa chữa da và kháng viêm. Dưỡng chất này cũng giúp loại bỏ nhiễm trùng trên da, ngăn tình trạng khô và tróc vảy. Sự thiếu hụt vitamin A có thể dẫn đến bệnh chàm và các tình trạng viêm da khác. Ảnh: Healthline.
Khô mắt: Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) , vitamin A là chất chống oxy hóa bảo vệ mắt, cải thiện niêm mạc và giác mạc. Nó hỗ trợ bảo vệ tế bào biểu mô tuyến lệ. Thiếu vitamin A có thể dẫn đến khô mắt, mù lòa, tổn thương giác mạc, quáng gà. Một trong những dấu hiệu đầu tiên của sự thiếu hụt là không có khả năng tiết nước mắt. Ảnh: Healthgrades.
Khó thụ thai, vô sinh: Vitamin A rất cần thiết cho khả năng sinh sản ở cả nam và nữ. Nếu bạn đang gặp khó khăn khi muốn mang thai, thiếu dưỡng chất này có thể là một trong những nguyên nhân. Lượng vitamin A thấp ở phụ nữ cũng có thể dẫn đến sẩy thai hoặc dị tật bẩm sinh. Ảnh: Womenshealth.
Tăng trưởng chậm ở trẻ nhỏ: Theo Healthline, cùng với vitamin D, vitamin A tham gia vào quá trình phát triển xương và sự tăng trưởng của cơ thể trẻ. Vì vậy, khi thiếu vitamin A, trẻ sẽ chậm lớn, còi cọc, suy dinh dưỡng. Ảnh: Lovingparents.
Video đang HOT
Nhiễm trùng đường hô hấp: Theo Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH), thiếu vitamin A có thể khiến sức đề kháng của cơ thể suy giảm. Khi đó, bạn dễ bị nhiễm trùng, nhiễm khuẩn, đặc biệt mắc các bệnh về đường hô hấp và tiêu hóa. Ảnh: Aarp.
Khả năng lành vết thương chậm: Vết thương không lành hẳn sau chấn thương hoặc phẫu thuật có thể liên quan đến lượng vitamin A thấp. Điều này do vitamin A thúc đẩy việc tạo ra collagen, thành phần quan trọng cho làn da khỏe mạnh. Ảnh: Medindia.
Mụn trứng cá: Có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của da và ngừa viêm, vitamin A có thể chống lại hoặc điều trị mụn trứng cá. Thiếu hụt vitamin A sẽ khiến da bị khô, tăng tiết dầu, dẫn đến hình thành mụn trứng cá. Ảnh: Hindustantimes.
Trẻ dưới 1 tuổi chưa thể uống thuốc, mẹ dùng ngay những loại rau củ hạt dễ tìm ngoài chợ để tẩy giun hiệu quả
Với trẻ dưới 1 tuổi chưa thể uống thuốc tẩy giun, mẹ có thể thay thế bằng các loại rau củ hạt dưới đây nhé.
Vì sao trẻ nhỏ dễ nhiễm giun?
Môi trường xung quanh mất vệ sinh ô nhiễm nguồn nước hoặc thực phẩm là nguyên nhân phổ biến để giun đường ruột xâm nhập vào cơ thể con người. Đặc biệt giun thường xuất hiện ở trẻ em bởi chúng thường xuyên tiếp xúc với đất cát; có thói quen gặm móng tay, đi chân trần không mang dép và chưa có ý thức trong vệ sinh cá nhân.
Nhiễm giun có thể không gây nên bất kỳ triệu chứng nào nhưng nếu để lâu dài có thể để lại nhiều hậu quả nặng nề đối với sức khỏe. Chẳng hạn như bé có thể bị còi cọc, chậm lớn, thiếu dinh dưỡng hoặc bị tắc ruột. Ở thể nặng, ấu trùng giun có thể xâm nhập vào máu và làm giảm thị lực hoặc dẫn đến chứng co giật.
Cách tẩy giun không dùng thuốc cho trẻ dưới 1 tuổi
Trẻ dưới 1 tuổi chưa thể uống thuốc tẩy giun. Do đó mẹ có thể áp dụng cách tẩy bằng các loại rau, củ, hạt dưới đây cũng khá hiệu quả.
Hạt bí ngô
Hạt bí ngô chứa hợp chất cucurbitacin, có khả năng trị giun, sán. Bạn có thể trộn 1 muỗng canh hạt bí ngô rang đã bóc vỏ và nghiền nát với 1 muỗng canh mật ong. Mẹ nên cho con ăn hỗn hợp này vào mỗi buổi sáng lúc đói bụng, liên tục trong 7 ngày để tăng hiệu quả tẩy giun.
Đu đủ
Quả đu đủ thường được sử dụng như vị thuốc tự nhiên vừa rẻ tiền, vừa dễ kiếm giúp hỗ trợ điều trị giun. Nhờ chứa lượng lớn hoạt chất dinh dưỡng, bao gồm chất chống oxy hóa, khoáng chất và vitamin, đu đủ có tác dụng tích cực trong việc loại bỏ giun sán và giun kim ở trẻ em.
Để điều trị giun kim, các bậc cha mẹ nên cho bé ăn đu đủ chín vào mỗi buổi sáng. Tốt nhất nên cho bé ăn khi bụng còn đói và ăn liên tục 3 - 5 ngày liền.
Lá mơ lông
Nước cốt lá mơ lông có tác dụng giúp hỗ trợ điều trị giun đũa hiệu quả. Nếu nghi ngờ phơi nhiễm giun, chỉ cần hái 50 gram lá mơ lông (mơ tím) đem rửa sạch và giã nát. Sau đó, vắt lấy nước cốt và cho thêm ít muối, hoàn tan đều và uống. Để tăng tác dụng điều trị, bệnh nhân nên uống nước lá mơ lông vào buổi sáng khi bụng còn trống rỗng. Nên uống liên tục 2 - 3 ngày sẽ giúp đào thải giun ra ngoài cơ thể.
Rau sam
Rau sam không chỉ có tác dụng làm mát gan, giải nhiệt mà còn hỗ trợ tẩy giun. Cha mẹ chỉ cần rửa sạch 50 gram rau sam tươi, rửa sạch và giã chung với ít muối. Cuối cùng vắt lấy nước cốt và cho bé uống mỗi ngày, ít nhất 3 - 5 ngày. Để bé uống dễ uống, các mẹ có thể thêm một ít đường, hòa tan và cho bé dùng.
Dầu dừa
Ngoài tính năng làm đẹp, dầu dừa còn biết đến với nhiều ứng dụng khác nhau đối với sức khỏe. Trong đó, chúng thường được sử dụng như bài thuốc tại nhà giúp điều trị giun kim.
Mẹ dùng dầu dừa thoa đều lên vùng hậu môn giúp ngăn chặn giun cái đẻ trứng ở khu vực này. Từ đó giúp làm giảm lượng giun kim sinh sản, cải thiện bệnh. Ngoài ra, để trị giun kim, mẹ cũng có thể cho con uống 1 muỗng dầu dừa vào mỗi buổi sáng nếu không bị dị ứng.
Trẻ có 4 đặc điểm này chứng tỏ dạ dày, lá lách đều khoẻ mạnh, mẹ không phải lo đến vấn đề dinh dưỡng Chỉ cần quan sát thể trạng của bé, mẹ có thể biết dạ dày, lá lách của bé có tốt hay không. Sinh con ra, mẹ nào cũng mong muốn con mình khoẻ mạnh, hay ăn chóng lớn. Muốn được như vậy, lá lách, dạ dày của bé phải hoạt động tốt. Lá lách và dạ dày là 2 cơ quan quan trọng...