Dấu hiệu cảnh báo bạn đang bị suy tim cấp
Suy tim cấp là tình trạng nặng, các triệu chứng có thể đột ngột hoặc tăng dần khiến người bệnh phải nhập viện cấp cứu.
Theo TS.BS Phạm Minh Tuấn, Viện Tim mạch, Bệnh viện Bạch Mai, suy tim là tình trạng bệnh lý, trong đó tim không đủ khả năng đáp ứng nhu cầu oxy cho các hoạt động của cơ thể.
Dựa vào diễn biến của bệnh, suy tim được chia thành hai thể là suy tim cấp và suy tim mạn tính.
Suy tim cấp nguy hiểm như thế nào?
“Suy tim cấp có thể là mới xuất hiện hoặc đợt tiến triển nặng lên của suy tim mạn tính (gọi là đợt cấp mất bù của suy tim). So với đợt cấp mất bù suy tim, suy tim cấp mới khởi phát có tỷ lệ tử vong khi nhập viện cao hơn. Tuy nhiên, tỷ lệ tử vong sau khi xuất viện và tái nhập viện thấp hơn”, TS Minh Tuấn nói.
Ông cũng cho hay suy tim cấp là nguyên nhân hàng đầu nhập viện ở những người bệnh trên 65 tuổi, tỷ lệ tử vong khi nhập viện 4-10%, tỷ lệ không qua khỏi một năm sau xuất viện lên đến 25-30%.
Suy tim cấp là nguyên nhân hàng đầu nhập viện ở những người bệnh trên 65 tuổi. Ảnh: Shutterstock.
Người bệnh suy tim cấp cần được đánh giá chính xác, khẩn trương nhằm khởi động kịp thời các biện pháp điều trị tích cực, bao gồm liệu pháp đường tĩnh mạch ( thuốc vận mạch, lợi tiểu, tăng co bóp cơ tim…) hoặc hỗ trợ cấp cứu tim mạch chuyên sâu.
Các dấu hiệu của bệnh suy tim cấp
Video đang HOT
Theo TS.BS Phạm Minh Tuấn, tùy thuộc vào bệnh cảnh, suy tim cấp có thể có các biểu hiện khác nhau:
Suy tim cấp mới xuất hiện
Triệu chứng khởi phát nhanh, cơ tim không đủ thời gian để thích nghi. Vì thế, các biểu hiện thường rầm rộ, người bệnh có thể nhanh chóng tiến triển đến tình trạng suy hô hấp cấp, sốc tim.
Người mệt mỏi, khó thở, thở nhanh, xảy ra ở nhiều mức độ. Nếu tình trạng suy tim nặng, người bệnh khó thở liên tục, vật vã, kích thích, ngồi dậy để thở, cảm giác thiếu oxy như “chết đuối trên cạn”, gọi là cơn phù phổi cấp.
Ý thức có thể vật vã kích thích hoặc lơ mơ khi tình trạng thiếu oxy não nghiêm trọng. Chân tay lạnh ẩm, nổi vân tím toàn thân. Huyết áp khó đo, bắt mạch nhanh nhỏ.
Các triệu chứng này sau khi điều trị thuốc theo đơn có thể thuyên giảm hoặc mất đi.
Đợt cấp suy tim mạn tính
Người bệnh có thể thấy khó thở tăng lên, khả năng gắng sức giảm đi so với thường ngày, mệt nhiều lên thậm chí khi nghỉ ngơi. Phù hai chân, trắng, mềm, đôi lúc kín đáo như đi dép, đi tất thấy chật hơn, diễn biến tăng dần. Đi tiểu ít đi. Ho khan, đặc biệt khi thay đổi tư thế, cảm giác tức nặng ngực do tràn dịch màng phổi.
Phù hai chân, trắng, mềm, đôi lúc kín đáo như đi dép, đi tất thấy chật hơn, diễn biến tăng dần. Ảnh minh họa: Healthgrades.
Ngoài ra, cân nặng có thể thấy tăng nhanh chóng, nếu tăng trên 2 kg trong vòng 1 tuần là dấu hiệu cảnh báo cần phải đi khám ngay. Người bệnh còn có thể thấy đầy bụng, bụng trướng, ăn uống kém, buồn nôn.
Nếu tình trạng nặng lên, xuất hiện khó thở liên tục, không nằm được đầu bằng, phải kê cao gối, thậm chí đang ngủ phải ngồi dậy để thở. Người bệnh cũng có thể thấy chân tay lạnh, nổi vân tím khi tim suy quá nặng dẫn đến huyết áp tụt và không đảm bảo tưới máu cho các cơ quan.
Biểu hiện suy hô hấp nặng, phù phổi cấp như đã mô tả trên sẽ xảy ra nếu không được can thiệp y tế kịp thời. Các triệu chứng này có thể do nhiễm trùng, sốt, đau ngực trái, hoặc đo thấy huyết áp tăng cao, đường máu cao.
Khi có dấu hiệu gợi ý suy tim cấp, người bệnh tuyệt đối không tự điều chỉnh các thuốc đang dùng, có thể dẫn đến nguy hiểm tính mạng. Người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế gần nhà để được đánh giá các dấu hiệu nguy hiểm của suy tim cấp nhằm can thiệp kịp thời, cũng như có điều trị đặc hiệu nguyên nhân bệnh.
Vết loét nhỏ khiến người phụ nữ nguy kịch
Có triệu chứng khó thở, người phụ nữ bất ngờ nhận kết quả bị tràn dịch màng phổi, viêm phổi do mắc sốt mò.
Người phụ nữ 69 tuổi, ngụ Hà Nội, bị tăng huyết áp nhiều năm. Sau một tuần mệt mỏi, ho nhưng tự điều trị không đỡ, khó thở tăng dần, bà đến phòng khám tư kiểm tra. Kết quả chụp CT cho thấy bà bị viêm phổi - tràn dịch màng phổi 2 bên.
Bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện Đại học Y Hà Nội với vết loét hoại tử khô, kích thước 1x2 cm ở vùng nách trái, nghi ngờ sốt mò.
Vết loét trên cơ thể người phụ nữ. Ảnh: BVCC.
Sau 2 ngày điều trị, bệnh vẫn cải thiện chậm, tình trạng hô hấp tiếp tục xấu đi, toan hóa máu nặng. Người bệnh được chuyển đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng, phải thở máy.
Trong quá trình điều trị tại đây, bệnh nhân được chẩn đoán sốc nhiễm khuẩn, viêm phổi có tràn dịch màng phổi, suy thận cấp, suy tim, rung nhĩ. Tình trạng bệnh nhân rất nặng, phải duy trì các thuốc vận mạch, các thuốc kháng sinh và điều trị lọc máu liên tục.
Sau 5 ngày điều trị, tình trạng bệnh nhân có cải thiện rõ, các cơ quan dần hồi phục.
Theo ThS.BS Đồng Phú Khiêm, Phó trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, đơn vị này thường xuyên tiếp nhận và điều trị các ca sốt mò. Các trường hợp thường là ở giai đoạn nặng, suy đa tạng, điều trị hồi sức rất khó khăn và tốn kém.
Sốt mò là bệnh truyền sang người qua côn trùng trung gian là ấu trùng mò. Người bị nhiễm bệnh khi bị ấu trùng mò đốt.
Mò và ấu trùng ưa sống ở nơi đất xốp, ẩm mát trong các khe hang, ven bờ sông suối, nơi râm mát có bụi rậm và cây thấp có quả hạt để chờ thú nhỏ, gặm nhấm lui tới.
Người có thể bị đốt nếu đi phát rẫy làm nương; bộ đội đi dã ngoại; ngồi, nằm nghỉ, trên bãi cỏ, để mũ nón buộc võng vào gốc cây... Lúc đầu, nơi ấu trùng mò đốt thường có một nốt phỏng nước bằng hạt đỗ, không đau, bệnh nhân thường không chú ý.
Sau thời gian ủ bệnh từ 8 đến 12 ngày, bệnh khởi phát với những triệu chứng sốt cao liên tục, đau nhức đầu, đau mỏi cơ, xuất hiện vết loét đặc trưng.
Những vết này thường xuất hiện ở vùng da mềm, ẩm, như bộ phận sinh dục, vùng hạ nang, hậu môn, bẹn, nách, cổ... đôi khi ở vị trí bất ngờ trong vành tai rốn, mi mắt (dễ nhầm với lẹo mắt). Nốt loét thường không đau, không ngứa, hình tròn/bầu dục, đường kính 1 mm đến 2 cm.
Nốt phỏng ban đầu phát triển dần thành dịch đục trên một nền sẩn đỏ. Sau 4-5 ngày thì vỡ ra thành một nốt có vẩy nâu nhạt hoặc sẫm tùy vào vùng da mềm hay cứng và độ non hay già của nốt loét.
Sau một thời gian, vẩy bong để lộ nốt loét đáy nông, hồng nhạt, không mủ, không tiết dịch, bờ viền hồng đỏ hoặc thâm tùy theo bệnh đang phát triển hay đã lui. Từ khi hết sốt, nốt loét liền dần, nốt loét gặp ở 65-80% các trường hợp.
Bác sĩ Khiêm nhấn mạnh một số bệnh nhân có thể có nổi hạch gần vết loét, phát ban trên da. Trong trường hợp bệnh được chẩn đoán điều trị sớm (5 ngày đầu), kết quả điều trị sẽ rất thuận lợi. Nếu điều trị muộn hoặc điều trị không phù hợp, có thể có biến chứng nặng như viêm cơ tim, sốc nhiễm khuẩn, viêm phổi, suy hô hấp, viêm não - màng não.
Cạo gió và những sai lầm cần tránh Nếu không cẩn thận, việc cạo gió có thể gây tổn thương cho da, làm bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn, thậm chí dẫn đến các biến chứng Cạo gió là một phương pháp trị liệu lâu đời trong y học cổ truyền Việt Nam. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ và thực hiện đúng phương pháp này. Hỗ trợ...