Dấu hiệu cảnh báo bạn đã bị bệnh gút
Nếu có những dấu hiệu dưới đây, bạn cần đi khám bác sĩ để phát hiện và điều trị kịp thời, tránh được những biến chứng nguy hiểm của bệnh gút.
Dấu hiệu cảnh báo bạn đã bị bệnh gút.
Dấu hiệu cảnh báo bạn đã bị bệnh gút
Bệnh gút thường gặp ở nam giới và ngày càng trở nên phổ biến do đời sống và nhu cầu ăn uống ngày càng được nâng cao.
Có thể nói, chỉ số acid uric là chỉ số quyết định trong việc chẩn đoán một bệnh nhân có bị bệnh gút hay không và mức độ nguy hiểm của bệnh đang ở giai đoạn nào.
Ban đầu, nồng độ acid uric trong máu tăng cao tuy nhiên chưa xuất hiện các triệu chứng, chưa xuất hiện các cơn gút cấp. Giai đoạn này thường gọi là “tăng acid uric máu”, chưa phải gút. Tuy nhiên, khi lượng acid uric trong máu tăng cao kéo dài sẽ lắng đọng tinh thể urat ở các khớp gây ra các đợt viêm khớp cấp hay còn gọi là cơn gút cấp. Khi đó, tăng acid uric máu đã tiến triển thành bệnh gút.
Video đang HOT
Khi có tăng acid uric máu, chúng ta nên bắt đầu cảnh giác với bệnh gút và nên quan tâm hơn đến chỉ số này kể cả khi chưa xuất hiện cơn gút cấp.
Nên đi kiểm tra acid uric 2 – 3 tháng/lần.
Cần đi khám khi có những triệu chứng cảnh báo bệnh gút
Khi có các triệu chứng như nóng, đau, sưng va rất mềm ở một số khớp nào đó, thường là ngón chân cái, có thể bạn đã bị bệnh gút. Cơn đau thường xảy ra vào ban đêm và nhiều đến mức chỉ cần tấm ga trải giường chạm nhẹ vào cũng đau đến mức độ không chịu nổi. Sự khó chịu này tăng nhanh chóng, kéo dài tới mấy giờ trong đêm rồi giảm trong vòng 2-7 ngày sau đó. Khi cơn gút giảm, lớp da quanh khớp bị đau và có thể tróc ra hay ngứa.
Ngoài sự khó chịu ở các khớp, khi quan sát các khớp bị bệnh da rất đỏ hoặc hơi tím quanh khớp bị đau, có vẻ bị nhiễm trùng. Người bệnh có thể bị sốt, khó cử động.
Tốt nhất, để phát hiện, phòng ngừa và điều trị bệnh gút hiệu quả, bạn nên đi khám để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Theo Phương Vũ
Gia đình Online
Những đồ uống tốt cho người bị gút
Những đồ uống dưới đây vừa ngon, vừa tốt cho người bị bệnh gút.
Có nhiều cách thức để hạ nồng độ acid uric - thủ phạm các cuộc tấn công của bệnh gút, bằng chế độ ăn uống đúng.
Nước ép dứa
Kết hợp ly nước thơm với ly sữa tách kem và 4-5 cục đá. Thêm 1 muỗng cà phê đường và trộn đều trong máy xay sinh tố sau đó uống lạnh.
Nước dâu tây
Pha trộn chén dâu tây xắt nhỏ trong một máy xay sinh tố rồi để riêng một bên. Cho chén sữa chua và 1/2 chén sữa vào máy xay sinh tố trong 10 giây. Sau đố, đổ dâu vào hỗn hợp trên trộn đều, thêm đường cho vừa ăn. Hạt hạnh nhân nướng xắt nhỏ cho lẫn vào và uống lạnh.
Sữa tách bơ
Cho 200 ml sữa tách bơ vào một máy trộn, cho thêm vài lá bạc hà, lá rau mùi. Thêm muỗng cà phê bột thì là và muối vừa ăn. Đồ uống này dùng khi lạnh sẽ ngon hơn.
Dưa chuột mát
Bỏ hạt của 2 trái dưa chuột cỡ trung bình và cho vào máy xay sinh tố và xay cho đến khi dưa chuột biến thành một chất lỏng. Sau đó thêm sữa chua khoảng chén, một vài lá bạc hà, nước cốt chanh trộn đều và uống lạnh
Nước chanh mật ong, bạc hà
Vắt lấy nước ép của 3 quả chanh, thêm lá bạc hà nghiền nát, thêm 1 chút muối cùng mật ong bạn sẽ có 1 thứ nước mát, thơm.
Theo Phương Vũ
Gia đình Online
Lá vối hỗ trợ điều trị bệnh gút Cây vối có tên khoa học là Cleistocalyx operculatus, thuộc họ sim (Myrtaceae), là loại cây mọc nhiều ở nhiệt đới. Ảnh minh họa. Hỏi: Tôi bị bệnh gút từ lâu, thấy có người nói dùng lá vối có thể hỗ trợ điều trị bệnh, xin hỏi đúng không? - Nguyễn Văn Huân (Nam Định). TS Đoàn Minh Thụy, Học viện Y dược...