Dấu hiệu cảnh báo bạn bị ung thư tinh hoàn, ai đang có một trong những triệu chứng này hãy đi khám ngay!
Sờ một bên tinh hoàn to hơn bình thường hoặc có khối u cứng, đau tức nặng vùng hạ vị hay bẹn bìu, có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư tinh hoàn.
Những dấu hiệu của ung thư tinh hoàn
Ảnh minh họa.
Đây là một trong những triệu chứng ban đầu của ung thư tinh hoàn. Sự nặng nề hoặc đau đớn trong bìu là điều mà bạn không bao giờ được bỏ qua. Đây là một trong những triệu chứng ban đầu của ung thư tinh hoàn.
Thông thường chất dịch có trong bìu là bình thường. Bạn nên chú ý đến chất lỏng nếu chúng kéo dài hơn 7 ngày. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự tích tụ bất thường chất lỏng có thể là một phản ứng cho một khối u tinh hoàn.
Người đàn ông có các triệu chứng ung thư tinh hoàn cũng có thể có sự đau nhức đầu vú hoặc thậm chí tăng trưởng lớn hơn bình thường. Một khối u trong tinh hoàn có thể tạo ra một protein dẫn tới các phản ứng ở núm vú của nam giới.
Đau ngực
Đau lưng dưới, khó thở, đau ngực, và đờm lẫn máu hoặc đờm có thể là triệu chứng của giai đoạn sau ung thư tinh hoàn, nhưng nhiều bệnh khác cũng có thể gây ra các triệu chứng này.
Video đang HOT
Sưng một hoặc cả hai chân hoặc khó thở có thể là triệu chứng của ung thư tinh hoàn. Một cục máu đông trong tĩnh mạch lớn được gọi là huyết khối tĩnh mạch sâu. Một cục máu đông trong động mạch ở phổi được gọi là thuyên tắc phổi và gây khó thở. Đối với một số đàn ông trẻ hoặc trung niên, phát triển một cục máu đông có thể là dấu hiệu đầu tiên của ung thư tinh hoàn.
Thay đổi hình dạng của tinh hoàn
Một trong những triệu chứng ban đầu của ung thư tinh hoàn là sự thay đổi hình dạng tinh hoàn. Hơn nữa, nếu bạn thấy một số bất thường nổi lên hoặc sưng trong tinh hoàn, bạn phải gặp bác sĩ ngay.
Đau âm ỉ ở bụng dưới hay bẹn
Đau hoặc khó chịu, có thể sưng, trong một tinh hoàn hay bìu. Đau có thể được gây ra bởi nhiều điều kiện khác nhau, bao gồm nhiễm trùng, chấn thương, xoắn, và ung thư. Nhiễm trùng tinh hoàn được gọi là viêm tinh hoàn. Nhiễm trùng mào tinh được gọi là viêm mào tinh hoàn. Nếu nhiễm trùng nghi ngờ, bệnh nhân có thể sử dụng thuốc kháng sinh.
Nguyên nhân dẫn đến ung thư tinh hoàn
Có thể do một vài tác động từ bên ngoài môi trường bạn đang sống như vận động thể dục thể thao cũng có thể tác động quá mạnh vào tinh hoàn gây tổn thương.
Các tế bào bất thường trong tinh hoàn (ung thư tinh hoàn): sự phân chia tế bào quá quy trình ban đầu vốn có của nó, tạo các mô tế bào gây ung thư.
Trong tinh hoàn chứa rất nhiều canxi. Nếu lạm dụng quan hệ tình dục hay thủ dâm quá mức cũng gây ra tình trạng thiếu hụt canxi. Một số triệu chứng của thiếu hụt canxi trong tinh hoàn có thể gây đau mỏi lưng.
Một số bằng chứng cho thấy nam giới bị nhiễm virus suy giảm miễn dịch ở người (HIV), đặc biệt là với những người có AIDS, có nguy cơ cao mắc ung thư tinh hoàn. Ngoài virus HIV ra, không có loại virus nào được chứng minh là làm tăng nguy cơ ung thư tinh hoàn.
Theo Phunutoday
Ung thư tinh hoàn: Ngại khám nên khó chữa
Ung thư tinh hoàn là một trong những ung thư hay gặp nhất ở nam giới từ 15 đến 35 tuổi, chiếm khoảng 1% tổng các loại ung thư ở nam giới ở mọi lứa tuổi. Nhiều người bệnh bị ung thư tinh hoàn giai đoạn trễ đã di căn mà không có bất kỳ triệu chứng nào.
Bác sĩ tư vấn cho bệnh nhân bị ung thư tinh hoàn
Ngại đi khám vì bệnh chỗ "nhạy cảm"
Mới đây, BV Đại học Y Dược TPHCM tiếp nhận bệnh nhân Huỳnh Văn T. (25 tuổi, ngụ tại TPHCM) đi kiểm tra sức khỏe vì thấy ho chút ít và không có triệu chứng gì khác. Khi làm các xét nghiệm kiểm tra thì bác sĩ phát hiện nam thanh niên này có rất nhiều nốt trên phổi - hình ảnh điển hình của ung thư từ một cơ quan khác di căn đến phổi.
Ths.BS. Nguyễn Như Vinh, Trưởng khoa Thăm dò chức năng hô hấp - BV Đại học Y Dược TPHCM cho biết, khi có dấu hiệu như vậy thì bác sĩ cần phải tìm kiếm bộ phận nào trong cơ thể bị ung thư (gọi là ổ nguyên phát) dẫn đến di căn đến phổi. Các bộ phận bị ung thư di căn đến phổi thường hay gặp là vú (ở phụ nữ), tinh hoàn (ở nam giới), đại tràng, thận, vòm hầu, xương, tuyến giáp...
Người bệnh này có kết quả các xét nghiệm tổng quát (bao gồm xét nghiệm máu, siêu âm bụng, xét nghiệm nước tiểu) bình thường và có sức khoẻ tương đối tốt nên bác sĩ lưu ý đến các cơ quan thường bị bỏ sót trong quá trình khám và xét nghiệm tổng quát là tinh hoàn.
Khi hỏi về các triệu chứng ở tinh hoàn, người bệnh cho biết hiện tại không có gì bất thường, ngoại trừ trước đó vài tháng có bị sưng tinh hoàn phải, sau đó tự hết. Khi khám tinh hoàn phải, BS Vinh phát hiện khối u cứng, không sưng đau. Vì không gây đau nên người bệnh đã không đi khám trong một thời gian tương đối dài. Đây chính là lý do ung thư tinh hoàn có thời gian di căn lên phổi.
TS.BS. Nguyễn Hoàng Đức, Trưởng khoa Tiết niệu - BV Đại học Y Dược TPHCM cho biết, vấn đề cần lưu ý ở trường hợp này là mặc dù phát hiện có bất thường ở bìu từ trước nhưng do chủ quan nên người bệnh không đi khám, và ngay cả khi đi khám vẫn không nói với bác sĩ về bất thường này.
Lý do có thể là người bệnh cho rằng triệu chứng như vậy là bình thường nhưng phần lớn hơn là khi bị bệnh ở những chỗ nhạy cảm như bộ phận sinh dục sẽ khiến người bệnh ngại đi khám hay ngại khai bệnh với bác sĩ. Những thanh niên từ 15-35 tuổi có nguy cơ bị ung thư tinh hoàn nhiều nhất lại là những người còn quá trẻ nên rất ngại khi khám vùng nhạy cảm này. Đây là nhóm đối tượng rất cần chú ý bất thường ở vùng tinh hoàn.
Phát hiện trễ, điều trị khó
TS BS. Nguyễn Hoàng Đức cho biết, các yếu tố nguy cơ của bệnh bao gồm tinh hoàn lạc chỗ - tinh hoàn còn nằm trong ổ bụng không xuống đến bìu và người bệnh chỉ thấy có 1 tinh hoàn còn bên kia không có, bất thường bẩm sinh về hệ tiết niệu sinh dục (thận, dương vật) và có tiền căn gia đình có người bị ung thư tinh hoàn.
Các biểu hiện của bệnh như có cục cứng chỗ bìu, đôi khi có cảm giác đau hay khó chịu vùng bìu hay bìu lớn lên bất thường. Một số người bệnh có cảm giác đau vùng bụng dưới, lưng hay bẹn. Nếu phát hiện trễ khi ung thư đã di căn đến nơi khác thì tuỳ nơi di căn sẽ có các biểu hiện triệu chứng của cơ quan đó như ho, khó thở khi di căn đến phổi; đau bụng, nôn ói khi di căn đến dạ dày, đau nhức xương nếu di căn đến xương, yếu liệt, nhức đầu hay hay hôn mê nếu di căn lên não....
Về diễn tiến nếu phát hiện sớm khi ung thư còn nằm tại tinh hoàn mà chưa di căn đến nơi khác thì có thể chữa khỏi hoàn toàn. Nếu phát hiện trễ thì tế bào ung thư sẽ di căn đến nhiều cơ quan khác và khi đó việc điều trị sẽ khó khăn hơn, tuy nhiên ung thư tinh hoàn di căn xa vẫn còn khả năng chữa khỏi cao hơn rất nhiều so với các loại ung thư khác khi đã di căn.
TS BS. Nguyễn Hoàng Đức lưu ý ung thư tinh hoàn không có triệu chứng ban đầu rõ ràng nên khiến người bệnh không chú ý hoặc chủ quan cho rằng khối cứng nhỏ ở tinh hoàn không có gì nghiêm trọng nên không đi khám.
Nhiều người bệnh và nhân viên y tế thường nghĩ rằng ung thư chỉ xuất hiện ở người có tuổi (từ trung niên trở lên) nên ít nghi ngờ ở người trẻ tuổi. Qua trường hợp người bệnh 25 tuổi này, BS Đức khuyến cáo nếu các bạn trẻ thấy có gì bất thường dù không thấy các dấu hiệu gì bất thường cũng nên khi khám để bác sĩ theo dõi. Khám sức khoẻ định kỳ là một phương pháp tốt để phát hiện sớm các bất thường của cơ thể và từ đó đi tìm nguyên nhân để điều trị trong đó có cả nguyên nhân ung thư.
Các ung thư phát hiện sớm qua thăm khám định kỳ luôn có kết quả điều trị tốt hơn các ung thư được phát hiện trễ khi người bệnh đi khám với triệu chứng rõ ràng (như khối u đã to gây ra các triệu chứng do khối u đó chèn ép các cấu trúc xung quanh, xâm lấn vào các cấu trúc xung quanh hay di căn đến các cơ quan khác).
"Người dân nên đi khám định kỳ mỗi 1- 2 năm một lần để phát hiện bệnh sớm nhằm đạt được hiệu quả điều trị cao nhất. Các bạn nam trẻ tuổi nên tự khám cơ quan sinh dục của mình và nếu thấy bất thường nên đi khám và không nên ngại ngần trao đổi với bác sĩ về vấn đề này", BS Đức khuyến cáo.
Ung thư tinh hoàn có thể chữa khỏi
Ung thư tinh hoàn là một trong những loại ung thư có thể chữa khỏi. Tỷ lệ sống sót sau 5 năm của ung thư tinh hoàn là 95% (nghĩa là nếu có 100 người bị ung thư tinh hoàn thì khi được điều trị sẽ có 95 người còn sống sau 5 năm). Nếu so với một số bệnh ung thư khác như ung thư phổi tỷ lệ sống sau 5 năm là 1% - 49% hay ung thư dạ dày là 4% - 71% tuỳ theo giai đoạn thì thấy rằng ung thư tinh hoàn tương đối nhẹ hơn nhiều.
Theo PNSK
7 bệnh ung thư quý ông dễ mắc nhất Thường xuyên hút thuốc lá, uống bia rượu cùng cách sinh hoạt không ổn định khiến nhiều quý ông phải đối mặt với vô số những căn bệnh nguy hiểm, đặc biệt là cả hàng dài danh sách các bệnh ung thư có thể tấn công cánh mày râu bất cứ lúc nào. ảnh minh họa Ung thư tuyết tiền liệt Ung thư...