Dấu hiệu, cách phòng suy dinh dưỡng thấp còi cho trẻ
Trẻ cần dùng đa dạng thực phẩm, ăn đủ độ đặc theo lứa tuổi, tăng cường sữa… để tránh thiếu hụt dưỡng chất, không đủ năng lượng trong thời gian dài.
Thạc sĩ, bác sĩ Trần Thị Hồng Loan (nguyên Trưởng khoa Dinh dưỡng Cộng đồng Trung tâm Dinh dưỡng TP HCM, Chuyên gia Dinh dưỡng Cấp cao NutiFood) phân tích dấu hiệu cho thấy trẻ có nguy cơ suy dinh dưỡng, thấp còi và cách phòng chống.
Khoa học đã chứng minh, chiều cao, cân nặng và bộ não của trẻ có đạt chuẩn hay không, được quyết định phần lớn trong những năm đầu đời. Nếu trẻ bị suy dinh dưỡng, thấp còi, hay chậm tăng trưởng trong giai đoạn này thì sau đó dù có nỗ lực chăm sóc trẻ đến đâu cũng khó có thể bù đắp lại được.
Tình trạng suy dinh dưỡng là hệ quả của rất nhiều nguyên nhân mà quan trọng nhất là do bé không nhận đủ năng lượng và các dưỡng chất cần thiết trong thời gian dài. Cách duy nhất để biết bé có tăng cân chậm hay không là kiểm tra cân nặng định kỳ hàng tháng đối với trẻ dưới ba tuổi và hàng quý đối với trẻ lớn hơn. Cân nặng theo tuổi hoặc cân nặng theo chiều cao nếu thấp hơn mức chuẩn trung bình theo giới tính tức là bé đã chậm tăng cân.
Thông thường, trẻ khi sinh ra nặng 3-3,3kg, trong ba tháng đầu sau sinh sẽ tăng trung bình mỗi tháng 800g-1kg. Từ tháng thứ tư đến tháng thứ sáu, trung bình mỗi tháng, trẻ sẽ tăng khoảng 500-600g. Từ tháng thứ bảy đến 12 tháng tuổi, mỗi tháng trẻ tăng trung bình khoảng 300-400g. Sau một tuổi, trẻ tăng cân ít hơn khoảng 200-250g mỗi tháng.
Phụ huynh đừng để trẻ chậm tăng cân kéo dài gây suy dinh dưỡng thấp còi.
Ở những đứa trẻ chậm tăng cân thường không đạt được những mốc tiêu chuẩn đó. Khi cân nặng không đạt chuẩn, sau một vài tháng, tăng trưởng chiều cao bị chậm lại và bé sẽ có nguy cơ bị suy dinh dưỡng thấp còi. Mẹ cần có giải pháp giúp bé đuổi kịp đà tăng trưởng bằng những cách dưới đây:
Ăn đủ chất, đa dạng và tăng thêm lượng dầu mỡ bơ
Bữa ăn của trẻ cần có đủ bốn nhóm gồm chất đạm (thịt, trứng, cá, tôm…), chất bột đường (cơm, mì, nui, bột…), chất béo (dầu, mỡ, bơ) và nhóm rau củ quả để cung cấp chất xơ, vitamin và khoáng chất.
Video đang HOT
Mẹ nên tập cho trẻ ăn cả xác thịt hoặc cá, ăn đa dạng, thay đổi các loại thực phẩm trong bữa ăn. Bé cần được tăng thêm lượng dầu, mỡ hoặc bơ vì nhóm chất béo này cung cấp năng lượng cao hơn gấp đôi so với nhóm đạm và tinh bột.
Chế độ ăn đủ chất góp phần hạn chế tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ.
Tăng số lần và số cữ sữa
Phụ huynh cần tăng lên năm đến sáu bữa cho bé mỗi ngày gồm hai đến ba bữa bột, cháo hoặc cơm kèm nhiều cữ sữa. Nếu bé ăn số lượng ít mỗi bữa dù đã cố gắng dỗ dành thì lưu ý bố mẹ không ép bé ăn mà nên kết thúc bữa ăn trong vòng 30 phút. Ngay sau đó, bạn có thể cho con ăn thêm sữa chua, phô mai, bánh flan, chuối… hoặc uống thêm sữa.
Ngoài các bữa ăn, cần bổ sung thêm cho bé các loại sữa giàu dinh dưỡng. Lựa chọn sản phẩm sữa của những thương hiệu uy tín với công thức giàu năng lượng, giàu dưỡng chất, dễ tiêu hóa hấp thu và nhất là ngon miệng giúp trẻ uống đủ lượng sữa cần thiết để nhận được nhiều dưỡng chất và tăng cân nhanh.
Mẹ có thể cho trẻ uống thêm sữa nếu trẻ ăn quá ít trong các bữa ăn.
Cho bé ăn đủ độ đặc theo tuổi
Bố mẹ cần tập cho bé ăn đặc dần và thô dần sau sáu tháng tuổi. Tránh cho trẻ ăn bột hoặc cháo loãng kéo dài gây thiếu hụt năng lượng. Ăn cháo xay kéo dài làm còn làm trẻ ngán, không tập nhai và lâu ngày dẫn đến biếng ăn, thiếu chất.
Mẹ cũng đừng quên tạo cho trẻ bầu không khí ăn uống vui vẻ, tẩy giun cho trẻ định kỳ khi trẻ hai tuổi trở lên để giúp trẻ ăn ngon miệng và hấp thu dưỡng chất tốt hơn. Nếu phát hiện trẻ bị đứng cân trong hai đến ba tháng liên tiếp, hãy nhanh chóng đưa trẻ đến bác sĩ để được tư vấn và điều trị sớm.
Thạc sĩ, bác sĩ Trần Thị Hồng Loan
Theo VNE
3 thói quen gây hại cho trẻ trước khi ngủ khiến con lùn hơn các bạn
Bất kỳ bố mẹ nào cũng mong muốn con mình có chiều cao tốt. Tuy nhiên, có thể vì vô tình mà nhiều bố mẹ lại có cách chăm sóc, nuôi dưỡng con phản tác dụng. Điều này ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của trẻ.
Cho bé ăn trước khi đi ngủ không những làm hỏng lá lách và dạ dày mà còn khiến trẻ tích tụ thức ăn, ảnh hưởng đến giấc ngủ và cản trở sự bài tiết hormone tăng trưởng. (Ảnh minh họa).
Những thói quen xấu dưới đây khiến cho bé yêu của bạn thấp lùn, nhẹ cân và ngày càng kém phát triển so với bạn bè cùng trang lứa:
Cho bé ăn trước khi đi ngủ
Nhiều bậc bố mẹ thích cho trẻ ăn vào buổi tối muộn, trước khi đi ngủ. Bố mẹ nghĩ rằng ăn vào thời gian này sẽ khiến trẻ không bị đói bụng khi ngủ, ngủ ngon hơn, ngoài ra các bữa trong ngày có thể trẻ không ăn nhiều nên muốn bổ sung thêm một bữa vào thời gian này.
Tuy nhiên, điều này sẽ ảnh hưởng đến lá lách và dạ dày, khiến các bộ phận này không được nghỉ ngơi vào ban đêm. Nó không những làm hỏng lá lách và dạ dày mà còn khiến trẻ tích tụ thức ăn, ảnh hưởng đến giấc ngủ và cản trợ sự bài tiết hormone tăng trưởng.
Ngủ có giờ giấc
(Ảnh minh họa).
Việc chăm sóc trẻ có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, điều này dễ dẫn đến tình trạng bạn đặt bé ngủ ở mọi nơi trong nhà như phòng khách, phòng ngủ của ba mẹ, xe đẩy, xe hơi, ghế sofa...
Hành động này không chỉ khiến bé ngủ không ngon mà còn làm gián đoạn sự liên kết của bé với phòng ngủ của mình. Nó sẽ khiến giấc ngủ chính của bé không ngon, gây khó khăn trong việc vận chuyển dinh dưỡng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự tăng trưởng của trẻ.
Do đó, đây là một thói quen không tốt khi cho bé đi ngủ mà bạn nên tránh. Bạn nên cố gắng cho bé ngủ ở trong phòng ngủ của bé cho dù là giấc ngủ ban ngày.
Bật đèn ngủ
Nhiều gia đình thích bật đèn khi ngủ bởi nó sẽ giúp họ chủ động hơn khi thức dậy vào ban đêm, nhưng bố mẹ thường không nghĩ rằng nó cũng ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ.
Ánh sáng vào ban đêm sẽ làm hỏng lá lách, dạ dày của trẻ và ảnh hưởng trực tiếp đến sự tăng trưởng, phát triển chiều cao của trẻ.
Theo Công lý & Xã hội
Mách bố mẹ cách "giải mã" ngôn ngữ cơ thể và tiếng khóc của trẻ sơ sinh Khi khả năng ngôn ngữ còn chưa phát triển, cách giao tiếp duy nhất của trẻ chính là thông qua tiếng khóc và cử chỉ. Giải mã được những ngôn ngữ đặc biệt này sẽ giúp bố mẹ hiểu được mong muốn và vấn đề của con, từ đó chăm sóc bé được tốt hơn. -Tiếng khóc gọi bố/mẹ: Khi trẻ ở một...