Dấu hiệu bệnh ung thư cổ tử cung
Khí hư của bạn có màu nâu, lại kéo dài hơn 1 tháng liên tục thì chứng tỏ có thể bạn đang mắc bệnh phụ khoa nào đó, không ngoại trừ ung thư cổ tử cung.
Chào bác sĩ. Em đang rất lo lắng về chuyện khí hư của mình. Khoảng hơn 1 tháng nay em liên tục thấy có khí hư loãng màu nâu, có một lần thấy khí hư dạng keo màu nâu xuất hiện khi đi vệ sinh. Em nghe nói khí hư ra nhiều, lại có màu nâu là dấu hiệu của ung thư cổ tử cung. Em mong bác sỹ tư vấn cho em tình trạng bệnh của em, có cần đi xét nghiệm không? Em xin chân thành cảm ơn. (Hoa Lan)
BS. Hoa Hồng tư vấn:
Chào bạn Hoa Lan,
Có những đặc điểm sinh lý rất riêng và đặc biệt mà chỉ có ở người phụ nữ. Khí hư là một đặc điểm như vậy. Bình thường, nếu “vùng kín” khỏe mạnh, khí hư có màu trong suốt gần như không có mùi, không kèm theo những triệu chứng khác như có màu nâu, vàng hoặc xanh, có mùi hôi, gây ngứa…
Video đang HOT
Khi khí hư có những biểu hiện bất thường, bạn cần phải đi khám phụ khoa sớm để xác định nguyên nhân. Ảnh minh họa
Ngoài ra, số lượng và tính chất của khí hư cũng thay đổi tuỳ theo từng giai đoạn trong chu kì kinh nguyệt ở mỗi người. Khí hư thường xuất hiện nhiều nhất ở thời điểm rụng trứng. Lúc này, khí hư sẽ loãng và dai, để một ít khí hư vào hai ngón tay có thể kéo dài ra được. Ở giai đoạn trước và sau khi trứng rụng, khí hư thường ít và không dai.
Nhưng khi bộ phận sinh sản có vấn đề, khí hư sẽ tiết dịch và thay đổi rõ rệt về màu sắc. Khi ấy, chúng sẽ có màu trắng sữa, màu vàng hoặc xanh, thậm chí khí hư còn lẫn máu. Khí hư của bạn có màu nâu, lại kéo dài hơn 1 tháng liên tục thì chứng tỏ có thể bạn đang mắc bệnh phụ khoa nào đó. Vì nhiều bệnh phụ khoa có các triệu chứng tương tự nhau (thay đổi màu sắc của khí hư) nên rất khó để xác định và chẩn đoán bằng quan sát bên ngoài. Kết quả cuối cùng chỉ được chẩn đoán chính xác qua các xét nghiệm cần thiết.
Khi khí hư có những biểu hiện bất thường, bạn cần phải đi khám phụ khoa sớm để xác định nguyên nhân, tìm phương pháp điều trị kịp thời. Nếu cảm thấy chưa yên tâm với kết quả thăm khám của bác sĩ mà bạn đã từng khám, bạn nên đến các bệnh viện chuyên khoa phụ sản để khám lại.
Bên cạnh đó, tăng cường các biện pháp phòng chống viêm nhiễm “cô bé” như: vệ sinh sạch sẽ, mặc quần áo chất liệu thoáng mát…
Ung thư cổ tử cung thường không có triệu chứng ban đầu, chỉ đến khi ung thư phát triển sang các mô gần bên thì các triệu chứng mới bắt đầu xuất hiện. Vì vậy, bạn cũng nên xét nghiệm PAP để tầm soát sớm bệnh ung thư cổ tử cung 6 tháng/lần dù không có triệu chứng gì.
Chúc bạn mọi điều tốt lành.
Theo BS. Hoa Hồng (Tri thức trẻ)
Thời điểm khám sàng lọc ung thư cổ tử cung
Phụ nữ nên làm xét nghiệm phát hiện ung thư cổ tử cung 3-5 năm/lần thay vì làm hàng năm.
Theo các nhà khoa học thuộc Trường Sản Phụ khoa Hoa Kỳ (American College of Obstetricians and Gynecologists) thì phần lớn phụ nữ nên làm xét nghiệm phát hiện ung thư cổ tử cung 3-5 năm/lần thay vì làm hàng năm.
Theo Hiệp hội ung thư Hoa Kỳ, trong năm 2012 sẽ có hơn 12.000 phụ nữ Mỹ có chẩn đoán ung thư cổ tử cung và hơn 4000 người sẽ tử vong vì căn bệnh này.
Với xét nghiệm Pap, các tế bào được lấy ra từ cổ tử cung và soi dưới kính hiển vi để phát hiện các dấu hiệu của ung thư hoặc những bất thường tiền ung thư.
Ung thư cổ tử cung do một số loại virus u nhú ở người (HPV) gây ra, một bệnh lây qua đường tình dục hay gặp. Phần lớn phụ nữ có hệ miễn dịch khỏe mạnh có thể tránh được nhiễm HPV song một số ít phụ nữ bị nhiễm HPV kéo dài sẽ phát triển thành các bất thường ở cổ tử cung và dẫn tới ung thư.
Phụ nữ nên khám sàng lọc ung thư cổ tử cung 3-5 năm/lần
Theo các hướng dẫn mới của Hiệp hội ung thư Hoa Kỳ thì:
- Phụ nữ trong độ tuổi từ 30-65 có kết quả xét nghiệm Pap và HPV bình thường thì nên khám sàng lọc 5 năm/1 lần. Nếu chỉ có điều kiện làm xét nghiệm Pap thì nên làm xét nghiệm này 3 năm/1 lần.
- Phụ nữ trong độ tuổi từ 21-29 nên khám sàng lọc 3 năm/1 lần thay vì 2 năm/1 lần.
- Phụ nữ dưới 21 tuổi không cần khám sàng lọc vì ung thư cổ tử cung xâm lấn là rất hiếm xảy ra trong độ tuổi này.
- Phụ nữ &ge 65 tuổi không cần khám sàng lọc nếu không có tiền sử gia đình bị ung thư cổ tử cung và có kết quả 3 xét nghiệm Pap liên tục là bình thường hoặc 2 kết quả xét nghiệm Pap và HPV liên tục là bình thường trong giai đoạn 10 năm với xét nghiệm mới nhất được làm trong 5 năm vừa qua.
- Phụ nữ ở bất kỳ độ tuổi nào đã cắt toàn bộ dạ con và không có tiền sử ung thư cổ tử cung thì không cần khám sàng lọc thường xuyên.
- Phụ nữ đã được chủng ngừa HPV cũng nên khám sàng lọc như những phụ nữ chưa chủng ngừa.
- Với một số phụ nữ khác thì cần khám thường xuyên hơn. Những phụ nữ này là những người đã bị ung thư cổ tử cung, dương tính với HIV hoặc tổn thương hệ miễn dịch.
Theo Ngọc Diệp (An ninh thủ đô)
4 bệnh "đặc biệt" ở cổ tử cung Giữ cho cô tử cung khỏe mạnh là điêu vô cùng cân thiêt. Nếu không được bảo vệ cẩn thận, cổ tử cung cũng dễ mắc các bệnh sau. ôi năm nay 28 tuôi, lây chông được 2 năm và vân đang trong thời gian kê hoạch. Từ tháng trước, vợ chông tôi định sẽ không kê hoạch nữa mà quyêt định "thả...