Dấu hiệu bé bị khiếm thính
Trẻ không giật mình khi nghe âm thanh lớn, sau 6 tháng tuổi trẻ không có biểu hiện hướng về nơi phát ra âm thanh… đều là những dấu hiệu bé đã bị khiếm thính.
Trẻ học giao tiếp bằng cách phản hồi lại âm thanh xung quanh. Trẻ bắt chước các âm thanh này và từ đó cải thiện khả năng nghe và nói. Những khả năng này đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kỹ năng học hỏi của trẻ. Ước tính có tới 90% số trẻ bị khiếm thính khi sinh ra có cha mẹ hoàn toàn bình thường.
Trẻ bị khiếm thính nếu không được phát hiện và điều trị sẽ gặp khó khăn khi giao tiếp, đọc và thực hành các kỹ năng xã hội. Do vậy, cần xác định và điều trị những vấn đề về thính lực ngay trong giai đoạn sớm.
Ảnh: idiva.
Nguyên nhân gây mất thính lực tạm thời ở trẻ nhỏ:
- Ráy tai quá dày.
- Các nhiễm trùng tai hay nhiễm trùng khác như viêm màng não, sởi, quai bị hay ho gà.
- Chấn thương nghiêm trọng ở đầu.
- Thủng màng nhĩ.
- Bị vật lạ xâm nhập (như hạt đậu hay đầu bông ngoáy tai) bị kẹt trong tai.
Video đang HOT
- Thừa chất nhày trong vòi nhĩ do cảm lạnh.
- Viêm/nhiễm trùng tai giữa.
Nguyên nhân gây mất thính lực vĩnh viễn ở trẻ nhỏ:
- Tiền sử gia đình bị bệnh điếc do di truyền khiến tai trong phát triển không bình thường.
- Nhiễm trùng trong quá trình mang thai (sởi hay các bệnh do virus khác).
- Tổn thương như chấn động hay nứt hộp sọ.
10 dấu hiệu trẻ bị mất thính lực
1. Trẻ không giật mình khi nghe âm thanh lớn.
2. Sau 6 tháng trẻ không có biểu hiện hướng về nơi phát ra âm thanh.
3. Tới một tuổi mà chưa nói các từ đơn lẻ như da da, ma ma, ta, ta.
4. Quay lại chỉ vì nhìn thấy cha mẹ chứ không phải do cha mẹ gọi, có thể bị nhầm lẫn rằng trẻ đang lờ đi hay đang bị phân tán. Đây có thể là biểu hiện của chứng mất hoàn toàn hay một phần thính lực.
5. Biểu hiện chỉ nghe được một vài âm thanh (không phải mọi âm thanh).
6. Nói có tiếng ồn trong tai (ù tai).
7. Không nói rõ ràng.
8. Không làm theo hướng dẫn, có thể bị nhầm lẫn rằng trẻ đang lờ đi hay đang bị phân tán. Đây có thể là biểu hiện của chứng mất hoàn toàn hay một phần thính lực.
9. Thường xuyên hỏi lại “ sao, hả, cái gì”.
10. Hay bật tivi to.
Cần thông báo ngay với bác sĩ và cho trẻ đi khám nếu phát hiện các dấu hiệu trên.
Căn cứ vào nguyên nhân để điều trị cho phù hợp, các phương pháp điều trị có thể bao gồm:
- Kháng sinh sử dụng cho nhiễm trùng tai như bệnh viêm tai giữa.
- Lấy ráy tai hay vật lạ ra khỏi tai.
- Loa hoặc các thiết bị trợ thính và giúp nói chuyện rõ ràng.
- Cấy thiết bị trợ thính dưới da (chỉ sử dụng trong trường hợp điếc nặng/điếc sâu và khi các phương pháp trợ thính khác không hiệu quả).
- Liệu pháp hỗ trợ giao tiếp kết hợp các thiết bị trợ thính hay cấy thiết bị trợ thính.
Khánh Vy (theo idiva)
Gà trị điếc?
Nghiên cứu mới cho thấy gia cầm có thể tái tạo các tế bào thính giác bị tổn hại, mở ra hy vọng chữa trị cho những người khiếm thính.
Tế bào thính giác ở tai trong - Ảnh: ĐH Virginia
Khả năng phân biệt được độ cao thấp của âm thanh và nghe được sự khác nhau giữa những từ phát âm tương tự nằm ở các tế bào đặc biệt ở tai trong, nhưng các tế bào này có thể tổn hại vĩnh viễn nếu nghe tiếng động quá lớn.
Lần đầu tiên, các nhà khoa học của Đại học Virginia và Viện Điếc và các rối loạn giao tiếp ở Mỹ đã phát hiện được quy trình kiểm soát sự phát triển của nhóm tế bào trên.
Họ nghiên cứu quá trình tăng trưởng của các tế bào này ở loài gà, vốn không giống như người, có khả năng tái tạo các tế bào phát hiện âm thanh sau khi bị mất đi thính giác.
"Gà cũng có thể bị mất đi khả năng nghe, nhưng trong vòng 10 ngày, những tế bào đã tổn hại xuất hiện trở lại, và vài tuần kế tiếp, chúng lại nghe được", theo báo cáo đăng trên chuyên san Nature Communications.
Các chuyên gia hy vọng nếu nắm được chìa khóa của quá trình tái tạo tế bào thính giác ở gà, một ngày nào đó họ có thể lập lại quy trình tương tự ở người để khôi phục khả năng nghe ở người khiếm thính.
Phi Yến
Theo TNO
Cô giáo dạy khiếm thính thành chuyên gia giáo dục toàn cầu Tự mày mò bằng chiếc máy tính duy nhất của ngôi trường khiếm thính, cô giáo Linh lần lượt cho ra đời những sản phẩm Công nghệ thông tin hữu dụng cho giảng dạy. Cô Phạm Đặng Mai Linh, 35 tuổi, sinh ra trong gia đình cha mẹ đều làm nghề giáo ở Đà Lạt (Lâm Đồng). Được đào tạo ngạch giáo viên...