Dấu hiệu bất thường trên chân tiết lộ tình trạng sức khỏe của bạn
Bàn chân sưng tấy có thể do bệnh tim mạch, suy thận, suy gan; chân có mùi hôi thường do bị nhiễm trùng hoặc nấm.
Theo khảo sát của Hiệp hội Y khoa Mỹ, nhiều người coi bàn chân là bộ phận ít quan trọng của cơ thể. 77% người Mỹ từng bị đau chân song chỉ 1/3 số họ đến cơ sở y tế để khám. Bác sĩ Dawn Harper cho rằng tình trạng bàn chân tiết lộ nhiều vấn đề về sức khỏe và khuyến cáo không nên bỏ qua các dấu hiệu khác thường ở chân.
Có nhiều vấn đề sức khỏe khiến bàn chân bị lạnh, như tuyến giáp hoạt động kém, bệnh tiểu đường hoặc thiếu máu làm máu lưu thông kém. Nếu bạn bị lạnh chân thường xuyên, nên đi khám, xét nghiệm để xác định rõ nguyên nhân.
Hình dạng chân
Biến chứng bàn chân Charcot trong bệnh tiểu đường.
Theo Viện Quốc gia, Trung tâm Thông tin Sức khỏe các bệnh về Tiểu đường, Tiêu hóa và Thận, hình dạng bàn chân thay đổi là một dấu hiệu của bệnh tiểu đường. Tổn thương thần kinh do tiểu đường có thể dẫn đến biến dạng bàn chân, ví dụ biến chứng Charcot khiến bàn chân sưng và đỏ. Dần dần xương bàn chân và xương ngón chân có thể bị lệch vị trí, thậm chí gãy, làm cho bàn chân có hình dạng lạ, điển hình là hội chứng “bàn chân ngựa gỗ”.
Chân tím hoặc xanh
Động mạch ngoại biên, Raynaud, tiểu đường có thể khiến màu sắc của bàn chân chuyển sang xanh hoặc tím. Nguyên nhân là không đủ lượng oxy tại chân. Người có bàn chân đổi màu nên đến cơ sở y tế kiểm tra để tìm nguyên nhân và phương pháp điều trị thích hợp.
Bàn chân đỏ hoặc nổi mẩn đỏ
Nguyên nhân khiến bàn chân đỏ hoặc nổi mẩn đỏ là do phát ban khi bị dị ứng. Đôi khi chân nổi mẩn đỏ bởi chứng rối loạn tự miễn, còn gọi là bệnh lupus ban đỏ hệ thống.
Lupus là tình trạng tự miễn dịch khiến hệ thống miễn dịch tấn công các mạch máu và bộ phận khác của cơ thể. Người mắc bệnh này rất dễ bị mẩn đỏ tại bàn chân.
Chuột rút liên tục
Video đang HOT
Chuột rút do cơ thể mất nước hoặc không đủ các khoáng chất như kali, magie, canxi trong khẩu phần ăn. Tình trạng này có thể điều trị dễ dàng bằng cách bổ sung khoáng chất hay thay đổi chế độ ăn. Tuy nhiên sau điều trị, chân vẫn bị chuột rút thì có thể là dấu hiệu của tổn thương thần kinh. Khi ấy bạn cần đi khám sức khỏe để tìm hiểu nguyên nhân.
Màu sắc và tình trạng móng chân
Tình trạng chấn thương có thể khiến móng chân màu đen, một số trường hợp nguyên nhân nguy hiểm hơn như ung thư da. Móng chân đen và vàng cũng có thể do nấm, móng chân màu xanh lá cây vì viêm nhiễm. Bất cứ thay đổi màu sắc nào của móng chân, bạn cũng nên đến bệnh viện để kiểm tra.
Sưng tấy
Ảnh: Theepochtimes
Có rất nhiều bệnh làm bàn chân sưng như tim mạch, suy thận, suy gan. Phụ nữ có thai thường bị sưng bàn chân và mắt cá chân. Bà bầu trong giai đoạn cuối thai kỳ nếu chân bị sưng bất ngờ hoặc sưng quá to thì cần đến bệnh viện kiểm tra ngay, bởi có thể bị tiền sản giật nguy hiểm.
Da khô và nứt nẻ
Những người sống tại vùng thời tiết lạnh giá, mùa đông khắc nghiệt dễ bị chàm hoặc mắc các tình trạng da khô, nẻ. Tình trạng da không cải thiện sau khi thường xuyên dưỡng ẩm, nguyên nhân có thể do thiếu dinh dưỡng, tiểu đường hoặc suy giáp. Cơ thể không hấp thu axit béo, vitamin và khoáng chất cần thiết cũng có thể khiến làn da bị khô, nứt nẻ. Người bệnh nên khám sức khỏe để xác định nguyên nhân.
Chân có mùi hôi
Hôi chân có thể là một dạng nhiễm trùng do một loại nấm gây ra. Cách tốt nhất để chữa bệnh này là lau khô ngón chân và các kẽ chân sau khi tắm, để chân trần để khô hoàn toàn. Dùng tất (vớ) làm từ vải sợi tự nhiên và thay tất mỗi ngày cũng giúp khắc phục tình trạng này.
Một nguyên nhân khác gây mùi hôi chân có thể do cơ thể đổ mồ hôi quá nhiều. Trong trường hợp này, bạn cần đến bác sĩ để khám.
Loét chân thường xuyên
Vết loét bàn chân có thể chỉ là một lỗ đỏ, nông, đôi khi loét ở bề mặt da hoặc sâu vào gân hoặc xương. Người bị biến chứng bệnh tiểu đường, thần kinh ngoại biên hoặc tim mạch dễ bị loét bàn chân. Do đó, nếu phát hiện bàn chân bị loét, hãy đến bệnh viện khám để điều trị đúng cách.
Lê Hằng
Theo Theepochtimes/VNE
Tại sao bạn luôn cảm thấy cơ thể mệt mỏi, mất sức sống?
Cơ thể mệt mỏi, mất sức sống thường xuyên là dấu hiệu phản ánh sức khỏe của bạn đang gặp vấn đề. Vậy bạn đã biết nguyên nhân vì sao?
Có thể bạn luôn cho rằng căng thẳng từ công việc hoặc thiếu ngủ là nguyên nhân chính dẫn đến mệt mỏi, kiệt sức. Tuy nhiên nếu thường xuyên cảm thấy cơ thể mệt mỏi, mất sức sống thì có lẽ stress chưa phải là lý do. Bạn nên biết, dấu hiệu mệt mỏi chỉ là bước đầu báo hiệu cho tình trạng sức khỏe của bạn đang gặp vấn đề. Tốt nhất, hãy cùng tìm ra những nguyên nhân tiềm tàng và cách khắc phục để cơ thể cảm thấy khỏe khoắn hơn từng ngày.
Dấu hiệu mệt mỏi chỉ là bước đầu báo hiệu cho tình trạng sức khỏe của bạn đang gặp vấn đề. Ảnh: Unsplash.
NHỮNG NGUYÊN NHÂN KHIẾN CƠ THỂ MỆT MỎI, MẤT SỨC SỐNG
THIẾU VITAMIN B12
Vitamin B12 có vai trò quan trọng trong việc hình thành các tế bào hồng cầu mang oxy đến tất cả các tế bào trong cơ thể. Với cơ chế này, Vitamin B12 thúc đẩy tạo năng lượng vào buổi chiều và tạo ra năng lượng khi thực hiện các bài tập cho tim mạch, nên nó thường được coi như là vitamin "năng lượng". Nếu thiếu loại vitamin này, cơ thể bạn sẽ mất đi lượng hồng cầu nhất định làm cho bạn mệt mỏi.
Cách khắc phục: Cách tốt nhất để duy trì nồng độ vitamin B12 là từ các nguồn động vật và thực phẩm bổ sung. Bạn nên ăn tổng hợp nhiều loại thực phẩm khác nhau. Những thực phẩm chứa nhiều vitamin B12 nhất là thịt, sữa, trứng, hải sản. Nếu bạn ăn chay thì thì những loại thực phẩm thuần chay như men dinh dưỡng, đậu tương, sữa dừa... cũng là sự lựa chọn hợp lý.
RỐI LOẠN TUYẾN GIÁP
Hormone tuyến giáp có vai trò quan trọng thúc đẩy các cơ phát triển hoạt động nhịp nhàng. Vì vậy, nếu bạn gặp vấn đề về tuyến giáp, hoạt động các cơ sẽ bị "ngưng trệ", khiến bạn mệt mỏi. Đôi khi cường giáp còn có thể khiến bạn mất ngủ hoặc cảm giác ngủ không đủ giấc. Ngoài ra, rối loạn tuyến giáp làm giảm lượng seroterin trong cơ thể, tạo cảm giác làm việc không hứng thú, mệt mỏi.
Cách khắc phục: Đơn giản nhất là bạn nên bổ sung iot trong các bữa ăn của mình. Hoạt động thể dục thường xuyên sẽ tăng đốt cháy năng lượng, giúp giảm cân và giảm căng thẳng. Nếu không thấy tiến triển, bạn nên đến gặp bác sĩ để được chuẩn đoán đúng tình trạng của mình. Tùy theo tình trạng là cường giáp hay suy giáp các bác sĩ sẽ có cách chữa trị phù hợp cho bạn.
Hoạt động thể dục thường xuyên sẽ tăng đốt cháy năng lượng, giúp giảm cân và giảm căng thẳng. Ảnh: Pexels.
THIẾU MAGIE
Magie là một trong số 7 khoáng chất đa lượng thiết yếu của cơ thể. Nguyên tố này tham gia vào nhiều chu trình chuyển hóa, trao đổi chất, góp phần kiểm soát huyết áp, đường máu, hoạt động tim mạch, chức năng dẫn truyền thần kinh... Vì vậy, nếu cơ thể bị thiếu hụt Magie, bạn sẽ dễ dàng rơi vào cảm giác chán nản, mất sức sống.
Cách khắc phục: Các thực phẩm giàu chất xơ có hàm lượng Magie cao. Điển hình là các loại rau xanh (súp lơ xanh, rau dền, rau bina, bí đỏ...), các loại đậu và ngũ cốc nguyên hạt và hạt. Ngoài ra, bạn nên ăn thêm những thực phẩm giàu magie khác như sữa, thịt, hải sản. Đừng quên nước cũng cung cấp cho cơ thể một phần magie đáng kể.
KHÔNG UỐNG ĐỦ NƯỚC
Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng thiếu nước là nguyên nhân lớn ảnh hưởng đến sức khỏe, nhận thức và tâm trạng. Nếu cơ thể bạn không đủ chất lỏng cần thiết, lưu lượng máu sẽ không kịp lưu thông tới não kết hợp với nhịp tim tăng cao. Tất cả những thay đổi này có thể khiến cơ thể bạn cảm thấy mệt mỏi, cáu gắt.
Cách khắc phục: Không phải ai cũng cần một lượng nước giống nhau trong một ngày. Vì thế, bạn nên bổ sung lượng nước phù hợp với cơ thể của mình. Ngoài ra, uống nước đúng cách sẽ giúp cơ thể bạn giữ nước và bài tiết hợp lí hơn.
Bạn nên bổ sung lượng nước phù hợp với cơ thể của mình. Ảnh: Unsplash.
TIÊU THỤ QUÁ NHIỀU THỨC ĂN NHANH
Thức ăn nhanh rất tiện lợi nhưng đây cũng là một trong những nguồn chứa nhiều chất béo có hại. Một nghiên cứu mới nhất cho thấy, khi cơ thể hấp thu quá nhiều chất béo sẽ khiến bạn có cảm giác buồn ngủ, mệt mỏi hơn vào ban ngày, thậm chí còn có thể dẫn đến tình trạng ngưng thở trong lúc ngủ về đêm.
Cách khắc phục: Việc bạn cần làm đầu tiên chính là điều chỉnh lại chế độ ăn hằng ngày. Hãy giảm lượng chất béo trong mỗi khẩu phần ăn. Bên cạnh đó, hãy tạo ngay cho mình thói quen ăn 1 bữa sáng lành mạnh, 1 bữa trưa đúng giờ và đủ chất hơn là dùng thức ăn nhanh nhiều dầu mỡ. Khi chọn dầu ăn bạn nên chọn dầu oliu hay canola, cùng với các loại hạt như ngũ cốc, đậu, hướng dương thay thế cho thức ăn vặt nhiều dầu mỡ.
Theo elle.vn
8 dấu hiệu ở chân cảnh báo bạn có thể đang mắc bệnh nguy hiểm Những biểu hiện bất thường ở chân có thể liên quan đến một số vấn đề sức khỏe mà bạn không nên xem nhẹ. Bệnh thận: Khi thận không hoạt động bình thường, chất lỏng dư thừa sẽ khó đào thải ra ngoài cơ thể gây ra hiện tượng phù nề. Nếu khu vực xung quanh mắt cá chân của bạn bị sưng...