Dấu hiệu bất thường trên bát hương khiến cho gia xui tận mạng, cần tìm cách hóa giải
Nếu trên bàn thờ nhà bạn xuất hiện những dấu hiệu này cẩn thận kẻo vận xui đeo bám, ảnh hưởng tới tài lộc.
Bát hương bị xê dịch
Khi bạn thấy bát hương thường được đặt chính giữa bàn thờ, tuyệt đối trong 1 năm không được xê dịch tùy tiện kẻo gia đình gặp tai họa, người trong nhà liên tục bị đau ốm, tán tài tán lộc.
Ngoài ra, nạn nên chú ý cuối năm cần phải vệ sinh bát hương, hoặc dùng bàn tay sạch sẽ để thay. Bạn nên giữ lại số chân hương là số lẻ để tốt cho sự phát triển của chủ nhà, vợ chồng con cái luôn hạnh phúc.
Bát hương bị đặt chông chênh
Một trong những điềm xui trên bàn thờ là khi bạn thấy bát hương nhà mình bị chông chênh thì cần đặt lại cho chắc chắn. Bởi bát hương là vật linh thiêng nên cần phải cố định, bạn không nên liều lĩnh đặt bát hương chông chênh lệch bên trái hay bên phải.
Khi bạn thấy bát hương làm bằng đá là điều tối kỵ bởi chất liệu này chỉ phù hợp với miếu chùa, chứ không hợp với bàn thờ trong nhà. Nếu gia chủ cố tình sử dụng chất liệu này thì rất có thể tài lộc trong nhà sẽ bị mang hết đi.
Video đang HOT
Một số lưu ý khi thờ tự để tránh tán lộc
Không đặt hoa giả quả giả để thờ cúng: Theo các chuyên gia phong thủy thì một trong những đại kỵ khi thờ cúng là bạn đặt hoa quả giả lên ban thờ mà chỉ nên cúng hoa quả thật. Bàn thờ là nơi linh thiêng nếu đặt những vật giả vào sẽ không thông thoáng và thanh tịnh. Việc thờ cúng quan trọng ở cái tâm, cho nên dù ít dù nhiều cũng nên dùng đồ thật để bày biện.
Ngoài ra, bạn cũng không nên đặt hoa héo và hoa khô trên bàn thờ vì như vậy sẽ khiến mọi người trong nhà gặp nhiều xui rủi, công việc bất lợi…
Không nên mang cành vàng lá ngọc đặt lên bàn thờ: Thói quen của nhiều gia đình khi đi lễ hay mua những cành vàng lá ngọc, đồ hàng mã đẹp để dâng cúng, rồi lại xin lộc mang về trưng trên ban thờ. Điều này là không nê chút nào bởi ở chùa thường có các vong hồn lang thang đến ăn mày cửa Phật. Có thể vong nào đó sẽ bám vào những cành vàng lá ngọc đó để về nhà bạn. Nếu đã mua những cành vàng lá ngọc đó dâng lên, công đức rồi thì sau đó nên hóa đi sẽ tốt hơn.
Không lưu giữ tiền vàng mã lâu ngày không hóa: Nhiều gia đình thường có thói quen trưng bày tiền vàng lưu trên bàn thờ cả năm là không nên. Khi gia đình phạm phải sai lầm này sẽ khiến cho gia chủ khó lòng thăng tiến, gặp nhiều may mắn trong tài lộc.
*Bài viết chỉ mang tính tham khảo
Có nên lau dọn bàn thờ trong tháng cô hồn không? Đây là câu trả lời của chuyên gia phong thủy
Tháng cô hồn có nên lau dọn bàn thờ không là câu hỏi mà nhiều người quan tâm. Dưới đây là một số lưu ý khi lau dọn ban thờ tháng 7 âm lịch.
Có nên lau dọn bàn thờ trong tháng 7 âm lịch
Theo các chuyên gia phong thủy, trong tháng cô hồn gia chủ có thể lau dọn ban thờ tuy nhiên chỉ nên lau sạch nến, đồ thờ chứ không nên tỉa chân hương bởi thế bị xem là sẽ không tốt.
Thời điểm thích hợp để thay, rút tỉa chân hương là cuối tháng 6 âm lịch. Trong trường hợp không kịp thay thì bạn hoàn toàn có thể chờ đến cuối tháng hoặc thời điểm cuối năm là đúng phong tục nhất.
Các bước lau dọn bàn thờ
Phần quan trọng nhất là bàn thờ tổ tiên, do đây là nơi được coi là nơi linh thiêng, ngày thường không được tùy ý động chạm di chuyển mà chỉ lau chùi sạch sẽ, người xưa cho rằng nếu xê dịch sẽ làm kinh động đến chỗ của thần, thần không được an vị thì không muốn ở lại lâu, không chăm sóc cho nhà mình được.
Ngày nay do thời gian có hạn hoặc một số kiêng kị không được lưu truyền trong dân gian nên không còn nhiều người biết cách dọn bàn thờ và cách bài trí bàn thờ gia tiên sao cho đúng phong thủy và mang lại may mắn như phong tục cổ nhân.
Trước khi dọn dẹp ban thờ, người xưa thường phải tắm rửa sạch sẽ, chuẩn bị đĩa hoa quả đặt lên, sau đó thắp một nén hương thông báo cho tổ tiên và thần linh biết ngày hôm nay sẽ thu dọn ban thờ, mời tổ tiên và thần linh tạm lánh sang một bên để con cháu thực hiện công việc. Sau đó gia chủ chuẩn bị một chiếc bàn bên trên trải vải hoặc giấy đỏ để đặt bài vị, nếu bàn thờ có đặt chung bài vị gia tiên với các thần thì phải để ra hai chỗ khác nhau, không được lẫn lộn. Đợi sau khi hương cháy hết rồi mới bắt đầu công việc.
Khi lau rửa bài vị của tổ tiên thì phải dùng nước ấm, không được dùng nước lạnh. Khi làm vệ sinh, nếu có bài vị của thần Phật thì lau trước, sau đó đổ nước mới để lau bài vị của tổ tiên, tuyệt đối không lau bài vị của tổ tiên trước. Người xưa quan niệm như vậy là bất kính, mạo phạm với thần phật, thần phật có ngôi vị cao hơn nên dễ khiến tổ tiên bị chèn ép.
Sau khi lau bài vị xong mới đến phần dọn bát hương, công việc này cũng rất quan trọng, ngày nay đa phần mọi người đều rút chân hương rồi cầm bát hương đổ hết tro ra ngoài, theo người xưa như vậy rất dễ gây "tán tài", vì vậy người ta dùng chiếc thìa nhỏ xúc từng thìa đổ ra ngoài rồi mới rửa sạch bát hương đặt sang một bên.
Khi bát hương khô ráo, nếu là bát hương thờ thần phật thì dùng bảy tờ tiền vàng, bát hương của tổ tiên thì dùng ba tờ tiền vàng đốt hơ quanh, cháy một nửa thì bỏ vào trong, đợi tiền vàng cháy hết thì đổ tro vào một lần, như vậy gọi là "ra nhỏ vào lớn", ý là "tiền ra nhỏ giọt, tiền vào như thác đổ", nếu lúc đầu đổ ra hết sau đó múc từng ít một vào thì gọi là "vào nhỏ ra lớn", tức "tiền ra thì nhiều mà tiền vào thì ít".
Gia chủ cũng cần lưu ý:
- Lễ dâng cúng không cần quá cầu kỳ, chỉ cần thành tâm sắm theo điều kiện kinh tế.
- Nên đặt bình hoa, nến, hương, hoa quả, chén nhỏ đựng nước cúng. Những thứ không liên quan thì không nên đặt trên bàn thờ.
- Tuyệt đối không đặt các loại chậu cảnh, hoa giả dâng cúng ông bà, tổ tiên.
(Bài viết chỉ mang tính tham khảo)
Những thay đổi trên bàn thờ báo hiệu điều bất ổn, gia chủ nên cẩn thận Nếu như một ngày bạn đột nhiên thấy ảnh đang treo ngay ngắn bỗng bị nghiêng lệch hoặc "chảy nước mắt" hãy nhanh chóng điều chỉnh lại. 1. Bát hương thờ tổ tiên bị cháy Trên bàn thờ, gần bài vị tổ tiên, hoặc ở hai bên mép bàn, bao giờ chúng ta cũng sắp lư, bát hương hoặc để sẵn các túi...