Dấu hiệu bạn mắc chứng lo âu
Bạn thường xuyên chìm sâu trong nỗi sợ hãi vô hình, cơ thể mệt mỏi, khó chịu? Hãy cẩn thận với chứng bệnh lo âu.
1. Lo lắng quá độ
Phần lớn đặc điểm của chứng lo âu là suy nghĩ quá nhiều. Nếu một tuần bạn lo lắng quá 4 ngày, kéo dài trong nửa năm, kèm theo tâm trạng rất xấu, ảnh hưởng tới công việc, cuộc sống, rất có thể bạn đang mắc chứng bệnh này.
2. Gặp vấn đề về giấc ngủ
Nhiều người hay bị lo lắng một vài chuyện trước khi ngủ, nên não của họ giống như bị “tắc đường”, không cảm thấy thư thái để có giấc ngủ ngon. Thậm chí sau khi tỉnh giấc, họ cũng khó bình tĩnh trở lại.
3. Những nỗi sợ vô lý
Bạn thường xuyên chìm trong tâm trạng sợ hãi, dù không hề có đối tượng sợ cụ thể – dấu hiệu cho thấy bạn đang bị chứng bệnh lo âu hành hạ.
Ảnh minh họa: tupian
4. Sợ đám đông
Một số người tồn tại chứng sợ hãi đám đông, thậm chí họ phải mất rất nhiều thời gian để suy nghĩ về điều đó, và không biết điều tiết cảm xúc thế nào. Những biểu hiệu này khiến họ khó có thể duy trì mối quan hệ xã hội, thậm chí cảm thấy thất vọng với công việc, học tập…
5. Cơ bắp căng thẳng
Video đang HOT
Hai tay thường vô thức nắm chặt, lưng cứng đờ… khắp cơ thể thấy mệt mỏi khó chịu cũng là dấu hiệu của chứng lo âu. Bạn hãy thông qua hình thức vận động thường xuyên để giảm áp lực.
6. Nói những câu lặp đi lặp lại
Những người hễ gặp chút việc nhỏ, thay vì ngồi suy nghĩ, họ liên tục hỏi đi hỏi lại ai đó bên cạnh, có thể họ đang mắc chứng lo âu.
7. Sự hoảng loạn tấn công
Biểu hiện của nó là bỗng nhiên cảm thấy sợ hãi và bất lực, thường duy trì trong vài phút, kèm theo dấu hiệu khó thở, chân tay tê liệt, đổ mồ hôi, đau đầu thiếu sức lực.
8. Nghi ngờ chính mình
Nhiều người có thói quen tập trung vào một số vấn đề cụ thể rồi liên tục tự đặt câu hỏi nghi ngờ chính mình, như mình có yêu chồng không, mình có năng lực không… Để rồi chính họ cũng không có một câu trả lời rõ ràng, nên luôn bị rơi vào trạng thái mệt mỏi, lo âu.
Theo VNE
Hậu quả đáng lo khi bạn mắc chứng trầm cảm
Đừng nhầm lẫn trầm cảm với hiện tượng stress thông thường nhé!
Chào bác sĩ,
Khoảng gần nửa năm nay, em bỗng nhiên rất hay bị rơi vào trạng thái chán chường, mệt mỏi và chẳng muốn làm hay suy nghĩ gì cả. Có những ngày em chỉ nằm dài trên giường, nhìn lên trần nhà mà thấy tâm trạng như vô hồn, như mình không hề tồn tại. Tuy thả lỏng như vậy nhưng em lại không hề thấy thoải mái mà cứ bức bách trong người, rất dễ nổi cáu vô cớ và chỉ muốn đập phá đồ đạc trong nhà cho hả dạ. Ngoài ra, em còn không có nhu cầu ăn uống nên nhịn đói thường xuyên khiến cơ thể sút cân nhanh chóng. Mong bác sĩ giải đáp liệu có phải em bị trầm cảm không hay đây chỉ là các dấu hiệu stress thông thường thôi ạ? Em xin cảm ơn! (duku...@gmail.com).
Ảnh minh họa
Trả lời:
Chào em,
Trầm cảm là một rối loạn tâm thần hay gặp bao gồm nhiều triệu chứng nhưng thường thấy nhất là sự buồn bã sâu sắc, người bệnh không còn quan tâm hay thích thú đối với tất cả những gì xảy ra chung quanh hoặc ngay cả với bản thân mình.
Rối loạn này có thể xuất hiện ở bất kỳ lứa tuổi nào. Hiện nay cứ 1 trong 4 nữ hay 1 trong 10 nam đã từng bị trầm cảm ít nhất 1 lần trong đời. Nữ dễ bị trầm cảm gấp đôi so với nam.
Những biểu hiện quan trọng chỉ điểm sự xuất hiện của bệnh như:
- Luôn cảm thấy buồn và lo lắng vì bản thân vô giá trí hoặc bị một tội lỗi gì ghê gớm.
- Không còn thích thú đối với những hoạt động mà trước kia mình ưa thích (thí dụ như phim ảnh, chơi thể thao, nghe nhạc...).
- Sụt cân hay tăng cân do thay đổi cảm giác ngon miệng (mà không phải do bệnh nhân theo một chế độ ăn kiêng đặc biệt nào).
- Mất ngủ hay ngủ quá nhiều.
- Cảm giác không còn sức lực, luôn mệt mỏi, bồn chồn, dễ tức giận.
- Gặp khó khăn khi muốn suy nghĩ, muốn tập trung chú ý hay khi phải ra một quyết định nào đó.
- Thường xuyên nghĩ đến cái chết hay có hành động chuẩn bị tự tử.
Một vài yếu tố được cho là có liên quan đến sự phát sinh của chứng trầm cảm là:
- Yếu tố sinh hóa: Sự thiếu hụt 2 chất Serotonin và Norepinephrine trong não sẽ gây ra vài triệu chứng như lo âu, dễ bực tức và mệt mỏi.
- Yếu tố di truyền.
- Yếu tố nhân cách: Những người bi quan, hay tự đánh giá thấp bản thân, dễ bị tác động bởi các hoàn cảnh bất lợi thì dễ bị trầm cảm.
- Yếu tố môi trường: Người thường xuyên tiếp xúc với các cảnh bạo lực, sự ruồng bỏ, sự lạm dụng hay hay sự nghèo khổ thì sẽ dễ bị trầm cảm.
Đây là loại bệnh nếu được phát hiện và chữa trị sớm, đúng cách thì tỷ lệ bệnh ổn định khá cao (70 - 80%).
Theo những gì em mô tả trong thư thì bác sĩ Mèo nghĩ nhiều khả năng là em đã bị trầm cảm ở giai đoạn khởi đầu.
Vì trầm cảm không thể tự chữa khỏi chỉ bằng tập thể dục, thay đổi chế độ ăn hay đi nghỉ dưỡng mà phải được điều trị bằng thuốc chống trầm cảm phối hợp với tâm lý liệu pháp nên bác sĩ Mèo khuyên em hãy đến bệnh viện chuyên khoa khám trực tiếp để được điều trị dứt điểm, tránh những tác hại tiêu cực của bệnh ảnh hưởng đến tương lai.
Ngoài ra, trong giai đoạn này, em cần chia sẻ với người thân trong gia đình và bạn bè về các vấn đề em đang phải đối mặt để hạn chế xuất hiện thêm stress.
Chúc em sớm khỏi bệnh và khỏe mạnh!
Theo VNE
Rắc rối "phòng the" chị em hay đối mặt Còn trẻ không có nghĩa là chị em không phải đối mặt với những rắc rối "phòng the". Trái lại, những rắc rối này có thể xảy ra tại bất cứ thời điểm nào trong cuộc sống. Bạn mới ngoài 20 hoặc ngoài 30 tuổi, "đời sống vợ chồng" đang thuận lợi. Bỗng một ngày bạn nhận ra rằng những ham muốn, cảm...