Dầu gió có giúp vô hiệu hóa máy đo nồng độ cồn?
Sau khi Nghị định 100 xử phạt người lái xe có nồng độ cồn có hiệu lực, mạng xã hội truyền tai nhau nhiều giải pháp chống đối phi khoa học…
Trên MXH truyền nhau thông tin dầu gió giúp vô hiệu hóa máy đo nồng độ cồn?
Ngay sau khi Nghị định 100/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính với người điều khiển phương tiện có nồng độ cồn trong cơ thể với mức phạt cao có hiệu lực, thì trên mạng xã hội cũng truyền tai nhau các giải pháp “xóa” đi nồng độ cồn sau khi uống bia, rượu.
Từ kẹo giải rượu “đánh bay nồng độ cồn” đến dùng dầu gió với lời khuyên “nuốt vài giọt và bôi vào khẩu trang”… Tuy nhiên theo nhận định của các chuyên gia y tế, đây đều là những cách làm phi khoa học và có thể gây hại cho người áp dụng giải pháp này.
PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia khẳng định: “Khi uống rượu, bia, nồng độ cồn sẽ tồn tại trong máu, không có mẹo nào có thể vô hiệu hóa máy đo nồng độ cồn. Chiêu dùng dầu gió uống hay bôi chỉ giúp cho người bên cạnh không cảm thấy mùi. Còn về bản chất thì nồng độ cồn vẫn tồn tại trong máu. Hơn nữa, với dầu gió, không phải loại nào cũng có thể uống được. Mọi người không nên tin theo những tin đồn trên mạng, rồi áp dụng theo, có thể gây ra tình trạng ngộ độc”.
Theo bà Lâm, trong những ngày Tết việc uống rượu bia là khó có thể tránh khỏi, bảo vệ sức khỏe chỉ nên uống một lượng nhỏ. Tổ chức Y tế thế giới kiến nghị nam giới không nên uống quá 2 đơn vị rượu/ lần và chỉ nên uống 5 lần/tuần (một đơn vị rượu được tính bằng 10g cồn nguyên chất).
Cũng theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia thì khi uống rượu bia, nồng độ cồn sẽ tồn tại trong máu dù bất cứ mẹo gì cũng khó có thể vô hiệu hóa máy đo nồng độ cồn.
“Tôi nghĩ chiêu dùng dầu gió uống hay bôi chỉ giúp cho người bên cạnh không cảm thấy mùi. Còn về bản chất thì trong máu vẫn đang tồn tại. Cách tốt nhất khi uống rượu thì không lái xe.
Ngoài ra, cũng cần lưu ý thêm các loại dầu gió không phải loại nào cũng có thể uống được. Mọi người không nên tin theo những tin đồn trên mạng áp dụng theo sẽ rất nguy hiểm có thể gây ra tình trạng ngộ độc”, PGS.TS Lâm nói.
Video đang HOT
Các chuyên gia cảnh báo thêm, trong những ngày Tết việc uống rượu bia là khó có thể tránh khỏi để đảm bảo an toàn cho sức khỏe chỉ nên uống một lượng nhỏ. Tổ chức Y tế thế giới kiến nghị nam giới không nên uống quá 2 đơn vị rượu/ lần và chỉ nên uống 5 lần/tuần (một đơn vị rượu được tính bằng 10g cồn nguyên chất). Và ghi nhớ khi đã uống rượu, bia thì không nên điều khiển phương tiện tham gia giao thông.
Liên quan đến thông tin hút thuốc lá cũng gây ra nồng độ cồn hiện đang được nhiều người quan tâm, BS. Trần Văn Phúc, Bệnh viện Đa khoa SaintPaul cho rằng, thông tin này hoàn toàn không có cơ sở.
Về lý thuyết trong thành phần khói thuốc lá có khoảng 1% là hydrogen. Khi thổi vào máy đo nồng độ cồn, hydrogen có thể bị oxy hóa ở điện cực platium trong máy, để tạo ra dòng điện. Dòng điện này tuy nhỏ nhưng vẫn có thể dẫn đến kết quả phép đo là dương tính. Tuy nhiên, hàm lượng này quá nhỏ không đủ để gây dương tính.
BS. Phúc cũng cho biết nồng độ cồn trong máu và tốc độ suy giảm phụ thuộc vào cân nặng, giới tính, độ tuổi, lượng mỡ trong cơ thể, chủng tộc, khả năng chuyển hóa rượu của gan, tình trạng cơ thể, gen di truyền đặc biệt là gen đột biến về say rượu…
Theo baogiaothong
Tại sao quy định 'uống rượu bia không được lái xe'?
Dự thảo luật phòng chống tác hại rượu bia, Bộ Y tế đề xuất phương án cấm hoàn toàn và cấm có mức độ cồn trong máu khi lái xe.
Bộ Y tế chủ trì quá trình xây dựng Luật phòng, chống tác hại của rượu bia, tiến hành suốt 10 năm kể từ lúc đưa ra dự thảo, trưng cầu ý kiến, trình duyệt... Luật đã được Quốc hội thông qua ngày 14/6/2019, có hiệu lực ngày 1/1/2020, trong đó quy định hiện được nhiều người quan tâm nhất là Cấm uống rượu bia khi lái xe.
Nhiều câu hỏi được đặt ra như tại sao quy định nồng độ cồn trong máu người lái xe bằng 0 mà không cho phép độ cồn cao hơn; hoặc uống hoa quả lên men có được cho là tăng độ cồn trong máu...
Bà Trần Thị Trang, Phó Vụ trưởng Pháp chế, Bộ Y tế, cho biết: "Đây là cảnh báo nguy cơ mạnh nhất để răn đe việc 'đã uống rượu bia là không lái xe'".
Theo bà Trang, trước khi trình dự thảo luật phòng chống tác hại rượu bia ra Quốc hội, Bộ Y tế đã lấy ý kiến các bên liên quan và thống nhất đề xuất 2 phương án.
Phương án 1 là cấm điều khiển phương tiện giao thông khi trong máu hoặc khí thở có nồng độ cồn.
Phương án 2: Cấm điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc khí thở có nồng độ cồn vượt mức quy định của pháp luật về an toàn giao thông. Cụ thể là nồng độ cồn không quá 30 mg/100 ml máu, hoặc không quá 0,15 mg/lít khí thở.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã lấy ý kiến đại biểu Quốc hội hai phương án này. Kết quả, các phương án này đều không đạt được hơn 50% đại biểu Quốc hội tán thành.
Khi ấy Thường vụ Quốc hội nhận thấy trong tình hình ngày càng xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông có liên quan đến việc sử dụng rượu, bia, gây ra hậu quả rất nghiêm trọng, quy định cấm "Điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn" là cần thiết. Do đó Thường vụ Quốc hội đề nghị bổ sung quy định nghiêm cấm điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.
Trước đề nghị này, 77,2% đại biểu Quốc hội đã biểu quyết tán thành quy định "đã uống rượu, bia thì không điều khiển phương tiện giao thông", trong Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia, ngày 14/6/2019.
Luật Giao thông đường bộ sau đó được sửa theo hướng "đã uống rượu bia thì không được lái xe".
Cụ thể, khoản 8 điều 8 của Luật Giao thông đường bộ trước đó nghiêm cấm "điều khiển ôtô mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn", riêng người điều khiển xe máy chỉ cấm khi "trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50 mg/100 ml máu hoặc 0,25 mg/lít khí thở".
Để đồng bộ với luật chống tác hại rượu bia, nghị định 100 hiệu lực từ 1/1/2020 sửa điều khoản này, nghiêm cấm người "điều khiển ôtô, môtô, xe gắn máy, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn". Tức, nồng độ cồn trong máu người lái xe bằng 0. Mức phạt tăng gấp đôi so với trước.
Kiểm tra nồng độ cồn ở Hà Nội. Ảnh: Ngọc Thành.
Theo bà Trang, 10 năm nay, Luật giao thông đường bộ đã quy định không có nồng độ cồn trong máu và khí thở mới được phép lái xe, người dân không phản ứng gì. Nay, Luật mới bổ sung thêm xe máy và mức phạt mới nên có nhiều ý kiến.
Tuy vậy, bà Trang cho rằng: "Mức phạt mới chưa phải là cao, nhiều nước còn phạt tù người vi phạm dù không gây hậu quả nghiêm trọng".
Nhật Bản phạt 5.000-10.000 USD, Anh và Singapore khoảng 4.000 USD (khoảng 1-2 tháng lương). Người vi phạm còn chịu phạt tù 3-6 tháng như ở Anh, Singapore, tù 3 năm ở Nhật, Hàn Quốc, kèm theo tước bằng, chịu lao động công ích và học lại luật, thi lại bằng. Nếu tái phạm, người vi phạm sẽ chịu mức phạt lũy tiến cao gấp nhiều lần.
Ông Đặng Thuần Phong, Phó chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội mới chia sẻ với VnExpress.net rằng ông tâm đắc nhất quy định "đã uống rượu bia thì không lái xe". Đây là thông điệp quyết liệt, được lấy ý kiến nhiều lần. Mức phạt mới là giải pháp đánh vào kinh tế, giúp người dân thay đổi dần nhận thức, hành vi.
Theo ông Phong, cấm lái xe khi đã uống rượu bia sẽ làm nhu cầu rượu bia giảm, từ đó giảm nguồn cung, khắc phục được những hậu quả do rượu bia gây ra.
Thực tế, 7 ngày đầu kể từ khi luật có hiệu lực, số bệnh nhân vào các bệnh viện tại Hà Nội cấp cứu do tai nạn giao thông liên quan đến rượu bia đã giảm mạnh, thậm chí giảm đến 50% ở Bệnh viện Thanh Nhàn.
Tại Việt Nam, tỷ lệ sử dụng rượu bia tăng nhanh. Tỷ lệ sử dụng rượu, bia trong lứa tuổi vị thành niên và thanh niên tăng gần 10% sau 5 năm. Tỷ lệ uống rượu, bia ở mức có hại - tức từ 6 đơn vị rượu trở lên trong một lần uống lên tới 44%. Việc sử dụng rượu bia có hại cho sức khỏe, gây ra nhiều loại bệnh tật. Đặc biệt, tình trạng tai nạn giao thông do rượu bia khá cao. Vì vậy cần phải có các biện pháp mạnh mẽ để giảm các tỷ lệ này.
"Không có ngưỡng an toàn nào cho rượu bia. Mục đích lớn nhất của Luật là nâng cao nhận thức và ý thức sử dụng rượu bia an toàn, hạn chế tác hại của rượu bia với sức khỏe, trật tự và an toàn xã hội trong đó có an toàn giao thông", bà Trang nói.
Theo bà Trang, tốt nhất là không nên uống rượu bia. Nếu có uống thì hạn chế ở mức nguy cơ thấp. Và tuyệt đối không uống rượu bia trước khi lái xe.
Theo VNE
Có thể "đánh lừa" máy thổi nồng độ cồn không? Vẫn còn tồn tại nhiều quan niệm sai lầm về những gì mà máy đo nồng độ cồn trong hơi thở có thể và không thể làm được, và làm thế nào để "thắng" được máy khi bị kiểm tra trên đường. Dưới đây là những quan niệm và thực tế. Sai: Các sản phẩm làm mát hơi thở, bạc hà và nước...