Đấu giá vật phẩm trong phim Star Wars
Ngày 20-9, tại nhà đấu giá Prop Store ở London mở phiên đấu giá 600 vật phẩm trong 150 bộ phim điện ảnh và truyền hình nổi tiếng trên thế giới như Star Wars, Indiana Jones hay Forrest Gump.
Gây chú ý nhất trong số này là chiếc áo khoác của nhân vật Han Solo, trong tập phim The Empire Strikes Back do Harison Ford thủ vai. Đây là một trong những nhân vật được yêu thích nhất trong Star Wars.
Bên cạnh đó còn có nhiều món đồ biểu tượng khác như chiếc nón bảo hiểm của Stormtrooper, thanh kiếm ánh sáng của Anakin Skywalker trong tập phim Revenge of the Sith.
Theo Baomoi.com
6 lần Hollywood "ngó lơ" khán giả và nhận cái kết đắng
Các nhà làm phim Hollywood không phải lúc nào cũng chiều fan, nhưng một khi đã không chịu lắng nghe khán giả lẫn những người trong cuộc thì thường có kết cục không mấy tốt đẹp.
Hollywood có được ngày hôm nay một phần lớn nhờ việc các nhà sản xuất chịu khó lắng nghe khán giả và liên tục làm chiều lòng người hâm mộ bằng các tác phẩm hoành tráng hơn, giải trí hơn. Thế nhưng đôi khi vì lợi nhuận hoặc đơn giản là quan điểm nghệ thuật mà các nhà làm phim của kinh đô điện ảnh quyết định lờ tịt khán giả và tự biên tự diễn. Thường thì "liều mới ăn được nhiều", nhưng cũng không hiếm trường hợp các quyết định liều lĩnh của Hollywood đã khiến hãng phim ăn ngay quả đắng.
1. Biến The Hobbit thành một phim bộ ba (trilogy)
Vào năm 2006, khởi điểm dự án phim The Hobbit, đạo diễn Guillermo Del Toro chứ không phải Peter Jackson mới là người nắm quyền chỉ đạo The Hobbit. Del Toro lúc đó cho rằng The Hobbit chỉ nên là "một phần phim đơn" do ông nhận thấy câu chuyện về những người lùn không có tiềm năng phát triển thành một bộ ba đồ sộ như Chúa Nhẫn.
Bộ ba phim The Hobbit
Video đang HOT
Tuy nhiên vào năm 2008, Del Toro đã rời dự án do The Hobbit tốn quá nhiều thời gian hơn những gì ông dự kiến. Sau khi Del Toro bỏ đi, Peter Jackson đã nhanh chân nhảy vào, quyết định The Hobbit sẽ là bộ ba phim và ý tưởng của Del Toro thì bị ém hàng đến tập cuối.
Peter Jackson trên phim trường The Hobbit
Những fan của cuốn sách The Hobbit không khỏi cảm thấy tệ hại khi nhà sản xuất phim quyết định biến câu chuyện thành một hành trình rắc rối và khó hiểu. Thậm chí người xem còn cảm tưởng như tất cả những vấn đề trong phim đều chỉ được làm ra để phục vụ phần kết mà còn chẳng đáng để chờ đợi như Chúa Nhẫn.
Thật đáng tiếc cho một cuốn sách được trẻ em yêu thích như The Hobbit.
2. Fox tự ý chỉnh sửa bản gốc của Deadpool
Deadpool xuất thân là nhân vật truyện tranh Marvel, nhưng phim điện ảnh chuyển thể lại do 20th Century Fox sản xuất và thuộc series X-Men. Deadpool lần đầu được giới thiệu trên màn ảnh lớn qua X-Men Origins (2009). Đây được coi là màn ra mắt tệ nhất trong số các phim siêu anh hùng, một phần phim mà không ai muốn nhớ đến nhất là Ryan Reynolds. Từ một gã lính đánh thuê mặc đồ đỏ lắm mồm, Deadpool trên phim là một cỗ máy giết người bị câm, ăn mặc thì dị hợm và thậm chí mắt còn bắn tia laser (?).
Bất chấp mọi nỗ lực phản kháng của Ryan Reynolds, X-Men Origins: Wolverine là một đống thảm hại.
Ryan Reynolds kể lại sau cuộc thảo luận kịch bản năm 2007 - 2008, những người đứng đầu xưởng phim bị thuyết phục rằng việc có một anh hùng câm sẽ có gây hứng thú và người hâm mộ sẽ say mê nó. Kết quả thế nào thì chúng ta cũng đều biết rồi. May thay Fox đã có một nỗ lực sửa sai với hai phần Deadpool sau này, một phần lớn cũng nhờ quá trình đấu tranh mạnh mẽ từ Ryan.
3. Nhân vật Lex Luthor được dành cho Jesse Eisenberg thay vì Bryan Cranston
Kể từ khi Heath Ledger đập tan sự nghi ngờ của khán giả để đem đến một trong những màn trình diễn hay nhất trên màn ảnh thì Hollywood đã bắt đầu học được thói lờ khán giả đi để chọn các sao trẻ triển vọng thay cho mấy người mà cả thế giới ai cũng biết mặt. Một trong số những trường hợp ấy là vai diễn Lex Luthor trong Batman V Superman được giao cho Jesse Eisenberg bất chấp sự kỳ vọng và niềm mong đợi của fans dành cho "Lex Luthor" Bryan Cranston. Có thể nói, tại thời điểm đó, Bryan Cranston là một ứng viên tốt hơn, cả về mặt marketing và thu hút khán giả, trong khi Jesse Eisenberg lại là một cái tên chẳng mấy nổi bật, và thậm chí còn có phần không phù hợp khi so sánh Lex Luthor và Jesse Eisenberg.
Jesse Eisenberg được chọn cho cho nhân vật Lex Luthor
Không phải Bryan Cranston, hay Denzel Washington - những cây cao bóng cả trên màn ảnh được giao cho vai ác nhân huyền thoại Lex Luther mà là một anh chàng trẻ tuổi Jesse Eisenberg. Justice League không phải là một phim thành công, nhưng ít nhất Jesse không phải là đối tượng bị "sỉ" nhiều nhất vì anh đã làm khá tròn vai trong tác phẩm này.
Bất chấp nhiều ý kiến trái chiều, Jesse Eisenberg đã hoàn thành trọn vẹn vai phản diện Lex Luthor.
4. Hãng Universal biến các hình tượng nhân vật kinh dị thành siêu anh hùng
Không ai thực sự đứng ra ngăn cản khi Universal hăm hở lên kế hoạc hồi sinh lại đống quái vật cũ mèm của họ dù màn ảnh hiện nay đã đầy ắp quái thú thậm chí còn to lớn và đáng sợ hơn. Hãng phim nhận thức được rằng làm một vũ trụ đã khó, một vũ trụ quái vật còn khó hơn. Trừ Marvel, khi nhìn sang các dự án của DC thì "vũ trụ điện ảnh" là một khái niệm rất rủi ro. Thế nhưng Universal đã bỏ ngoài tai những lời can ngăn. Tình trạng đã trở nên đáng báo động khi họ thật sự đã lôi Mummy, Frankenstein Creature,... từ Black Lagoon trở lại màn ảnh.
Thậm chí Universal còn dự định sẽ xây dựng một Vũ trụ Đen tối (Dark Universe) dành cho chuỗi phim về quái vật với phát pháo đầu tiên là bộ phim Dracula Untold năm 2014. Phải tới The Mummy (2017) thì kế hoạch Dark Universe của Universal mới được biết tới rộng rãi, thế nhưng đã quá muộn để ngăn cản. The Mummy trở thành nỗi xấu hổ của những con quái vật màn ảnh, còn Tom Cruise thì không bao giờ muốn nhắc tới nó nữa.
Nữ diễn viên Sofia Boutella trong phim The Mummy
5. Tất - cả - mọi - thứ về phần phim ngoại truyện của Star Wars của Han Solo
Solo là tập phim ngoại truyện (spin-off) thứ hai của thương hiệu Star Wars sau Rogue One (2016). Có thể nói Solo: A Star Wars Story là dự án gặp rất nhiều trắc trở trong khâu hoàn thành. Hai đạo diễn ban đầu là Christopher Miller - Phil Lord bị đuổi việc khi phim còn chưa quay xong và người kế nhiệm Ron Howard xuất hiện để hoàn thành nốt những gì còn lại.
Phần ngoại truyện về Han Solo bị cho là nhàm chán.
Nhưng vấn đề nằm ở chỗ, Alden Ehrenreich - người thể hiện Han Solo thời trẻ tuổi - bị đồn là nhận được vai nhờ mối quan hệ cá nhân với giám đốc sản xuất Steven Spielberg. Đoàn làm phim thậm chí đã phải mời cả thầy dạy diễn xuất về để giúp tài tử nâng cao trình độ. Cuối cùng, bản thân bom tấn này lại chỉ thu về doanh thu 150 triệu đô không hơn cùng cả rố gạch đá từ khán giả. Bên cạnh một nội dung thừa thãi, câu chuyện tình lãng nhách, Solo: A Star Wars Story không có gì hơn ngoài nhiệm vụ "hút máu" người xem
6. Biệt đội săn ma (Ghostbusters) 2016 đã hoàn toàn lãng phí dàn diễn viên gốc
Biệt đội săn ma (Ghostbusters) là bộ phim làm lại từ bộ phim hài hành động cùng tên, tuy nhiên khi vừa ra mắt, ngay từ thông báo đầu tiên, Ghostbusters đã nhận được sự phản đối lớn từ dư luận. Điều này xuất phát phần lớn từ sự thay đổi trong dàn diễn viên của phim, khi các nhân vật trong phim bị "chuyển giới" từ nam sang nữ. Từ khi dàn diễn viên trong phần phim làm lại này được công bố vào năm 2014, có rất nhiều búa rìu dư luận đầy tiêu cực đã chĩa thẳng vào bộ phim, fan của bản cũ thì cho rằng không nên để nữ diễn viên đảm nhận vai chính, một số khác cho rằng phần mới đi chệch tinh thần của hai phần phim gốc năm 1984.
Dàn cast toàn nữ của phiên bản mới
Có kinh phí đầu tư lên đến 150 triệu USD, sau một tháng trình chiếu, Ghostbusters 2016 đã thu về hơn 180 triệu USD - một con số không mấy khả quan. Theo trang ScreenCrush thì trailer đầu tiên của bộ phim, phiên bản làm lại từ phần phim cùng tên ra mắt năm 1984, đã nhận được 507,610 dislike. So với bất kì trailer của phim nào khác thì đây cũng là con số "cao một cách nực cười"
Dàn cast của phiên bản gốc năm 1984
Vấn đề không phải nằm ở dàn diễn viên là nữ, là là ý tưởng của các nhà làm phim đổi các nhân vật từ nam sang nữ. Đây là một chiêu trò lấy cái mác bình đẳng giới để kiếm tiền từ các thương hiệu phim thành công trong quá khứ bởi các nữ nhân vật cũng chẳng có gì nổi bật so với các nam đồng nghiệp từ gần 40 năm trước. Có lẽ Hollywood nên nghiêm túc cân nhắc việc tuỳ tiện cải biên lại các tựa phim kinh điển, thay diễn viên kiểu bình mới rượu cũ để bán lấy tiền.
Theo Trí Thức Trẻ
15 chi tiết thú vị mà fan Star Wars không thể bỏ qua trong "Solo: A Star Wars Story" Là một tác phẩm ăn theo thương hiệu Star Wars, "Solo: A Star Wars Story" chứa nhiều chi tiết liên quan tới loạt phim gốc. Ra mắt năm 1977, Star Wars nhanh chóng trở thành một phần của văn hóa đại chúng. Sau mua lại Lucasfilm, Disney bắt đầu hồi sinh thương hiệu với bộ ba phim mới cùng hàng loạt tác phẩm...