Đấu giá tài sản trực tuyến đảm bảo công khai, minh bạch
Theo ông Quản Văn Minh, hình thức đấu giá trực tuyến mà công ty xây dựng sẽ đảm bảo được thị trường đấu giá công khai, minh bạch, chấm dứt tình trạng vi phạm pháp luật về đấu giá tài sản.
gày 18/5 tới đây, công ty Đấu giá Hợp danh số 5 – Quốc gia sẽ công bố quyết định của sở Tư pháp thành phố Hà Nội về việc phê duyệt tổ chức đấu giá tài sản đủ điều kiện thực hiện hình thức đấu giá trực tuyến.
Buổi họp báo sẽ diễn ra vào ngày 18/5 tới.
Theo đó, để đáp ứng yêu cầu phát triển hoạt động hành nghề đấu giá trong tình hình mới, tiếp cận với xu thế phát triển của thế giới và chấm dứt tình trạng vi phạp pháp luật về đấu giá tài sản, hướng tới một thị trường đấu giá công khai, minh bạch, công ty Đấu giá Hợp danh Số 5 – Quốc gia đã xây dựng và gửi đề án hình thức đấu giá trực tuyến đến sở Tư pháp TP. Hà Nội thẩm định.
Ngày 12/5/2020, Sở Tư pháp thành phố Hà Nội đã chính thức ban hành quyết định số 112/QĐ-STP về việc phê duyệt tổ chức đấu giá tài sản đủ điều kiện thực hiện hình thức đấu giá trực tuyến.
Trang thông tin điện tử đấu giá trực tuyến đầu tiên tại Việt Nam là http://daugiaso5.vn (http://daugiaviet.vn) sẽ ra mắt người dùng trên toàn quốc.
Chia sẻ với PV tạp chí Người Đưa Tin Pháp luật về mục đích, ý nghĩa của hình thức đấu giá trực tuyến, Ths.Luật sư, đấu giá viên Quản Văn Minh (Tổng giám đốc công ty Đấu giá Hợp danh số 5 – Quốc gia) cho biết: “Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin cùng xu hướng toàn cầu hóa, đấu giá trực tuyến sẽ mở ra một trang mới, hướng tới những cuộc đấu giá không bị giới hạn về thời gian, không gian và vị trí địa lý.
Nếu như hiện nay, các phiên đấu giá thường tập trung đông người ở hội trường thì đấu giá trực tuyến người tham gia đấu giá dù ở bất kỳ nơi nào trên thế giới chỉ cần có máy tính hoặc thiết bị thông minh kết nối mạng internet là có thể đăng ký tham gia, không chỉ một mà nhiều cuộc đấu giá cùng một lúc.
Video đang HOT
Điều này, được kỳ vọng tạo ra thị trường mua bán công khai, minh bạch nhưng vẫn đảm bảo bảo mật thông tin khách hàng”.
Theo ông Minh, khi người dùng truy cập vào trang web, xem các tài sản đấu giá, nếu thấy phù hợp với nhu cầu thì có thể đăng ký đấu giá. Phía công ty đấu giá sẽ cấp cho người dùng một tài khoản để tham gia đấu giá. Hình thức đấu giá trực tuyến cũng đảm bảo đơn giản, bất cứ ai cũng có thể truy cập, sử dụng và làm theo hướng dẫn.
Các phiên đấu giá hiện nay thường tập trung đông người (Ảnh minh hoạ).
“Chúng tôi mong muốn chia sẻ tính ưu việt của hình thức đấu giá trực tuyến đến cộng đồng, xã hội, đồng thời sẵn sàng chia sẻ việc sử dụng trang thông tin điện tử đấu giá trực tuyến với các tổ chức đấu giá tài sản khác chưa có trang thông tin điện tử đấu giá trực tuyến, để cùng nhau hướng tới thị trường đấu giá tài sản công khai, minh bạch”, ông Minh thông tin.
Buổi họp báo “công bố quyết định của sở Tư pháp TP.Hà Nội về việc phê duyệt tổ chức đấu giá tài sản đủ điều kiện thực hiện hình thức đấu giá trực tuyến”, sẽ được diễn ra vào 8h30 ngày 18/5 tại Hà Nội.
Không để xảy ra hiện tượng tiêu cực, trục lợi chính sách, thiếu minh bạch trong thực hiện gói hỗ trợ cho người dân gặp khó khăn do dịch Covid-19
Theo Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, cần tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát để không xảy ra hiện tượng tiêu cực, trục lợi chính sách, thiếu minh bạch trong tổ chức thực hiện gói hỗ trợ cho người dân gặp khó khăn do dịch Covid-19 gây ra. Một trong các cách thực hiện theo ĐBQH Hoàng Văn Cường thì không nên phát tiền mặt cho các đối tượng nhận hỗ trợ.
Chủ tịch Quốc hội yêu cầu giám sát chặt, không để xảy ra tiêu cực, trục lợi chính sách
Ngày 8/4 tại phiên họp bất thường của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19.
Theo Bộ trưởng Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, đại dịch Covid-19 sẽ khiến 2 đến 3,5 triệu lao động Việt Nam ngừng việc, mất việc làm. Đại dịch cũng ảnh hưởng lớn tới các đối tượng yếu thế khác như đối tượng bảo trợ xã hội, hộ nghèo, hộ cận nghèo...
Do vậy, Chính phủ đề xuất các giải pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 với quy mô dự kiến khoảng 62.000 tỷ đồng (bao gồm trực tiếp từ ngân sách nhà nước, gián tiếp từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp và nguồn tín dụng từ ngân hàng chính sách xã hội) hỗ trợ cho khoảng 20 triệu đối tượng thuộc 6 nhóm khác nhau trong khoảng thời gian tối đa là 3 tháng.
Tại cuộc họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã đề nghị sau khi các chính sách được ban hành, các ngành, các cấp cần chủ động, tổ chức thực hiện ngay, bảo đảm sự hỗ trợ kịp thời đến với người dân, hạn chế đến mức thấp nhất "độ trễ" của chính sách khi đi vào cuộc sống. Đồng thời, cần tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát để không xảy ra hiện tượng tiêu cực, trục lợi chính sách, thiếu minh bạch trong tổ chức thực hiện.
ĐBQH Hoàng Văn Cường. Ảnh: Quochoi.vn
Chia sẻ với phóng viên báo điện tử Tổ Quốc, ĐBQH Hoàng Văn Cường cho rằng, với một chính sách hỗ trợ thì người được hưởng chính sách này không dựa trên cơ sở chi phí hoặc cam kết để thực hiện nghĩa vụ phải hoàn trả. Do vậy, chính sách rất dễ bị lợi dụng.
Có hai dạng bị lợi dụng mà theo ĐBQH này đưa ra: một là bản thân không thuộc diện hỗ trợ thì thành người được hỗ trợ. Hai là, lỗi chủ quan của người quản lý có thể lạm quyền để ban phát, hỗ trợ cho những đối tượng thuộc diện thân hữu mà không thuộc diện cần.
"Việc này đã từng xảy ra tại một số chương trình tài trợ, hỗ trợ, gây ảnh hưởng xấu cho xã hội và cho những người đóng góp vào nguồn lực tài trợ ấy"- ĐBQH Hoàng Văn Cường nói.
Ông cũng nói thêm, gọi là hỗ trợ nhưng nhà nước sử dụng nguồn lực của xã hội dùng tiền thuế để bù đắp. Kể cả ngân hàng có thực hiện hỗ trợ bằng cách giảm lãi suất thì cũng là sử dụng tiền thuế đóng góp của doanh nghiệp, người dân để chuyển thành các khoản giảm lãi suất cho người vay.
Do vậy, khi sử dụng gói hỗ trợ thì quan trọng nhất là phải công khai minh bạch cho cả xã hội biết: ai được nhận, vì sao được nhận và được nhận bao nhiêu.
Vậy làm thế nào để công khai, minh bạch nguồn lực trợ giúp này? Theo ĐBQH Hoàng Văn Cường, cần công bố tiêu chí xác định đối tượng nào được nhận chế độ trợ giúp. Để người được trợ giúp tự xác nhận mình đúng đối tượng, không cần xin, cứ căn cứ vào tiêu chí để nhận phần hỗ trợ.
Khi công khai tiêu chí cũng giúp ai đó không thuộc đối tượng này mà vẫn được nhận hỗ trợ thì sẽ có sự giám sát của xã hội: đối tượng đó được hưởng có đúng hay không?
Minh bạch địa chỉ, tên người được nhận; không phát tiền mặt
ĐB này đưa ra giải pháp: cần công khai, minh bạch tiêu chí tên tuổi, địa chỉ người nhận... là phương thức cần được tính đến. Đồng thời hạn chế dùng tiền mặt để phân phát.
"Các nhóm yếu thế cần đảm bảo nhu cầu các mặt hàng thiết yếu và không nên phát tiền mặt. Do danh sách nhận tiền dễ bị lạm dụng trà trộn không đúng đối tượng. Họ tới nhận nhu yếu phẩm thì dù nhiều hay ít, xã hội dễ nhận biết và kiểm soát hơn và tránh được tình trạng hỗ trợ cái người dân không cần và đưa tiền mặt thì dễ sử dụng vào mục đích khác"- ĐB Hoàng Văn Cường cho hay.
Đồng thời, việc đưa vật phẩm vào sẽ hạn chế bơm tiền mặt ra ngoài thị trường, dẫn tới tình trạng lạm phát. Trong khi tiền đưa vào DN sản xuất lương thực, thực phẩm sẽ kích thích sản xuất, kinh doanh, lưu thông hàng hóa, kích thích cầu thực sự, không gây lạm phát. ĐB Hoàng Văn Cường giải thích: Khi sử dụng hỗ trợ bằng hiện vật không có nghĩa là chở sản phẩm tới phát cho người dân với chất lượng thấp không sử dụng được. Mà nên chuyển nó thành quyền được lựa chọn của người dân. Ví dụ như phát phiếu mua hàng tại cửa hàng được lựa chọn tham gia chương trình, được phép nhận các phiếu đó, người dân được chọn lựa các sản phẩm theo giá trị ở phiếu nhận hàng./.
Thái Linh
Đấu giá tài sản, doanh nghiệp cần làm gì? Trước đây, doanh nghiệp A có mua một lô đất, hiện nay do không có nhu cầu sử dụng, doanh nghiệp A muốn chuyển nhượng lại lô đất này theo đúng quy định của pháp luật. Vậy doanh nghiệp A phải làm gì? Ảnh minh hoạ. Nguồn: internet Doanh nghiệp A là công ty cổ phần có vốn nhà nước (chiếm cổ phần...